Sài
Gòn: Từ kế hoạch ‘hết ngập’ năm 2016 đến ‘ngập hết’ năm 2022
Lê Thiệt -
Saigon Nhỏ
28 tháng 8, 2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/02-Ngap-het-1.jpg
Minh họa: Saigon Nhỏ
“Kế hoạch lúc 0 giờ” (*) năm 2016
Dân mạng lục
được bài báo cách đây sáu năm đang trên trang Pháp Luật, nói về kế hoạch giảm
ngập nước giai đoạn 2016-2020 của Thành ủy và UBND TP/HCM.
Mục tiêu của
kế hoạch này là “tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực
trung tâm TP.HCM và một phần của 5 lưu vực ngoại vi rộng 550 km2 với
khoảng 6.5 triệu dân”, và nhiều thứ “to tát” khác, nghe như “phảo nổ”. Rất đã!
Năm đó ông
Đinh La Thăng là Bí thư Thành ủy, tiếng tăm khắp vùng (nhiệm kỳ 2/2016 –
5/2017). Nhưng chỉ được hơn một năm thì ông bị kỷ luật (sau đó vào tù gỡ 30 cuốn
lịch) nhường chỗ cho ông “Lê tiện nhân”.
Người đời
gọi ông Nhân (5/2017 – 10/2020) như thế vì tội ăn cắp lư hương Đức Thánh Trần
Hưng Đạo.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/02-Ngap-het-3.jpeg
Sài
Gòn cứ mưa là ngập – Ảnh: Thanh Niên
Cũng trong
thời gian đó, người đứng đầu thành phố về mặt hành chánh là ông Chủ tịch Nguyễn
Thanh Phong (12/2015 – 8/2021). “Thành quả” của ông Phong là ra sức phá nát quy
hoạch Thủ Thiêm, đẩy hàng chục ngàn người dân vào cảnh khốn cùng, có người chết
không nhắm mắt vì mất hết tài sản, cơ nghiệp chắt chiu mấy chục năm. Có lẽ nhờ
“công trạng” đó, ông Phong chỉ bị kỷ luật về mặt đảng để chính quyền tiếp tục
“ru ngủ” người dân thành phố mà thôi.
Thành phố
được những tên “đầu trộm đuôi cướp” như thế lãnh đạo thì… không chìm xuống biển
lúc đó là may rồi chứ nói chi “chống ngập”!
Nhưng giờ
lại có tin, có khả năng Sài Gòn sẽ… “chìm” xuống biển!
2022: Đến lúc Sài Gòn phải tính chuyện sống
chung với nước
Đó là một
trong những kết luận của cuộc khảo sát lớn do Nhật Bản thực hiện. Theo đánh giá
từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trung bình mỗi năm Sài Gòn sụt lún
2 cm. Lũy kế từ 1990 đến nay, TP đã bị sụt lún khoảng 1 m. Sài Gòn đang chìm dần
không còn là nguy cơ và những công trình chống ngập theo quy hoạch e rằng chưa
hoàn thành đã sớm “hết phép”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/02-Ngap-het-2.jpg
Trung
bình mỗi năm Sài Gòn sụt lún 2 cm. Lũy kế từ 1990 đến nay, thành phố đã bị sụt
lún khoảng 1 mét – Ảnh: Thanh Niên
Theo khảo
sát do Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam (DWRPIS) thuộc
Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện liên tục từ
nhiều năm qua, 10 quận có mức độ sụt lún đáng kể, gồm các quận: 2 (nay là TP.Thủ
Đức), 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, và TP.Thủ Đức.
Riêng Q.Tân Bình và Q.12 được ghi nhận có mức sụt lún nền lớn nhất.
Cũng theo
báo cáo của JICA, một trong bốn nguyên nhân chính gây nên lún nền tại Sài Gòn
là do việc khai thác nước ngầm quá mức. Một nguyên nhân quan trọng khác là xây
nhà cao tầng quá nhiều trên nền đất yếu.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/02-Ngap-het-4.jpg
Những
khu vực sụt lún tại TP.HCM
Với kết quả
thu được từ cuộc khảo sát rộng lớn này, người ta cho rằng các kế hoạch 5 năm của
chính quyền TP.HCM về việc kiểm soát ngập lụt 100% là điều không thể thực hiện
được. Đó là chuyện của những đứa bé xây lâu đài trên cát.
Mặt khác,
theo đánh giá chung, chưa biết 30 – 50 năm nữa miền nam VN có “chìm” thật hay
không, nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu, chỉ trong giai đoạn 5 năm vừa qua, chính quyền TP.HCM đã phải chi
hơn $1 tỉ cho các dự án, công trình chống ngập nhưng tình trạng cứ mưa là ngập
vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đến nay, nước không chỉ cuốn trôi hàng tỉ
đôla mà còn ngày càng xâm lấn mạnh, lan tới cả những vùng ít có khả năng ngập
như khu vực trung tâm thành phố.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/02-Ngap-het-5.jpg
Cống
Mương Chuối (huyện Nhà Bè), thuộc dự án chống ngập 10 ngàn tỉ đồng tại Sài Gòn
vẫn chưa hoàn thành sau hơn 4 năm chậm tiến độ thi công – Ảnh: Thanh Niên
Thế là từ
kế hoạch “hết ngập” để tiêu tiền dân, cho đến nay Sài Gòn đang tiến dần đến
tình trạng… “ngập hết”!
Người dân
thì cho rằng với số tiền đầu tư chống ngập to lớn đó, một phần (cũng lớn lắm) sẽ
được chuyển từ “túi ngân sách” qua “túi lãnh đạo”, nên dù nên đất Sài Gòn chưa
bị “chìm” xuống biển, thì đời sống người dân cũng đang bị “chìm” đến ngang mũi
rồi, còn lãnh đạo thì vẫn không ướt ngón chân.
(*) Trước
năm 1975 thời VNCH, đài truyền hình có chương trình “Câu chuyện lúc 0 giờ”, sau
này đài truyền hình trong nước cũng có “Chuyện kể lúc 0 giờ”,… bắt chước mô-típ
trước năm 1975, kể những câu chuyện ma, tâm linh huyền bí. Nói chung là những
chuyện không có thật, nhưng làm y như thật.
No comments:
Post a Comment