16/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/chinh---phu-va-that---gia/7614726.html
Cuối tuần này, các viên chức hữu trách ở Việt Nam sẽ khánh
thành “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ” ở phường Dương
Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Việc thực hiện công trình vừa kể được
cho là nhằm “thể hiện tình yêu của nhân dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần
khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.
https://gdb.voanews.com/02af0000-0aff-0242-e3f1-08da29d28dbe_w1023_r1_s.jpg
Các lãnh đạo và cựu lãnh đạo Việt Nam tham dự lễ động thổ xây
dựng tượng đài Hồ Chí Minh hôm 29/4/2022 tại Phú Quốc, Kiên Giang. Hình minh họa.
Photo SGGP.
Sau
trận bão dư luận hồi 2015 về dự án xây dựng “Quảng trường và tượng đài Hồ
Chí Minh” ở Sơn La, dự trù ngốn tới 1.400 tỉ trong khi trẻ con ở khu vực đó
“ăn không đủ no, trời rét vẫn đi chân đất, thiếu chỗ để học”, giới hữu
trách ở Việt Nam bắt đầu ngậm tăm về chi phí thực hiện các “quảng trường”
và “tượng đài” để dân khỏi biết, khỏi bàn nữa.
Theo
xu hướng vừa kể, “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ” ở phường
Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũng... không rõ chi phí! Thiên
hạ chỉ biết, đại khái, tượng bác đúc bằng đồng, cao 18 mét, nếu kể cả bệ đá thì
chiều cao của tượng đài là 20,7 mét, phía sau có dãy phù điêu ghép từ 484 tấm
đá...
Cứ
như tường thuật, tượng đài “bác” và “Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí
Minh” đã góp phần nâng cao giá trị của... “khu trung tâm đô thị, thương
mại - dịch vụ” vì kề cận “quảng trường” kèm... “cảng biển hành
khách quốc tế, khu hành chính tập trung mới của thành phố Phú Quốc” [1].
***
Việc
giới hữu trách vừa lờ đi chi phí thực hiện “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng
đài Bác Hồ” ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, vừa
khẳng định công trình vừa kể “thể hiện tình yêu của nhân dân với Chủ tịch Hồ
Chí Minh” vô tình khiến người ta không biết “tình yêu” của “nhân
dân” với bác thật sự ra sao.
Rồi
cũng bởi giới hữu trách khẳng định: “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài
Bác Hồ” ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang... “góp
phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam” - nên phải ngẫm nghĩ một
chút xem điều đó có... thiệt không?.
Cách
nay hai tuần, tờ Thanh Niên giới thiệu phóng sự ảnh về Hòn Khoai, hòn đảo nhỏ
cách Phú Quốc khoảng 220 cây số đường biển. Về mặt hành chính, Hòn Khoai thuộc
xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau nhưng đảo không có dân cư, chỉ có binh
sĩ của lực lượng biên phòng Cà Mau, binh sĩ hải quân của Vùng 5, nhân viên bảo
đảm an toàn hàng hải, nhân viên kiểm lâm trú đóng. Tuy phạm vi trách nhiệm của
các lực lượng vũ trang và nhân viên dân sự làm việc tại Hòn Khoai rất rộng (kiểm
soát và hỗ trợ tàu bè qua lại ở nội thủy cũng như lãnh hải ở cực Nam của Việt
Nam) nhưng trên hòn đảo có diện tích chỉ chừng bốn cây số vuông này thiếu đủ thứ.
Những
cá nhân đang thực sự “góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam”
không chỉ chật vật xoay sở với chuyện thiếu nước ăn uống, tắm giặt, phải chắt –
gạn từng chút từ đáy một dòng suối sắp cạn, bởi từ tháng 10 năm ngoái tới nay
tuy trời không mưa song không hề được tiếp tế nước ngọt, bất kể Hòn Khoai chỉ
cách đất liền chừng 15 cây số, mà còn phải tự tìm cách sinh tồn với nhiệt độ
thường xuyên sắp chạm đến ngưỡng 50 độ C do hệ thống chuyển hóa quang năng
thành điện năng trên đảo đã hư hỏng nhưng không được sửa chữa và cũng vì thiếu
đủ thứ nên phải hết sức tiết kiệm trong việc dùng máy phát điện để bơm nước, nấu
nướng [2].
Có
lẽ vì không thể kể tường tận trên hệ thống truyền thông chính thức, tác giả
phóng sự ảnh vừa đề cập viết trên Facebook thế này: Mấy ngày trên đảo,
cứ tối đến là rừng nguội, biển dịu, hết thảy đều cởi trần trùng trục, nằm trên
nền nhà cho đỡ nóng và mơ về một cái quạt gió, một miếng máy lạnh như
bao người trong đất liền... Có những thứ rất bình thường lại đang là phi
thường, ước mơ trong thời 4.0 này, mới chạnh lòng! Ông bà nào nhân hậu, từ
bi bác ái, tặng đồn biên phòng duy nhất trên đảo quân sự vùng biển Tây
Nam một hệ thống năng lượng mặt trời để bộ đội có điện chạy quạt, nấu cơm,
thắp sáng,... nào nào [3].
***
Hồi
2015, giữa trận bão dư luận về dự án xây dựng “Quảng trường và tượng đài Hồ
Chí Minh” ở Sơn La, ông Nguyễn Trọng Phúc – Phó Giáo sư, cựu Viện trưởng Lịch
sử đảng - khẳng định: “Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống tiết kiệm,
tự trồng rau, nuôi cá, ăn cơm độn giống nhân dân. Xây tượng đài tốn kém, bác biết
sẽ không an lòng” [4].
Chắc
chắn ông Phúc không bị xếp vào nhóm “tự diễn biến, tự chuyển hóa” nên mới
được vấn ý. Khi một người như ông Phúc mà còn cảmn thấy “sốc” thì tại
sao “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ” vẫn tiếp tục mọc lên
khắp nơi. So “Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ” ở phường
Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với những chuyện kiểu như chuyện
đối đãi với những người đang thực sự “góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo
của Việt Nam” ở Hòn Khoai thì cái gì là chính, cái gì là phụ. Tương tự “tình
yêu của nhân dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “góp phần khẳng
định chủ quyền biển đảo của Việt Nam” cái nào là thật, cái nào là giả?
-----------------
Chú
thích
[1] https://tienphong.vn/tuong-dai-bac-ho-o-phu-quoc-truoc-ngay-khanh-thanh-post1637643.tpo
[4] https://vnexpress.net/pgs-nguyen-trong-phuc-xay-tuong-ton-kem-bac-se-khong-an-long-3259974.html
No comments:
Post a Comment