Saturday, January 28, 2023

NGOẠI TRƯỞNG PHÁP CATHERINE COLONNA : PHÁP SẴN SÀNG THẢO LUẬN VIỆC LẬP TÒA ÁN XỬ TỘI ÁC XÂM LƯỢC UKRAINE (Đức Tâm / RFI)

 



NỘI DUNG :

Ngoại Trưởng Pháp Catherine Colonna : Pháp sẵn sàng thảo luận việc lập tòa án xét xử tội ác xâm lược Ukraina

Đức Tâm  -  RFI

.

Nga pháo kích dồn dập Ukraina khiến ít nhất 11 người thiệt mạng

Thanh Phương  -  RFI

.

Chính quyền Nga gia tăng đàn áp báo chí độc lập

Trọng Thành  -  RFI

 

===================================================

.

.

Ngoại trưởng Colonna : Pháp sẵn sàng thảo luận việc lập tòa án xét xử tội ác xâm lược Ukraina

Đức Tâm  -  RFI

Đăng ngày: 27/01/2023 - 22:50

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230127-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-colonna-ph%C3%A1p-s%E1%BA%.....BB%A3c-ukraina

 

Trên đường trở về sau chuyến công du Ukraina, hôm nay 27/01/2023, ngoại trưởng Pháp bà Catherine Colonna đã ghé qua Rumanie. Nhân dịp này, bà đã trả lời các câu hỏi của RFI tiếng Ukraina và RFI tiếng Rumanie.

 

https://s.rfi.fr/media/display/fab69026-9e87-11ed-a033-005056a90284/w:980/p:16x9/2023_01_27%20Colonna%20in%20RFI%20Ukraine%20studios.webp

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna (G) trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Ukraina và RFI Tiếng Rumanie, Bucarest, Rumanie, ngày 27/01/2023. © RFI

 

Khi được hỏi về khả năng xét xử những tội ác xâm lược mà Nga gây ra tại Ukraina, lãnh đạo ngoại giao Pháp khẳng định : « Hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược ».

 

RFI : Năm ngoái, nước Pháp thông báo bắt đầu tiến hành các công việc để thành lập một tòa án chịu trách nhiệm điều tra hành động xâm lược của Nga tại Ukraina. Theo bà, liệu có thực tế hay không khi nghĩ rằng những người lãnh đạo Nga có thể một ngày nào đó bị đưa ra vành móng ngựa ?

 

Ngoại trưởng Catherine Colonna : Có. Tôi tin như vậy bởi vì cần phải làm. Không có hòa bình bền vững nếu công lý không được thực thi. Nước Pháp kiên quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phạm tội ác mà không bị trừng phạt. Một nhóm nước đang thảo luận suy nghĩ về việc thành lập một tòa án ad hoc có thể xét xử các tội ác xâm lược. Con đường tư pháp phức tạp, nhưng đó là một khả năng mà chúng ta phải nghĩ tới và nước Pháp sẵn sàng thảo luận việc này.

 

Tuy nhiên, cần xác định rõ, công việc này bổ sung cho hệ thống tư pháp hiện có. Đó là thẩm quyền tư pháp của Ukraina mà nước Pháp đang giúp đỡ, kể cả về mặt vật chất. Pháp đã gửi nhiều nhóm điều tra tới Ukraina, để cung cấp cho Ukraina một phòng phân tích ADN và phòng phân tích thứ hai sẽ được thành lập vào tháng Tư tới. Hệ thống tư pháp các nước cũng có vai trò. Ví dụ, đã có nhiều đơn kiện lên tòa án tại Pháp và các nước khàc. Đặc biệt là tư pháp quốc tế mà cấp cao nhất là Tòa Án Hỉnh Sự Quốc Tế La Haye (CPI).

 

Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược. Trong quá khứ, đã có những nguyên thủ quốc gia bị truy tố bởi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hoặc các tòa án quốc tế tồn tại trước khi có CPI hoặc Quy chế Roma về CPI. Như vậy, có nhiều con đường pháp lý để xét xử. Cần phải làm và đó là điều cần thiết.

 .

================================================

.

.

Nga pháo kích dồn dập Ukraina khiến ít nhất 11 người thiệt mạng

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 27/01/2023 - 10:51

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230127-nga-ph%C3%A1o-k%C3%ADch-d%E1%BB%93n-d%E1%BA%ADp-ukraina-khi%E1%BA%BFn-%C3%ADt-nh%E1%BA%A5t-11-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng

 

Hôm qua, 26/01/2023, Ukraina lại là mục tiêu tấn công của hàng chục tên lửa Nga, khiến ít nhất 11 người chết, 11 người bị thương và nhiều nơi bị mất điện.

 

https://s.rfi.fr/media/display/f6eb8d74-9dbb-11ed-8447-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/2023-01-26T144100Z_2071709153_RC2DYY9QFIB3_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-ATTACKS-KYIV.webp

Một phần thủ đô Kiev Ukraina sau đợt oanh kích của Nga. Ảnh chụp ngày 26/01/2023. REUTERS - GLEB GARANICH

 

Theo tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraina, tướng Valery Zaloujny, quân Nga đã bắn tổng cộng 55 tên lửa vào Ukraina và 47 tên lửa đã bị phá hủy, trong đó có 20 tên lửa bị bắn chặn ở khu vực chung quanh thủ đô Kiev.

 

Còn bộ trưởng Năng Lượng Ukraina Guerman Galouchtchenko cho biết, Kiev và nhiều vùng khác đã bị cắt điện “khẩn cấp” do các cơ sở năng lượng bị Nga oanh kích. Riêng tại thành phố cảng Odessa, điện đã được tái lập vào đầu buổi chiều cho các bệnh viện và các cơ sở hạ tầng thiết yếu của thành phố, theo thông báo của công ty điện lực tư nhân DTEK.

 

Cuộc oanh kích vào Odessa diễn ra ngay trước khi ngoại trưởng Pháp Catherine Colona đến thăm thành phố này để thảo luận với đồng nhiệm Ukraina Dmytro Kouleba.

 

Cũng về tình hình chiến sự, theo hãng tin AFP, một trận chiến « ác liệt » đang diễn ra tại Vugledar, thành phố miền đông Ukraina mà quân Nga đang cố đánh chiếm, theo thông tin từ cả hai phía Ukraina và Nga hôm nay. Kiev thì cho rằng Matxcơva thổi phồng thành công của cuộc tấn công vào thành phố này.

 

Nga đã bắn tên lửa vào Ukraina chỉ một ngày sau khi Đức và Hoa Kỳ chấp thuận chuyển giao hàng chục xe tăng hạng nặng cho Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cám ơn các đồng minh, xem việc chuyển giao các chiến xa này là “một bước quan trọng tiến đến chiến thắng cuối cùng”. Nhưng ông đòi các đồng minh viện trợ luôn cả chiến đấu cơ và tên lửa tầm xa, những vũ khí mà cho tới nay phương Tây vẫn từ chối cung cấp cho Kiev, vì không muốn leo thang quân sự. 

 

Canada sẽ giao cho Kiev 4 chiếc Leopard 2

Trong khi đó, bộ trưởng Quốc Phòng Canada ngày 26/01/2023 thông báo sẽ giao cho Ukraina 4 xe tăng Leopard 2 để giúp quân đội nước này chống trả quân xâm lược Nga. Trong một cuộc họp báo, bộ trưởng Anita Anand cho biết 4 xe tăng này sẵn sàng được sử dụng để chiến đấu và sẽ được triển khai trong những tuần tới. Số chiến xa mà Canada trao cho Ukraina có thể sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

 .

==================================================

.

.

Chính quyền Nga gia tăng đàn áp báo chí độc lập

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 27/01/2023 - 11:33

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230127-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-nga-gia-t%C4%83ng-%C4%91%C3%A0n-%C3%A1p-b%C3%A1o-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp

 

Thêm một nấc mới trong chính sách đàn áp của chính quyền Nga nhắm vào báo chí độc lập và các hiệp hội nhân quyền. Hôm qua, 26/01/2023, tư pháp Nga tuyên bố báo mạng độc lập Meduza là một tổ chức ‘‘không được hoan nghênh’’. Quyết định này mở đường cho việc trừng phạt các nhà báo Meduza, cũng như những người đăng tải các bài viết của Meduza trên mạng xã hội.

 

https://s.rfi.fr/media/display/7b5ed566-c4a6-11eb-839b-005056bff430/w:980/p:16x9/meduza-media-russe.webp

Ảnh chụp qua màn hình Meduza kêu gọi độc giả tài trợ để có thể tồn tại. Ảnh chụp ngày 03/06/2021. © Meduza/Capture d'écran

 

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, các bài viết trên Meduza đã chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Matxcơva và các đợt đàn áp nhắm vào xã hội dân sự Nga. Trước đó, hồi tháng 4/2021, Viện công tố Nga đã xếp Meduza vào nhóm các tổ chức gọi là ‘‘tác nhân nước ngoài’’. Theo Matxcơva, đó là những tác nhân nhận tài trợ của nước ngoài, hoạt động vì các mục đích chính trị. Hoạt động của các tổ chức này tại Nga gặp nhiều trở ngại. 

 

Thông tín viên Anissa el Jabri từ Matxcơva cho biết them:

 

Vào lúc 15g15 và 15g44, hai tin khẩn hiện lên trên màn hình. Tình hình thêm trầm trọng với hai tổ chức, vốn đã bị liệt vào nhóm ‘‘tác nhân nước ngoài’’. Trước hết là trung tâm mang tên nhà tranh đấu nhân quyền người Nga Sakharov. Tổ chức hợp pháp này giờ đây không còn có trụ sở tại thủ đô nước Nga. Thành phố Matxcơva từng cho trung tâm Sakharov mượn miễn phí một số cơ sở. Biện pháp trừng phạt này đã được báo trước. Luật ngày 01/12/2022 ngoái cấm mọi hỗ trợ của Nhà nước cho một tổ chức được xếp vào nhóm ‘‘tác nhân nước ngoài’’.

 

Báo mạng Meduza, hiện đã lưu vong ở nước ngoài, kể từ giờ bị liệt vào nhóm các tổ chức ‘‘không được hoan nghênh’’. Phương tiện truyền thông độc lập này của Nga chắc chắn là báo được người Nga theo dõi nhiều nhất, đã nằm ở bên ngoài nước Nga, quyết định kể trên của chính quyền Nga có hậu quả trực tiếp quan trọng nhất đối với độc giả của Meduza.

 

Cả triệu độc giả của Meduza vẫn tiếp tục theo dõi báo qua mạng Telegram chẳng hạn, sẽ phải thận trọng với mọi đăng tải, mọi hành động trao đổi một đường dẫn hay việc giới thiệu một bài báo của Meduza. Đóng góp tài chính cho Meduza, dù chỉ với một khoản tiền nhỏ, giờ đây bị coi là phạm tội hình sự, và đương sự sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. 

 

Meduza là phương tiện truyền thông độc lập thứ tư của Nga bị xem như là, xin trích, ‘‘một đe dọa đối với những nền tảng của trật tự Hiến pháp và an ninh của Nhà nước Liên bang Nga’’.

 

----------------

Nga giải thể tổ chức bảo vệ nhân quyền Nhóm Helsinki Matxcơva

Chiến tranh Ukraina: Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc cấp ảnh vệ tinh cho Wagner

Ukraina và nhiều nước phản đối ý định cho Nga trở lại Thế Vận Hội Paris 2024

Paris 2024 : CIO nêu điều kiện để các VĐV Nga và Belarus được thi đấu trở lại

 

 



No comments:

Post a Comment