Cần
hiểu đúng “Bản chất của Văn hóa”
Nguyễn Đình Cống
29/04/2023
https://baotiengdan.com/2023/04/29/can-hieu-dung-ban-chat-cua-van-hoa/
Về hình thức, lãnh đạo và tuyên truyền của Đảng
trình bày nhiều và khá hay về Văn hóa, thấy được vai trò của nó là một trong ba
lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội (Kinh tế, Chính trị, Văn hóa). Thế nhưng
trong nhận thức của nhiều người, kể cả một số có danh vị, chức tước cao lại có
nhầm lẫn về bản chất của văn hóa. Nhầm lẫn này kết hợp với một vài thứ khác làm
cho họ trở thành những kẻ bẻm mép và dối trá, nói một đàng, làm một nẻo. Dối
trá trong chiến trận là được phép, dối trá trong kinh tế và chính trị là tệ hại,
dối trá trong văn hóa và giáo dục là trò vô luân mà người lương thiện không được
phép làm, nếu cố tình làm thì chưa lương thiện.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng, Văn hóa là
lĩnh vực khá phức tạp, dễ gây ra nhầm lẫn. Trong từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng
Phê chủ biên), từ Văn Hóa có 5 nội dung (ND) khác nhau, Đó là:
ND 1- Tổng thể những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra,
ND 2- Những hoạt động của con người nhằm thỏa
mãn nhu cầu đời sống tinh thần (là các hoạt động do Bộ Văn hóa điều hành, quản
lý, như công việc xuất bản, biểu diễn, triển lãm, hội hè, di tích, bảo tàng
v.v… Bộ Văn hóa hình như ít hoặc không quan tâm đến Văn hóa ở ND 1.)
ND 3- Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái
quát, như là học văn hóa, trình độ văn hóa phổ thông).
ND 4- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu
hiện của văn minh (như là người có văn hóa cao hoặc kém văn hóa).
ND 5- Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử (như
nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa Núi Đọ…).
Bản chất của Văn hóa thể hiện ở ND 1. Khái niệm
này có nội hàm phong phú, có ngoại diên rất rộng, vì thế có đến trên trăm định
nghĩa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngoài
định nghĩa ở ND 1, xin dẫn thêm vài định nghĩa tiêu biểu.
+ Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt,
ứng xử và giao tiếp.
+ Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần
còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này
sang đời khác, thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.
+ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động
và sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu
tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
+ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa (Định nghĩa của Hồ Chí Minh).
Nhầm lẫn của nhiều người thể hiện ở chỗ, không phân
biệt được rõ ràng BẢN CHẤT VĂN HÓA ở ND 1 với các Hoạt động văn hóa ở ND2. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự nhầm này có lẽ do sự tồn tại và
hoạt động của Bộ Văn hóa. Tôi xin lỗi độc giả khi đưa ra Luận điểm này (kết luận)
mà không nêu các luận cứ để chứng minh. (Nêu ra vài luận cứ thì chưa đủ sức
thuyết phục, mà nêu ra nhiều thì tôi không đủ sức vì đang bị kẹt vào thế “lực bất
tòng tâm”).
Sự nhầm này gây ra hiện tượng như sau: Một người
(thậm chí người có cương vị rất cao) đang trình bày về những vấn đề liên quan đến
Bản chất văn hóa thì lại đá vào các Hoạt động văn hóa và để cho chúng lấn át Bản
chất. Nhầm như thế gây ra tác hại không những về nhận thức mà còn có hại trong
thực tiễn, đến độ khi văn hóa xuống cấp, bản chất của văn hóa đang bị hủy hoại
kéo theo sự tàn phá nền giáo dục mà không nhận ra, mà vẫn cứ nhơn nhơn tự hào về
nền văn hóa “đậm đà bản sắc”.
Có văn hóa cá nhân, văn hóa của tôn giáo, của
“đơn vị”, của vùng miền, của dân tộc. “Đơn vị” nói ở đây là một tổ chức đông
người cùng hoạt động vì một mục đích như là Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn,
Trường học v.v… Không phải đơn vị nào cũng có văn hóa riêng, nhưng chỉ những
đơn vị có nền văn hóa tốt đẹp mới phát triển được bền vững. Một số thể hiện của
văn hóa vùng miền, của dân tộc trở thành phong tục tập quán.
Văn hóa cá nhân là tâp hợp những tính cách, đạo
đức, thói quen của người đó. Văn hóa của tôn giáo được hình thành từ Giáo chủ.
Văn hóa của đơn vị, của vùng mlền, của dân tộc là tập hợp những suy nghĩ, những
việc làm tốt đẹp đã trở thành thói quen. Mỗi ý nghĩ, mỗi việc làm như vậy trước
tiên bắt đầu từ một người, những người khác thấy tốt, làm theo, dần dần trở
thành phổ biến, tích tụ lại thành phong tục, thành văn hóa. Trong việc phổ biến,
tích tụ này có vai trò của người dân và của người làm quản lý (chính quyền)
trong đó vai trò của quản lý quan trọng hơn, đặc biệt là vai trò của người đứng
đầu.
Trong mỗi đơn vị, mỗi đất nước, có những việc
công rất cần, rất hay, mang lại nhiều lợi ích. Việc ấy có thể do một ai đó nghĩ
ra và đề xuất, nhưng có được làm thành công hay không còn phụ thuộc vào nhận thức
và tình cảm của người đứng đầu. Chỉ có thể làm thành công khi việc ấy trở thành
nhận thức chắc chắn, thành tình cảm sâu sắc của người đứng đầu. Còn nếu không
được như vậy thì phần lớn chỉ dừng lại ở mức hô vài khẩu hiệu, xong rồi đâu lại
vào đó.
Quay trở lại với vấn đề Đảng và Văn hóa. Về hình
thức, Đảng rất quan tâm đến văn hóa, có nhiều phát biểu hay và đúng, nhưng lại
mắc vào vòng kim cô của Mác-Lênin mà không thoát ra được những chiếc bẫy dối
trá tự giăng ra rồi tự đút cố vào. Đó là chiếc bẫy cho rằng Mác – Lê là đỉnh
cao trí tuệ của nhân loại, rằng Mác – Lê là văn hóa tiên tiến của thời đai.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-59.jpg
Ảnh bìa sách: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt
Nam” của Trường Chinh. NXB Hội Văn nghệ VN – 1949
Thực ra Mác – Lê chẳng có
gì là văn hóa. Họ chủ trương làm cách mang vô sản với động lực là sự thù hận
giai cấp, rồi thiết lập thể chế vô sản chuyên chính của giai cấp công nhân vì
cho rằng công nhân đại diện cho nền sản xuất tiên tiến. Thù hận không tạo ra
văn hóa. Chuyên chính không tạo ra văn hóa và giai cấp công nhân không bao giờ
đại diện cho nền sản xuất tiên tiến.
Chỉ xin dẫn ra vài thí dụ về việc Cộng sản Việt
Nam vận dụng Mác – Lê để xem văn hóa ở chỗ nào. Đó là cải cách ruộng đất, là hợp
tác hóa nông nghiệp, là cải tạo công thương nghiệp, là đàn áp phong trào Nhân
văn, là độc quyền đảng trị tạo điều kiện cho một chính quyền tham nhũng, là sự
tuyên truyền dối trá vê mọi mặt. (Hoặc như cách mạng văn hóa của Tàu Cộng).
Những người cho rằng có
thể dựa vào Mác – Lê để làm chính trị và kinh tế là đã phạm sai lầm lớn, còn dựa
vào Mác – Lê để phát triển Bản chất văn hóa thì sai lầm càng lớn hơn nhiều vì
chủ nghĩa Mác – Lê chứa nhiều độc tố phản lại văn hóa của nhân loại. Đất nước
này, khi lãnh đạo và quản lý chưa nhận ra tác hại của chủ nghĩa Mác – Lê và từ
bỏ nó thì sự phát triển còn bế tắc.
No comments:
Post a Comment