Thursday, November 3, 2022

VINGROUP LÀ “BẤT KHẢ XÂM PHẠM”? (RFA) - VINGROUP KHÔNG TÌ VẾT? (Đồng Phụng Việt)

 



NỘI DUNG :

 

Liên tục được Bộ Công an bác tin đồn bất lợi - VinGroup là “bất khả xâm phạm”?

RFA

.

Vingroup không tì vết?

Bình luận của blogger Đồng Phụng Việt

 

=======================================================

.

.

Liên tục được Bộ Công an bác tin đồn bất lợi - VinGroup là “bất khả xâm phạm”?

RFA

2022.11.03

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-ministry-of-public-security-constantly-denies-unfavorable-rumors-is-vingroup-sacrosanct-11022022134905.html

 

Việc Bộ Công an nhiều lần lên tiếng bác bỏ các tin đồn bất lợi cho Vingroup, cũng như người đứng đầu tập đoàn này là ông Phạm Nhật Vượng, khiến một tiến sỹ luật, nhà bình luận chính trị xã hội cho rằng hiện nay, Vingroup là “bất khả xâm phạm”.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-ministry-of-public-security-constantly-denies-unfavorable-rumors-is-vingroup-sacrosanct-11022022134905.html/@@images/8a627b70-d23e-465b-8268-d336128b34dc.jpeg

An ninh đứng bên ngoài nhà máy của VinFast ở Hải Phòng hôm 26/2/2019 nhân chuyến thăm của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tới Hà Nội .  (AFP)

 

Thông tin về Vingroup hút dư luận

 

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam đích thân lên tiếng trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ vào hôm 29/10 rằng chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng không bị cấm xuất cảnh, đồng thời khẳng định doanh nghiệp này đang hoạt động ổn định, bình thường.

 

Ông Tô Ân Xô khẳng định, những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội đăng tải là tin đồn thất thiệt, không chính xác.

 

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ nhận định rằng những thông tin nào liên quan đến tập đoàn Vingroup đều rất được dư luận quan tâm, chú ý.

 

Điều này, theo ông Vũ cũng dễ hiểu, bởi thời gian gần đây, một loạt lãnh đạo các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam đều bắt. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng Vingroup cũng sẽ cùng chung số phận:

 

“Thông tin về ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh thì có thể có hai hướng. Thứ nhất là ông Phạm Nhật Vượng cũng đang trong tầm ngắm của Bộ Công an, hay là nằm trong chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

 

Thứ hai là do ông Vượng là người giàu nhất Việt Nam, tất cả những thông tin nào liên quan đến tập đoàn này đều khiến thị trường chứng khoán, vốn mong manh và rất nhỏ của Việt Nam dễ dàng bị ảnh hưởng:

 

“Người dân Việt Nam, mà đặc biệt là những người mua cổ phiếu của nhóm Vingroup hoàn toàn có lý do để lo lắng, theo dõi số phận của người đứng đầu tập đoàn Vingroup. Mọi thông tin tung ra liên quan đến tập đoàn này và cá nhân ông Vượng sẽ gây một sự xáo trộn rất lớn trên thị trường chứng khoán.”

 

Công an nhiều lần bác tin đồn về Vingroup

 

Đây không phải là lần đầu Bộ Công an lên tiếng bác bỏ tin đồn về doanh nghiệp này. Từ đầu tháng bảy, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh vì trước đó Vingroup đã thoái vốn ở các công ty và chuyển tài sản ra nước ngoài. 

 

Ngay sau đó, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an thông báo “một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin về cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.”

 

Một nhà nghiên cứu, quan sát tình hình chính trị - xã hội hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho rằng  Bộ Công an thấy tin đồn về Vingroup lần này có liên quan đến an ninh quốc gia nên Bộ mới trực tiếp lên tiếng:

 

"Việc Vingroup hay cá nhân ông Vượng chưa lên tiếng mà ông Tô Ân Xô đã lên tiếng thì đúng là khiến người dân không khỏi có cảm nghĩ Phát ngôn viên của Bộ Công an cũng là Phát ngôn viên riêng cho ông Vượng.

Và một nguyên nhân nữa là tin đồn có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng các doanh nhân trong lẫn ngoài nước đang làm ăn ở Việt Nam, sẽ còn tác động lớn hơn đến nền kinh tế.”

 

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ cho rằng việc Bộ Công an lên tiếng thay cho Vingroup một phần bởi vì doanh nghiệp này đóng một khoản tiền thuế rất lớn:

 

“Như ông tướng Tô Ân Xô của Bộ công an nói vừa rồi thì tập đoàn Vingroup cũng đóng góp tiền thuế tương đối lớn. Không thể cùng một lúc đánh dập hết tất cả các tập đoàn lớn nhất của Việt Nam được, bởi vì suy cho cùng thì vẫn có những quan hệ bất hợp pháp trong cái gọi là hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. Kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nguồn thu từ các doanh nghiệp ấy cũng bị ảnh hưởng sụt giảm nghiêm trọng.”

 

Tướng Tô Ân Xô hôm 29/10 cho biết Vingroup là doanh nghiệp đóng thuế rất lớn, số tiền thuế đến 127.000 tỉ đồng trong thời gian vừa qua.

 

Vingroup “bất khả xâm phạm”?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2019-06-14t063338z_1416931427_rc1e0e9ef800_rtrmadp_3_vingroup-vietnam-auto.jpg/@@images/8132aac1-c273-4ba5-943f-f0b76bfa78d1.jpeg

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm nhà máy ô tô Vinfast vào ngày 14/6/2019. Ảnh: Reuters

 

Không chỉ bác bỏ thông tin bất lợi cho Vingroup, Bộ Công an còn làm việc và xử phạt nhiều người đăng tải thông tin về tập đoàn này trên mạng xã hội.

 

Ví dụ, hôm 1/11, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh Kinh tế, thuộc Bộ Công an, làm việc với hai người về hành vi bị cho là “sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đăng tải, bình luận thông tin sai sự thật về thị trường tài chính, chứng khoán.”

 

Trước đó, vào ngày 11/7, một ông tên H. ở Hà Nội bị mời làm việc và xử phạt 7,5 triệu đồng vì đưa tin liên quan đến Vingroup. Tướng Tô Ân Xô nói việc làm này gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

 

Nhà nghiên cứu giấu tên cho biết, quá trình theo dõi Vingroup trong một thời gian dài, ông nhận thấy rằng chắc chắn là có những thế lực rất lớn bảo kê cho Vingroup:

 

“Rõ ràng chính quyền hành xử cho lợi ích của một doanh nghiệp, chuyện này là bất thường và không chấp nhận được vì nhà nước được kỳ vọng là phải hành xử công bằng và theo luật chứ không hành động thiên vị cho bất kì doanh nghiệp nào

Đơn giản là việc lấn chiếm sông Sài Gòn ở Vinhomes Central Park mà Nhà nước ngoảnh mặt làm ngơ không đả động đến. Một sự việc vi phạm pháp luật, tàn phá môi trường công khai, rất dễ thấy, mà Vingroup vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.”

 

Năm 2014, Vingroup đầu tư 30.000 tỷ đồng làm dự án Vinhomes ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Dự án này bị tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam - cảnh báo là dự án này lấn sông Sài Gòn, làm thay đổi dòng chảy của con sông này.

 

Theo tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, việc công an truy lùng những cá nhân đăng tải thông tin bất lợi cho Vingroup là một hành động quá đà. Điều đó cũng cho thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, Vingroup là “bất khả xâm phạm”:

 

“Có thể nói là thế lực của ông Phạm Nhật Vượng là nhất Việt Nam, không chỉ về tiền mà các quan hệ của ông Vượng với Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam cho thấy ông ấy là nhân vật, cho đến bây giờ, là bất khả xâm phạm.”

 

Các nhà lãnh đạo thuộc hàng tối cao của Việt Nam đã nhiều lần đến thăm các dự án hay nhà máy sản xuất của tập đoàn này.

 

Vào tháng 12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến tham gia lễ khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất Pin VinES của tập đoàn Vingroup, với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.

 

Sáng 26/1/2022, ông Phúc đến thăm Nhà máy sản xuất ô tô VinFast, và tặng quà, chúc tết công nhân. Cùng đi có lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hải Phòng.

 

Tối 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng một loạt lãnh đạo cấp cao Nhà nước Việt Nam dự lễ trao Giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ nhất được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá đên ba triệu USD.

 

Chiều 12/3/2022, Ông Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ đến thăm và hoan nghênh tập đoàn Vingroup đầu tư dự án đô thị ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

 

-------------------

Tin, bài liên quan

Thời Sự

·         Xe VinFast và tham vọng 'phủ sóng' thị trường Mỹ

·         Sao Công an sốt sắng dập tin đồn về tập đoàn như Vingroup?

·         Đầu tư của Vinfast vào Mỹ có ý nghĩa gì cho mối quan hệ Mỹ-Việt?

·         Giải thưởng VinFuture trong mắt một số trí thức trong và ngoài nước!

·         Người tiêu dùng Việt Nam nói gì về VinFast?

 

==========================================

.

.
Vingroup không tì vết?

Bình luận của blogger Đồng Phụng Việt
2022.11.02

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/spotless-vingroup-11022022101148.html

 

Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ Công an – vừa khẳng định: ...Ông Phạm Nhật Vượng không có tên trong danh sách bị cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup ổn định, bình thường.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/spotless-vingroup-11022022101148.html/@@images/608075d1-1888-4ceb-8244-5d51c9507426.jpeg

Nhân viên tại một bể bơi tại khu Vinpearl ở Phú Quốc hôm 19/11/2021 .   AFP

 

Ngoài việc khẳng định như vừa kể tại cuộc họp báo định kỳ do Chính phủ tổ chức mỗi tháng, ông Tô Ân Xô còn thay mặt Bộ Công an loan báo... đã khởi tố 68 bị can liên quan đến 63 vụ án, xử phạt hành chính 455 đối tượng, gọi hỏi răn đe khoảng 1.500 đối tượng về các hành vi tung tin thất thiệt. Đồng thời tuyên bố... lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế (1).

 

Theo ông Tô Ân Xô thì... “những thông tin sai trái vừa qua đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp”. Tuy nhiên ngoài ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup, viên tướng này không kể thêm tên doanh nhân hoặc doanh nghiệp nào nữa!

 

                                                          ***

Trọng tâm cuộc họp báo định kỳ của Chính phủ diễn ra hôm 29/10/2022 buộc người ta phải thắc mắc: Vì lẽ gì mà Chính quyền, đặc biệt là Bộ Công an lại quan tâm đặc biệt tới ông Phạm Nhật Vượng - Vingroup và bảo vệ tận tình như vậy?

 

Trước đó bốn ngày - hôm 25/10/2022 – ở một cuộc họp báo khác, ông Tô Ân Xô bác bỏ thông tin cho rằng: ...Bộ Công an sẽ tiến hành xử lý tiếp một số tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế lớn bởi đó là những... “tin giả, sai sự thật” (2).

 

Việc tổ chức họp báo để bác bỏ thông tin vừa dẫn diễn ra ngay sau khi báo chí, bao gồm cả tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN – đồng loạt lên tiếng, giúp “cơ quan chức năng” giải thích: ...Những hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội hôm 24/10/2022, ghi lại cảnh cảnh sát tụ tập “trước cổng Tập đoàn Vingroup tại khu đô thị Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội) là ảnh cũ, chụp hồi tháng trước, lúc Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat đến thăm Vingroup (3).

 

                                                           ***

 

Song song với nỗ lực... “giải độc dư luận” về ông Vượng – Vingroup, sau khi bắt thêm một số doanh nhân vì bị cho là có liên quan đến vụ án “đưa – nhận hối lộ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khi phối hợp cùng chính quyền thực hiện khoảng 2.000 chuyến bay đưa người Việt từ nhiều nơi trên thế giới hồi hương lúc COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, Bộ Công an cho biết đã yêu cầu chính quyền hàng chục tỉnh, thành phố báo cáo về việc chọn lựa khách sạn, resort làm chỗ cách ly.   

 

Yêu cầu của Bộ Công an cho thấy số bị can dính líu đến chiến dịch... “giải cứu” sẽ sớm tăng rất nhanh. Lựa chọn địa phương để đưa những người Việt hồi hương đến cách ly rồi chỉ định địa điểm để cưỡng bức họ phải trả chi phí ăn, ở với giá rất cao rõ ràng là bất thường, mở rộng điều tra là hoàn toàn hợp lý (4). Vấn đề nằm ở chỗ trong quá trình “mở rộng điều tra”, Bộ Công an có làm rõ và công bố lý do vì sao chuỗi cơ sở lưu trú của Vingroup lại được chính quyền nhiều địa phương cùng chọn như đã biết hay không?

 

Vào thời điểm này, vẫn còn khá nhiều chỗ trên Internet cung cấp thông tin về chi phí cách ly mà những người Việt được... “giải cứu” phải trả cho các cơ sở lưu trú của Vingroup ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Tây Ninh...  Tại sao sau khi hồi hương, những người Việt được “giải cứu” phải ở trong hệ thống lưu trú của Vingroup và phải trả chi phí lưu trú tối thiểu từ 1.200.000 đồng/ngày  đến 2.375.000 đồng/ngày, chưa kể chi phí xét nghiệm, chi phí vận chuyển, phụ thu khi có trẻ con  (5)?..

 

Đối chiếu thời điểm Bộ Công an minh định Vingroup “hoạt động bình thường, ổn định” với thời điểm Bộ Công an tuyên bố “mở rộng điều tra” việc chính quyền một số tỉnh, thành phố lựa chọn, chỉ định địa điểm cưỡng bức người hồi hương cách ly, ắt sẽ phải tự hỏi, vì sao chính quyền những tỉnh, thành phố dính líu đến khâu cách ly những người Việt hồi hương trong đại dịch, chưa gửi báo cáo, thậm chí chưa kịp tổ chức thẩm tra mà Bộ Công an đã loại Vingroup ra khỏi vòng điều tra?

 

Vì Vingroup “đóng thuế rất lớn cho nhà nước” và nằm trong số “các doanh nghiệp làm ăn chân chính”, tình trạng của Vingroup “ảnh hưởng tới nền kinh tế” trong khi cần “bảo đảm an ninh, an toàn, thị trường” (1) hay vì gì khác?

 

__________________

Tham khảo

 

(1) https://nld.com.vn/thoi-su/trung-tuong-to-an-xo-ong-pham-nhat-vuong-khong-nam-trong-danh-sach-cam-xuat-canh-20221029181925278.htm

 

(2) https://vietnamnet.vn/trung-tuong-to-an-xo-thong-tin-bo-cong-an-xu-ly-tiep-tap-doan-lon-la-tin-gia-2073741.html

 

(3) https://nhandan.vn/xe-canh-sat-113-truoc-cong-tap-doan-vingroup-de-bao-dam-an-ninh-trat-tu-cho-lanh-dao-nuoc-ngoai-toi-tham-post721515.html

 

 (4) https://vnexpress.net/bo-cong-an-yeu-cau-nhieu-tinh-cung-cap-ho-so-vu-chuyen-bay-giai-cuu-4527178.html

 

(5) https://travelhow.com.vn/bang-gia-cach-ly-tai-cac-co-so-khach-san-vinpearl/

 

-----------------------------------------------------------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

 

 

Tin, bài liên quan

Blog

·         Cuộc chiến ly kỳ của cư dân Vinhomes Central Park (Sài Gòn) với chủ đầu tư tham lam

·         Tao loạn lũng đoạn nhà nước

·         Đất công phải được đấu giá

·         Cái lò có mắt

 

 



No comments:

Post a Comment