Giá vàng 'điên loạn',
phải bỏ độc quyền nhà nước mới hết?
BBC News Tiếng Việt
11
tháng 5 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c296k6gr76zo
Trái
với kỳ vọng giảm nhiệt thông qua đấu thầu, giá vàng ở Việt Nam liên tiếp xô đổ
các kỷ lục, thiết lập đỉnh mới hơn 92 triệu đồng/lượng vào ngày 10/5, khiến
Chính phủ phải vào cuộc.
Văn
phòng Chính phủ Việt Nam hôm 10/5 đã ban hành văn bản thông báo kết luận của
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường
vàng trong thời gian tới.
Theo
đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện
kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước
trong thời gian qua.
"Việc
này phải báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 5, không để chậm trễ hơn nữa,"
ông Khái yêu cầu.
Lãnh
đạo Chính phủ cũng tiếp tục yêu cầu quản lý chặt sản xuất và kinh doanh vàng miếng,
xử nghiêm các trường hợp buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy
giá, cạnh tranh không đúng quy định, chuyển ngay hồ sơ vi phạm sang Bộ Công an.
Trên
thực tế, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đưa ra chỉ đạo với ngành ngân hàng
trong bối cảnh giá vàng tăng vọt, bất chấp nhà điều hành đấu thầu tăng cung cho
thị trường. Các nỗ lực thanh tra, đấu thầu đã được triển khai để chấn chỉnh hoạt
động của thị trường vàng. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đến nay đã không phát
huy tác dụng.
Trả
lời BBC News Tiếng Việt hôm 11/5, Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại
học Deakin (Úc), nhận định vấn đề đáng quan tâm hiện nay là cách biệt giữa giá
vàng trong nước và giá vàng thế giới.
"Chênh
lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng nước ngoài là quá cao. Chừng nào mà
giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới, thì chừng đó quan
điểm cho rằng không có việc làm giá, đẩy giá trục lợi là rất khó thuyết phục",
ông nói thêm.
No comments:
Post a Comment