Bỏ
tù các nhà hoạt động môi trường, VN tự mâu thuẫn về cam kết tại COP-26?
RFA
2022.06.28
Nhà hoạt động môi
trường Nguỵ Thị Khanh, Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách (từ trái qua). RFA edited
Chính phủ Việt Nam đưa ra những cam kết mạnh mẽ,
quyết tâm bảo vệ môi trường tại Hội nghị COP-26, trong khi đó vẫn bắt bỏ tù các
nhà hoạt động môi trường nổi bật như bà Nguỵ Thi Khanh, ông Mai Phan Lợi, anh Đặng
Đình Bách. Điều đó đặt ra nghi vấn về chuyện liệu Hà Nội có thực sự muốn thực
hiện lời hứa của họ hay không.
Trong Hội nghị Các bên tham gia Công ước của
LHQ về biến đổi khí hậu - COP26 của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức vào tháng
11 năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết mạnh mẽ rằng sẽ giảm phát thải
khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.
Với những cam kết vững chắc như vậy, Hà Nội vẫn
bắt giam, kết án nhà đấu tranh môi trường Nguỵ Thị Khanh hai năm tù giam với
cáo buộc trốn thuế vào ngày 17/6 vừa qua.
Không rót tiền cho
quốc gia bỏ tù nhà hoạt động môi trường
Trong một bài
viết đăng trên báo Politico cho biết, Đặc phái viên Khí hậu Hoa Kỳ
John Kerry và người đồng cấp của Liên minh Châu Ấu là Frans Timmermans hôm 26/6
đồng lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Ngụy Thị Khanh và các nhà hoạt động biến đổi
khí hậu khác đang bị giam cầm ở Việt Nam.
Bài báo nói rằng việc bắt giữ này có nguy cơ ảnh
hưởng đến việc thương thảo với Việt Nam, quốc gia tiêu thụ than lớn thứ chín
trên thế giới. Nếu các quan chức không lên tiếng về các bản án dành này, họ sẽ
phải đối mặt với sự phẫn nộ của các tổ chức xã hội dân sự ở Mỹ và châu Âu, những
người không muốn tiền tài trợ chảy đến các quốc gia bỏ tù những người đấu tranh
vì môi trường.
Bà Saskia Bricmont, một thành viên người Bỉ của Nghị viện châu Âu, quan tâm đến vụ việc
này được dẫn lời trong bài báo, nói rằng các cáo buộc trốn thuế đối với các nhà
hoạt động này là “không đáng tin cậy. Ý tôi là, nó có thể xảy ra trong
một trường hợp nào đó, nhưng đây rõ ràng là một sự lừa dối ”.
Các nhà hoạt động về môi
trường, phát triển bền vũng là mục tiêu nhắm đến của Chính quyền Việt Nam trong
vài năm trở lại đây. Ngoài vụ bắt giữ bà Nguỵ Thị Khanh, còn có hai ông Mai
Phan Lợi - Chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng
– MEC, bị kết án bốn năm tù giam, và luật gia Đặng Đình Bách - Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững, gọi tắt là LPSD, phải
chịu án năm năm tù giam, cũng cùng cáo buộc trốn thuế. Cả ba tổ chức nêu trên đều
thuộc Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN).
Bộ Ngoại giao VN trả lời trong buổi họp báo
thường kỳ hôm 23/6 nói rằng bà “Ngụy Thị Khanh bị điều tra, truy tố về tội danh
kinh tế, cụ thể là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế và đã thừa nhận
hành vi này. Một số ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy Thị Khanh bị xử lý hình sự vì
những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở và
không đúng với bản chất của vụ việc”.
Một người từng làm việc với liên minh NCDs-VN,
không muốn nêu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA về phát ngôn của Bộ Ngoại
giao như sau:
“Chính phủ cam kết mạnh như vậy tại COP-26 nhằm mục
đích xin được tiền tài trợ từ liên minh Châu Âu và các nước phát triển. Số tiền
đó được dùng 80% để lobby. Việc bắt các nhà hoạt động môi trường để không ai
dám lên tiếng, cản đường họ.
Với những cống hiến to lớn cho hoạt động khoa học
phi lợi nhuận, góp phần xây dựng chính sách môi trường, sức khoẻ cộng đồng,
phát triển bền vững cho đất nước… Các lãnh đạo các tổ chức này không đáng là đối
tượng nguy hiểm cho xã hội để áp dụng hình phạt tù.”
Xử lý hình sự là bất
hợp lý
Theo ý kiến của một luật sư theo dõi vụ án
này, yêu cầu được giấu danh tính, nói với RFA rằng không nhất thiết phải xử lý
hình sự các vụ án xảy ra ở các tổ chức như Green ID, MEC và LPSD. Và vì vậy, việc
kết án, bỏ tù những nhà hoạt động như bà Khanh, ông Bách và ông Lợi là không hợp
lý.
Xét theo vụ án ở tổ chức LPSD, tổ chức này bị
cho là đã bỏ ngoài sổ sách nguồn thu hơn 10 tỷ đồng, và từ đó cáo buộc tổ chức
này trốn thuế số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
Theo luật sư, các khoản nhận tài trợ của LPSD
để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích cộng đồng và môi trường nên không phải
là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Theo luật thì các tổ chức như LPSD có thuế suất bằng
không. Trách nhiệm của tôi là không phải nộp thuế mà, thể thì tại sao lại bảo
là tôi trốn thuế?!
Như vậy thì nếu bắt về cái lỗi “không ghi chép sổ
sách” thì nó chỉ là phần thiếu sót trong thủ tục hành chính mà thôi.”
Còn đối với bà Ngụy Thị Khanh bị cáo buộc tội
danh "trốn thuế” do liên quan đến số tiền thưởng 200 ngàn đô la Mỹ mà bà
này nhận được từ giải thưởng Goldman. Luật sư không nêu tên cho biết:
“Các giải thưởng mà chị Khanh nhận là 200 ngàn đô, nếu
tính ra thuế phải chịu thì nó chỉ khoảng 500 triệu thôi! Cái đó nếu như bình
thường thì có thể khắc phục được, nhưng mà ở đây thì họ áp luôn về trách nhiệm
hình sự. Cho nên đó là điều vô lý.”
Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Trốn
thuế quy định, người có hành vi trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới
một tỷ đồng thì bị phạt tiền từ 500 triệu - một tỷ đồng, hoặc phạt tù từ một
năm đến ba năm.
Xã hội dân sự Việt
Nam gần như “tê liệt” sau các vụ bắt giữ
Theo bài báo trên Politico cho biết,
Timmermans và Alok Sharma, đặc phái viên khí hậu hàng đầu của Vương quốc Anh và
Chủ tịch Hội nghị COP-26, đã đến thăm Việt Nam vào tháng hai để đàm phán về thỏa
thuận loại bỏ than đá.
Các quan chức này nói họ không nêu lên vấn đề
về các vụ bắt giữ với lãnh đạo Hà Nội, theo nguyện vọng của người thân của những
nhà hoạt động này. Gia đình và luật sư của bà Khanh muốn hạn chế công khai
thông tin để Chính quyền Hà Nội xét xử nhẹ tay đối với người được xem là anh
hùng môi trường này:
“Sau khi bắt những người chủ chốt, lãnh đạo lên tiếng
mạnh mẽ nhất thì Chính phủ tiếp tục siết chặt và thu hẹp không gian hoạt động của
các tổ chức xã hội dân sự.
VUSTA (Liên hiệp Hội Việt Nam - PV) không công nhận
các liên minh, như Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam, liên
minh năng lượng bền vững VSEA, liên minh hành động vì công lý-sức khoẻ-môi trường
JEH…
Những thành viên các tổ chức này phải chịu rất nhiều
áp lực và hệ luỵ, bị an ninh theo dõi, gây khó khăn…
Suốt một năm nay họ không được cấp phép triển khai dự
án mới, trung tâm không có vốn để tiếp tục, nghe nói nhiều đồng nghiệp đã không
được nhận lương.”
Thành viên giấu tên từng làm việc với NCDs-VN
cho biết như vậy, và thậm chí từ là sau khi lãnh đạo ba tổ chức nêu trên bị bắt,
các tổ chức có đăng ký trong nước gần như là bị tê liệt. Có một số tổ chức phải
tạm ngưng hoạt động hoặc tự giải thể.
-----------------------
Tin, bài liên quan
·
Bắt
các lãnh đạo khối XHDS vì lợi ích nhóm bị đụng chạm và để đe dọa!
·
Dân
biểu Châu Âu phản đối việc khởi tố và bắt giam nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia
Đặng Đình Bách
No comments:
Post a Comment