Wednesday, September 27, 2023

CUỘC ĐUA TRANH MỸ – TRUNG THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN (Jonathan Josephs / BBC News)

 



 

Cuộc đua tranh Mỹ-Trung thúc đẩy đầu tư vào công nghệ không gian

Jonathan Josephs

Phóng viên kinh doanh, BBC News

26 tháng 9 2023, 11:55 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2l3j8e0k9lo

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d40d/live/a52eb850-5c22-11ee-babd-3debfe3e24e2.jpg

Hỏa tiễn SpaceX đang được sử dụng để đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)

 

Giám đốc Nasa Bill Nelson cho biết Mỹ đang "trong cuộc chạy đua không gian với Trung Quốc để quay trở lại Mặt trăng".

 

Trả lời phỏng vấn với BBC, ông Nelson chia sẻ ông muốn đảm bảo "chúng tôi sẽ đến đích trước".

 

Bình luận của ông làm sống lại ký ức về những năm 1960 và 1970, khi Nasa trong cuộc chạy đua vào không gian với Liên Xô. Nhưng nửa thế kỷ sau, Nasa đang thuê các công ty tư nhân thực hiện nhiều phần việc hơn.

 

Ông Nelson nói rằng điều này rất quan trọng vì giúp chia sẻ những chi phí khổng lồ và Nasa phát huy được "sự sáng tạo của các doanh nhân trong lĩnh vực tư nhân".

 

Ông nhắc đến SpaceX của Elon Musk, công ty vào năm 2021 đã được trao hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để chế tạo tàu đổ bộ lên Mặt trăng và cũng đã phát triển tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo.

 

Các công ty tư nhân khác cũng đang 'đánh hơi' được lợi ích từ cuộc đua vào không gian. Đầu năm nay, cơ quan này đã ký một thỏa thuận trị giá 3,4 tỷ USD với Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos - cũng để chế tạo một tàu đổ bộ nhưng dành cho các cuộc đi lên Mặt trăng sau này.

 

Đây chỉ là hai công ty đang được hưởng lợi từ hàng tỷ USD tài trợ của chính phủ. Ít nhất, số tiền đó đang được chi tiêu một phần để cố gắng vượt qua Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

 

Báo cáo UFO của Nasa: Những gì chúng ta học được từ nghiên cứu các hiện tượng dị thường

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/c898/live/76b2b210-5c22-11ee-ba14-0385650a0b66.jpg

Người đứng đầu Nasa Bill Nelson nói Mỹ đang chạy đua với Trung Quốc để quay trở lại Mặt trăng

 

Vào cuối tháng Tám, , Ấn Độ  trở thành quốc gia thứ tư thành công hạ cánh mềm xuống Mặt trăng và là quốc gia đầu tiên đến được vùng cực nam Mặt trăng.

 

Bất chấp thành công đó, chương trình không gian của Trung Quốc vẫn là chương trình được Nasa theo dõi chặt chẽ nhất.

 

Trung Quốc là quốc gia duy nhất có trạm không gian riêng, nước này đã đưa các mẫu vật từ Mặt trăng về Trái Đất và có kế hoạch tiếp cận các vùng cực của bề mặt Mặt trăng.

 

Điều này khiến ông Nelson lo lắng: "Điều tôi quan ngại là chúng tôi tìm thấy nước ở cực nam của Mặt trăng, Trung Quốc đến đó và Trung Quốc nói đây là khu vực của chúng tôi. Quý vị không thể đến đây, nó là của chúng tôi".

 

Ông Nelson lập luận rằng hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực trên Biển Đông đã củng cố thêm mối quan ngại của ông.

 

 

SpaceX và Elon Musk lần đầu đưa phi hành gia Nasa lên vũ trụ

 

SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa

 

Ông Nelson cũng chỉ ra rằng Trung Quốc chưa ký Hiệp định Artemis do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhằm mục đích tạo khuôn khổ cho các biện pháp thực hành tốt nhất trong không gian và trên Mặt trăng.

 

Trung Quốc cho biết họ cam kết thám hiểm không gian một cách ôn hòa và trước đó đã bác bỏ những lo ngại của Mỹ về chương trình không gian của họ, coi đây là "một chiến dịch bôi nhọ chống lại những nỗ lực khám phá không gian bình thường và hợp lý của Trung Quốc".

 

Sự cạnh tranh đang thúc đẩy nguồn đầu tư lớn của Nasa. Từ đầu năm đến cuối tháng 9/2021, cơ quan này cho biết chi tiêu của họ là 71,2 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ - tăng 10,7% so với năm trước.

 

Trong khi những tên tuổi lớn như SpaceX có thể thu hút sự chú ý, thì chi tiêu của Nasa lại bị ảnh hưởng sâu rộng hơn đến nền kinh tế.

 

Ông Nelson nói: “Một phần tư chi tiêu của chúng tôi đổ vào các doanh nghiệp nhỏ.

 

Sinead O'Sullivan, cựu kỹ sư Nasa và hiện là nhà kinh tế vũ trụ tại Trường Kinh doanh Harvard, cho biết số tiền đó có thể đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp.

 

Bà nói, chính phủ thường đóng vai trò là khách hàng đầu tiên của các công ty khởi nghiệp và những hợp đồng đó có thể cho phép họ tiếp cận các nhà đầu tư tư nhân và huy động được nhiều tiền hơn.

 

Bà O'Sullivan nói: "Chúng ta thường nói về đầu tư mạo hiểm và đầu tư tư nhân, tuy nhiên, các chính phủ đều quan trọng ngang nhau nếu không muốn nói là quan trọng hơn".

 

Ấn Độ làm nên lịch sử khi phi thuyền Chandrayaan-3 đáp gần cực nam Mặt trăng

 

Nga hay Ấn Độ sẽ chiến thắng trong cuộc đua lên cực nam của Mặt trăng?

 

Cuộc đua trở lại Mặt trăng có thể gây chú ý nhưng nó đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ trong các hoạt động không gian khác có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

 

Năm 1957, Nga trở thành quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo khi nước này tham gia cuộc chạy đua không gian ban đầu với Mỹ. Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, hiện nay chỉ có hơn 10.500 vệ tinh quay quanh Trái Đất.

 

Trong thập kỷ qua, Chad Andersen, người sáng lập công ty đầu tư Space Capital, ghi nhận SpaceX đã thúc đẩy ngành này phát triển.

 

Ông nói: “Lý do duy nhất khiến chúng ta nói về không gian như một hạng mục đầu tư ngày nay là vì SpaceX. Hơn 10 năm trước, trước chuyến bay thương mại đầu tiên, toàn bộ thị trường thực sự nằm dưới sự thống trị của chính phủ.”

 

Theo công ty phân tích BryceTech, khoảng một nửa số vệ tinh hiện đang hoạt động trên quỹ đạo đã được phóng đi trong ba năm qua.

 

Điều đó chủ yếu nhờ vào hai công ty: One Web và Starlink của Elon Musk.

 

Ông Anderson giải thích: “Nền kinh tế không gian rộng hơn nhiều so với chỉ tên lửa và phần cứng vệ tinh. Nó là xương sống vô hình cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu của chúng ta”.

 

Với số lượng vệ tinh trên quỹ đạo ngày càng tăng, ông cho biết ngày càng có nhiều công ty đang tìm kiếm những ứng dụng mới cho dữ liệu họ cung cấp, bao gồm cả trong các ngành như nông nghiệp, bảo hiểm và hàng hải.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8e2c/live/22194930-5c22-11ee-babd-3debfe3e24e2.jpg

Người sáng lập RocketLab Peter Beck nhìn thấy một ngành công nghiệp không gian trị giá hàng trăm tỷ USD

 

RocketLab có trụ sở tại New Zealand là một 'ông lớn' khác trong nền kinh tế vũ trụ.

 

Là đối thủ của SpaceX, RocketLab đã hoàn thành 40 lần phóng tên lửa cho khách hàng bao gồm Nasa và các cơ quan chính phủ khác của Mỹ.

 

Người sáng lập, Peter Beck, đã đi từ kỹ sư máy rửa chén đến phóng tên lửa vào vũ trụ và nói rằng, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi đề cập đến các cơ hội tiền bạc nằm ngoài Trái đất.

 

"Việc phóng tên lửa mang lại cơ hội trị giá 10 tỷ USD. Sau đó là cơ sở hạ tầng, như xây dựng vệ tinh, đó là cơ hội trị giá khoảng 30 tỷ USD. Và theo sau là các ứng dụng và đó là cơ hội trị giá khoảng 830 tỷ USD."

 

TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư

 

Ông ấy không đơn độc trong việc đưa ra tuyên bố lớn. Quỹ đầu tư Hoa Kỳ Morgan Stanley ước tính ngành công nghiệp không gian toàn cầu có thể đạt giá trị hơn một nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2040.

 

Điều gì có thể xảy ra tiếp theo cho các công ty tư nhân trong lĩnh vực không gian?

 

Ông Beck thận trọng với các cơ hội trên Mặt trăng, đặc biệt là khai thác mỏ.

 

“Hiện tại, việc lên Mặt trăng, khai thác và mang về Trái đất là không khả thi về mặt kinh tế.”

 

Bill Nelson của Nasa nhìn thấy những tiềm năng trong nghiên cứu y học. Ông chỉ ra nghiên cứu hữu ích về sự phát triển của tinh thể được thực hiện trên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2019 bởi công ty dược phẩm Merck, công ty đã giúp phát triển phương pháp điều trị ung thư.

 

Ông cũng cho biết sợi quang học có thể được sản xuất hiệu quả hơn trong môi trường không trọng lực.

 

“Những gì bạn sẽ thấy cuối cùng là rất nhiều hoạt động kinh doanh trên quỹ đạo Trái Đất ở tầm thấp.”

 

Ấn Độ làm nên lịch sử khi phi thuyền Chandrayaan-3 đáp gần cực nam Mặt trăng

 

Báo cáo UFO của Nasa: Những gì chúng ta học được từ nghiên cứu các hiện tượng dị thường

 

----------------------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

·         

Ấn Độ làm nên lịch sử khi phi thuyền Chandrayaan-3 đáp gần cực nam Mặt trăng

23 tháng 8 năm 2023

·         

Nga hay Ấn Độ sẽ chiến thắng trong cuộc đua lên cực nam của Mặt trăng?

13 tháng 8 năm 2023

·         

SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa

1 tháng 6 năm 2020

·         

Báo cáo UFO của Nasa: Những gì chúng ta học được từ nghiên cứu các hiện tượng dị thường

15 tháng 9 năm 2023

 

 

 




No comments:

Post a Comment