LƯƠNG
CÓ THỂ TĂNG. NHƯNG TƯỚNG KHÔNG THỂ LOẠN
1. Từ cổ
chí kim, tướng là danh hiệu dành cho bậc cầm quân xuất sắc. Tướng không phải là chức danh bán lấy tiền nộp ngân khố quốc gia như
ông Hiệu ông Cửu. Tướng càng khổng phải là danh hiệu để hội hè ăn mừng.
Một đất nước, trong chiến tranh, tìm ra một đại
tướng đã là khó. Huống chi trong thời bình, biết ai giỏi mà phong đại tướng?
2. Chỉ nói
riêng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trải qua cuộc chiến tranh kháng Pháp, chống
Mỹ, với quân đội cả triệu người, nhưng đến năm 1975 chỉ có 36 vị tướng, trong
đó có 2 đại tướng.
Nay, vào thời bình, quân số không quá nửa triệu
người (448 500 quân thường trực). Mà tính đến ngày 16/5/2018 quân đội có
415 tướng (trong đó có 3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81
trung tướng).
Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
năm 2014, thì Quân đội được phép có tối đa 415 tướng. Năm 2014, quân đội có 489 sĩ
quan cấp tướng.
Với công an, trước năm 1976, chỉ có 3 sĩ quan
công an Việt Nam được phong tướng, nhưng đều thuộc lực lượng công an vũ trang,
tức Bộ đội Biên phòng Việt Nam hiện nay.
Theo Luật Công an nhân dân năm 2018 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2019, lực lượng công an nhân dân có tối đa 199 cấp tướng,
trong đó: 1 Đại tướng, 6 Thượng tướng, 35 Trung tướng, 157 Thiếu tướng.
3. Nay,
trong phiên họp Quốc hội ngày 27/5/2023, Bộ trưởng Bộ công an đề xuất thêm 6 vị trí hàm cấp tướng. Trong đó có 1 thượng tướng cho vị trí sĩ quan công an biệt phái được
phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Không dừng lại ở đó, Uỷ ban Quốc phòng – An
ninh đề xuất “nghiên cứu bổ sung 1 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng
đối với sĩ quan CAND biệt phái khi được Đảng phân công và được Quốc hội bầu giữ
chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội”.
Ở nước ta,
Đảng lãnh đạo toàn diện. Những quyết định quan trọng
nhất được quyết định bởi Bộ chính trị (BCT) và Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ).
Tại BCT và BCHTƯ đã có hết các tướng lĩnh cần thiết tham dự.
Nếu Quốc hội quyết định được những điều quan
trọng về Quốc phòng – An ninh mà BCT và BCHTƯ không quyết định được, thì hãy
nên xem xét hàm đại tướng cho vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội. Không biết lúc đó
có ai đó lại đề nghị xem xét hàm nguyên soái cho vị trí Chủ tịch Quốc hội hay
không?
4. Nhìn sang láng giềng, từ năm 1994 sau khi 2 nguyên soái và 2 đại tướng khai quốc công thần cuối
cùng qua đời, Trung Quốc bãi bỏ cấp nguyên soái và đại tướng. Cấp bậc cao nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là thượng tướng.
5. Lương có
thể tăng. Nhưng tướng không thể loạn.
.
No comments:
Post a Comment