Thấy
gì qua vụ án ở Cục lãnh sự : “Kiếm ăn trên xương máu đồng bào”
RFA
2022.01.31
Bốn cán bộ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị bắt.
RFA edited
Bốn cán bộ
thuộc Cục Lãnh
sự Bộ Ngoại giao vừa bị khởi tố và bắt giam vì tội nhận hối lộ khi thực hiện
các chuyến bay ‘giải cứu’ công dân bị kẹt ở nước ngoài trong hai
năm dịch COVID-19 vừa
qua. Nhiều ý kiến chỉ
trích nặng nề, mỉa mai rằng cán bộ nhà nước dùng những từ ngữ cao đẹp như các
“chuyến bay giải cứu”, “chuyến bay nhân đạo”, nhưng thực chất là lợi dụng dịch
bệnh, tình cảnh khó khăn của người dân Việt Nam ở nước ngoài để trục lợi, kiếm
ăn trên sự đau khổ của chính đồng bào mình.
Trung tướng
Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, công bố hôm 28/1 rằng những người này đã
có hành vi sai phạm trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục
lợi cá nhân.
Bốn người
bị khởi tố và bắt giam gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; ông Đỗ Hoàng Tùng, Cục phó; ông Lê Tuấn Anh, Chánh
văn phòng của cục
và ông Lưu Tuấn Dũng,
Phó phòng bảo hộ
công dân của Cục.
“Kiếm tiền trên xương máu đồng bào”
Ông Hoàng Hùng là admin của nhóm “Tôi và Sứ quán” với
gần 40.000 thành viên, hầu hết là người Việt sinh sống, làm việc và học tập ở
nước ngoài. Ông đã theo dõi sát tình trạng công dân Việt Nam gặp khó khăn để
tìm đường về nước, và cũng đã nhiều lần gởi kiến nghị cho các cơ quan chức năng
có thẩm quyền liên quan, nhưng tất cả đều không được hồi đáp trong suốt hai năm
qua.
Ông Hùng
nêu quan điểm với Đài Á châu Tự do rằng đến bây giờ mới bắt giam và khởi tố vụ
án là khá chậm trễ, nhưng dù sao chậm cũng còn hơn là không.
Theo ông,
tình trạng trục lợi từ các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước đã xảy ra từ
hai năm nay. Trên diễn
đàn “Tôi và Sứ quán”
đã có rất nhiều lời kêu cứu
rằng họ phải trả giá vé cao ngất ngưỡng mới được về nước:
“Rất
nhiều người Việt mà người thân mất, hay người thân đau ốm, có những trường hợp như thế mà
không thể về được. Có những trường hợp phải mua đến tận 8.000 đô-la để mà về Việt
Nam.
Và theo
con số tôi tính toán, mỗi một chuyến bay như thế họ sẽ bỏ túi được khoảng từ
100 đến 200 ngàn đô-la và
họ chia chác
với nhau. Họ làm trên xương máu của đồng bào trong mùa dịch bệnh.”
Trên mạng
xã hội, dư luận vô cùng phẫn nộ, nhiều người thậm chí còn dùng từ ngữ khá nặng
nề để chỉ trích những cán bộ nhận hối lộ trong vụ án này. Ông Nguyễn Đức Minh, một người Việt đang sinh sống tại Mỹ, chia sẻ
trên trang Facebook cá nhân:
“Mỗi
năm, gần 200 nghìn lao động phổ thông của đất nước này đã phải ra nước ngoài
tìm việc để có được thu nhập tốt hơn. Là do các doanh nghiệp trong nước không tạo đủ
việc làm có
thu nhập tốt cho họ. Là do nhiều quan chức còn mải đặt ra đủ thứ giấy phép, thủ tục để kiếm tiền từ các doanh nghiệp…
Mình cứ
nghĩ đến cảnh những người lao động phổ thông đã phải vay mượn để đi lao động tại
nước ngoài nay phải chịu cảnh thất nghiệp do đại dịch. Chi phí sinh hoạt thì đắt đỏ, thu
nhập thì không có,
phải sống chui rúc cả chục người trong những phòng trọ chật hẹp. Họ chỉ mong được
về lại với gia đình, họ hàng để nương tựa.
Vậy mà
vẫn có những quan chức sẵn sàng nhận hối lộ để rồi tước đi cái ước muốn đơn giản nhất của đồng bào
như vậy.”
Bà Nguyễn Thuỳ Dương, một người thường xuyên lên tiếng trước
các vấn đề xã hội, phản ứng khá gay gắt về vụ việc này:
“Mỗi tấm
vé về quê hương giữa lúc eo hẹp về kinh tế, nguy hiểm về tính mạng. Xót xa, căm phẫn, đau thương biết nhường
nào. Đồng
Bào ở nước ngoài tự bấu víu vào nhau, tự cày bừa để kiếm một suất về quê. Nhân văn ở đâu? Giải cứu chỗ nào? Ngạo nghễ đón ai hay chỉ
là cuộc
bán mua sòng phẳng thậm chí cao giá…
Thiêng
liêng hai tiếng đồng bào bao nhiêu, thì kiếm ăn trên nỗi sợ hãi của đồng bào càng man rợ bấy nhiêu.”
Người Việt mắc kẹt kêu cứu
Từ tháng
3/2020, do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, Chính phủ Việt
Nam tạm ngừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và người gốc Việt được miễn visa vào Việt Nam.
Bên cạnh
đó, Việt Nam cũng ngưng hoàn toàn các chuyến bay quốc tế thương mại nhập cảnh. Chỉ có một vài chuyến bay mỗi tháng tại các nước do Đại sứ quán tổ chức đưa người Việt về, mà báo chí nhà nước gọi là các “chuyến bay giải cứu” hay “chuyến bay nhân đạo”.
Điều này đẫn
đến tình trạng hàng ngàn người, bao gồm công nhân, lao động phổ thông, du học
sinh mất việc làm hoặc hết hạn visa ở các nước như Đài Loan, Nhật Bản hay
Dubai… phải lên mạng kêu cứu vì không thể hồi hương.
Ông Hoàng
Hùng cho biết, ngay khi Việt Nam ra lệnh hạn chế nhập cảnh, ông đã đăng một số
bài viết nhằm cảnh báo, và gởi kiến nghị cho Cục lãnh sự, nói rằng nếu không giải quyết vấn đề
chuyến bay hồi hương cho công dân Việt
Nam, có thể sẽ gây ra nhiều hệ luỵ mang tính chất nhân đạo cho người Việt bị mắc
kẹt ở nước ngoài.
Nhưng tất
cả những lời kiến nghị của ông Hùng đều rơi vào im lặng trong suốt hai năm qua,
cho đến ngày các quan chức ngành Ngoại giao bị bắt.
Không tìm
được vé trên các chuyến bay nhân đạo, nhiều người đã tự tìm ra cách chủ động về
Việt Nam thông qua các cửa khẩu đường bộ với Lào hay Campuchia.
Hành trình
này hoàn toàn hợp pháp, nhưng không hề dễ dàng. Nó tốn kém thời gian và công sức hơn rất nhiều
so với việc bay thẳng về nước.
Ngày 31/1,
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu biểu dương lực lượng
công an đã nắm chắc tình hình, phát hiện, khởi tố, điều tra vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Một số nạn
nhân từng phải mua vé giá cao và người quan sát vụ việc này nói với RFA rằng một
mình Cục Lãnh sự không thể lộng hành như thế trong suốt hai năm qua. Vì sao
phòng vé dịch vụ lại có vé? Có sự tiếp tay của nhân viên Sứ quán hay không? Đó là những vấn đề
cần được mở rộng điều tra.
Người Việt
lên máy bay từ Singapore về VN hôm 7/8/2020. Reuters
Giá vé bị đội lên cao
Trở lại thời
điểm từ đầu năm 2021, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam từ khắp nơi trên Thế
giới tăng cao, mà số lượng “chuyến bay giải cứu” lại rất ít, mỗi nước chỉ có
hai, ba chuyến bay mỗi tháng. Do đó, Chính phủ Việt Nam bắt đầu mở lại một số
các chuyến bay charter.
Những chuyến
bay này do các đơn vị, tổ chức đứng ra xin công văn cho phép nhập cảnh về Việt
Nam, sau đó thuê máy bay rồi quảng cáo bán vé cho những người có nhu cầu về nước.
Những chuyến
bay như vậy không cần đăng ký với Sứ quán Việt Nam, không phải chờ đợi quá lâu,
bù lại, giá vé máy bay và chi phí cách ly khi về Việt Nam bị đội lên rất cao.
Ông Nguyễn
Sỹ, đang ở Đài Loan, kể câu chuyện cùa mình với Đài Á châu Tự do rằng cả hai vợ
chồng của ông xuất khẩu lao động sang Đài Loan làm việc. Hồi cuối năm ngoái, vợ
ông Sỹ hết hạn hợp đồng và mang thai nên cần được về Việt Nam.
Cả hai
đăng ký chuyến bay nhân đạo với Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam ở Đài Bắc.
Dù thuộc diện được ưu tiên theo quy định của các chuyến bay nhân đạo, nhưng chờ
đến sáu tháng vẫn chưa được thông báo có vé về.
Cả hai buộc
lòng phải tìm mua vé của các chuyến bay được gọi là thương mại với giá hơn 2000
đô-la, đắt gấp ba - bốn lần giá vé nhân đạo:
“Đăng
ký thì mình đăng ký chuyến bay nhân đạo bởi vì chuyến bay nhân đạo vé rẻ hơn. Bình quân trước đây
là khoảng mười mấy
ngàn Đài tệ (khoảng 10 triệu đồng - PV).
Vợ tôi
sau rồi chờ
không được mình phải về thương mại. Mình liên hệ cho các hãng vé mình, một vé như vậy
là khoảng 49
cho tới 56 ngàn Đài tệ cho một vé thương mại.”
Ông L, hiện
đang ở Cộng Hoà Séc, cho biết ông về Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái với giá vé
là 2000 Euro, so với giá gốc chỉ từ 1000 đến 1400 Euro mà thôi.
Ông cũng
đăng ký với Sứ quán để mua vé giá rẻ nhưng không được trả lời, sau phải tìm tới
mua vé ở các văn phòng môi giới với giá cao hơn.
Khi về đến
Việt Nam, giải quyết xong công việc thì ông quay trở lại Séc ngay. Ông này nói
rằng điều buồn cười ở chỗ là ông tìm vé quay lại Séc rất dễ dàng, và với giá chỉ
700 Euro, dù Séc không phải là nước mà ông mang quốc tịch:
“Sau
khi hết cách ly,
về lo việc gia đình xong là quay lại Séc luôn rồi. Vé tương đương với khoảng 700
Euro thôi, trong
khi tiền về là hơn 2000.
Chiều
sang Séc thì chỉ gọi điện trước một hai hôm. Giá vé đấy chấp nhận được chứ
không có đắt, chỉ
có Việt Nam nhà mình ở châu Âu thì mới bị chặt chém như thế thôi!”
Cần mở rộng điều tra hệ thống “chân rết” của
Cục lãnh sự ở nước ngoài.
Ông L. tỏ
ra vui mừng trước thông tin các cán bộ Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao bị bắt vì nhận
hối lộ. Ông nói cần phải phanh phui tất cả những người khác còn liên quan trong
vụ án này:
“Mình
chỉ biết bắt là
mình hoan hô, mình vui mừng và mong Nhà nước là phải phanh phui tất tần tật ra, chứ không phải chỉ có những người đó. Nó là cả một đường
dây, cả một hệ thống.
Rất nhiều
người liên quan đến vụ đấy, từ trên xuống dưới. Ai cấp phép họ làm những việc như thế, rồi tất cả
những người có
liên quan, kể cả những phòng vé này, tại sao họ lại có được suất vé để bán cho cho những
người cần
về.”
Ông Hoàng Hùng cho biết, ông đang kêu gọi các nạn
nhân gởi đơn tố cáo về việc đã từng buộc phải mua vé về nước với giá cao gấp
nhiều lần giá gốc, đồng thời đề nghị cơ quan hữu trách giải quyết điều tra rõ vụ
việc, đưa những kẻ lừa đảo tiền
ra toà và trả lại tiền cho nạn nhân.
Theo ông
Hùng, vụ án này cần phải được mở rộng điều tra ra các Cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài. Bởi vì hiện giờ còn quá nhiều điều cần phải được làm rõ. Ví dụ
như Sứ quán luôn thông báo là không có vé cho dù người đăng ký từ rất lâu, việc
xét duyệt danh sách về nước không minh bạch, các dịch vụ có bán vé với giá “cắt cổ”:
“Tôi
không biết là
Việt Nam có mở rộng điều tra ra các Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hay không.
Vì thực tế ra là
hệ thống chân rết ở các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn là có chứ không phải là không.
Có thế thì bên Cục lãnh
sự họ mới lộng hành đến như thế.
Bản
thân tôi muốn là thông qua những đơn tố cáo của người dân Việt Nam ở nước ngoài để bộ công an phải
mở rộng điều tra sang các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và như
thế thì mới giải quyết được.”
Ông Hùng
nói hiện nay còn muốn tố cáo cả
việc lạm thu tiền vượt quá
mức phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam. Vấn đề đó đã tồn tại hơn 20 năm nay ông đã
kiến nghị rất nhiều lần mà không được giải đáp.
Văn phòng
Thủ tướng hôm 31/1 cũng ra công văn về giải pháp bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Theo đó,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhanh chóng đưa các công dân còn bị mắc kẹt ở nước
ngoài về nước ngay trong dịp Tết.
Tin,
bài liên quan
·
Cuộc
di tản công nhân Việt Nam ra khỏi Lybia
Hàng Không Việt Nam làm hoen ố hình ảnh đất nước
No comments:
Post a Comment