Ukraine
muốn tổ chức ‘thượng đỉnh hòa bình’ và đuổi Nga khỏi Liên Hợp Quốc
Phạm
Bá -
Saigon Nhỏ
27 tháng 12, 2022
Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba cho biết nước
này muốn cộng đồng quốc tế tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào
Tháng Hai, nhân kỷ niệm một năm Chiến tranh Ukraine-Nga.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1245417495.jpg
Tổng thống Ukraine V.
Zelenskyy (trái) bắt tay một sĩ quan quân đội khi đến thăm mặt trận ở tỉnh
Donetsk ở miền Đông hôm 6 Tháng Mười Hai 2022. Ảnh Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu
Agency via Getty Images
Trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn AP (Associated Press) ngoại trưởng
Kuleba đã nói về chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới
Washington vào tuần trước và Chiến tranh Ukraine-Nga.
Nhắc đến việc trong quá khứ có rất nhiều cuộc chiến tranh lớn dã được kết
thúc bằng các phương pháp ngoại giao, Kuleba nói rằng Kyiv mong muốn cộng đồng
quốc tế tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào Tháng Hai dưới sự điều
phối của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres.
Kuleba nhấn mạnh rằng nếu Nga muốn tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa
bình vào Tháng Hai thì “trước tiên nước này phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến
tranh trước tòa án quốc tế”.
Ông Kubela cũng bày tỏ rằng việc Nga tuyên bố sẵn sàng cho các cuộc đàm
phán hòa bình không phản ánh đúng sự thật. Ông nói: “Những gì họ đã làm trên
chiến trường đã chứng minh điều ngược lại”.
Kuleba nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ cố gắng hết sức để giành chiến thắng
và kết thúc cuộc chiến trong năm 2023, mà ngoại giao sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình này.
Nói về tầm quan trọng của chuyến thăm của Zelenskiy tới Washington vào
tuần trước, ông Kuleba lưu ý rằng Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai các khẩu đội hỏa
tiễn Patriot tới Ukraine trong vòng chưa đầy sáu tháng.
Trong một diễn biến khác, Ukraine đã công khai lên tiêng yêu cầu tước bỏ
tư cách thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.
Ukraine đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện các bước pháp lý để loại
bỏ Nga khỏi Hội đồng Bảo an (UNSC) và loại Nga ra khỏi Liên hợp quốc nói chung.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/AP18104556372119-1280x854.jpg
Đại diện Nga tại Đại hội
đồng LHQ. Ảnh: The Times of Israel
Trong một tuyên bố bằng văn bản gửi tới Đại Hội đồng LHQ, Bộ Ngoại giao
Ukraine lập luận rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Nga đã trở thành
thành viên của UNSC một cách “bất hợp pháp” nhờ nỗ lực của nhà lãnh đạo lúc bấy
giờ là ông Boris Yeltsin.
Tuyên bố lưu ý rằng Liên bang Nga đã trở thành thành viên thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bỏ qua các thủ tục do Hiến chương Liên hợp quốc
quy định, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga thực hiện chính sách tấn công gây chiến
không phù hợp với một thành viên Liên hợp quốc. “Các hành động của Liên bang
Nga đi ngược lại khái niệm hòa bình”, tuyên bố viết.
Các nhà ngoại giao Ukraine cũng cho biết, tư cách thành viên LHQ chỉ có
thể được trao cho “các quốc gia yêu chuộng hòa bình” theo khuyến nghị của Hội đồng
Bảo an và quyết định của Đại hội đồng.
Nhấn mạnh rằng Nga đã sáp nhập bất hợp pháp một số khu vực của Ukraine
kể từ năm 2014 và tấn công xâm lược Ukraine kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022, tuyên
bố cho biết: “Khu vực địa lý của các tội ác mà Liên bang Nga gây ra đối với hòa
bình và an ninh quốc tế nằm trong biên giới của Ukraine. Đó là nỗi đau của dất
nước chúng tôi”.
Trong tuyên bố cũng cho biết rằng kể từ năm 1991 đến nay, Nga đã 31 lần
phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, do đó Ukraine kêu gọi các quốc
gia thành viên LHQ thực hiện các bước pháp lý cần thiết để loại bỏ Nga khỏi Hội
đồng Bảo an LHQ và LHQ nói chung.
Tuy nhiên, đề xuất của Ukraine không phải có thể dễ dàng thực hiện.
“Thỏa thuận của nhóm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ tại Almaty (thủ đô
lúc đó của Kazakhstan) vào Tháng Mười Hai năm 1991, dù không được Quốc hội
Ukraine phê chuẩn, nhưng được cho là đã trở thành cơ sở cho Boris Yeltsin, lúc
đó là Tổng thống Liên bang Nga, sử dụng để thuyết phục Tổng thư ký Liên hợp quốc
công nhận việc Nga được tiếp tục thừa hưởng (từ Liên Xô) tư cách thành viên tại
Liên hợp quốc và thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an”, Bộ Ngoại giao Ukraine
cho biết.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ở các nước
phương Tây thỉnh thoảng có những lời kêu gọi trục xuất Nga khỏi Hội đồng Bảo an
LHQ. Trong khi đó, việc nước này tham gia Hội đồng Bảo an với tư cách là thành
viên thường trực được quy định tại Điều 23 của Điều lệ tổ chức.
Do đó, để loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an, cần phải sửa đổi tài liệu cơ bản
(Hiến chương) của Liên Hợp Quốc, mà việc thông qua cần có chữ ký của tất cả các
thành viên thường trực, trong khi đó Moscow có quyền phủ quyết một đề xuất như
vậy.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba trước đó vào thứ Hai đã tuyên bố ý định
đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sự hiện diện của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin gọi sáng kiến này là không
thể thực hiện được, vì để sửa đổi các điều khoản của Liên Hợp Quốc, điều cần
thiết là chúng phải được 2/3 số quốc gia tham gia ủng hộ và phê chuẩn, bao gồm
tất cả các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp là thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an, mỗi nước này đều có quyền phủ quyết. Mười thành viên khác được bầu bởi
Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm.
No comments:
Post a Comment