NỘI
DUNG :
CHỐNG THAM
NHŨNG NHÌN TỪ VỤ VIỆT Á
Huy Đức
.
Vụ Việt
Á : Nhiều câu hỏi chưa có lời đáp xác đáng
Hà Phan
.
Nhanh
như "chết ngoài quan ải"
Hoàng Linh
.
=====================================
.
.
CHỐNG THAM
NHŨNG NHÌN TỪ VỤ VIỆT Á
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4540494135985732
Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO
công nhận không phải là chuyện lớn, không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng
4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin
sai sự thật này được giữ trên Cổng thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi
vụ án bị Công an khởi tố].
Cho dù không có bằng chứng ăn chia giữa Việt
Á, hành vi sử dụng quyền lực và uy tín của bộ máy công quyền, tiếp tay cho Việt
Á lừa dối dân chúng để trục lợi, rất cần bị điều tra hình sự.
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nỗ
lực nghiên cứu và sản xuất bộ xét nghiệm cũng như vaccine chống covid là cần
thiết. Nhưng, bảo hộ sản xuất trong nước rồi chi ngân sách ra mua với giá cao
hơn nhập khẩu rất nhiều thì không cần bằng chứng nhận phần trăm mới gọi là tham
nhũng.
Quốc
hội cần thành lập một ủy ban lâm thời để điều tra, việc Chính phủ, năm 2020,
chậm có kế hoạch nhập vaccine liệu có liên quan gì đến những công ty như Việt
Á.
Mở rộng điều tra vụ Việt Á là cần thiết.
Nhưng, việc cần thiết hơn là cần phải đánh giá lại công cuộc chống tham nhũng
trong 6 năm qua. Rõ ràng là kể từ khi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi
Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, chưa có giai đoạn nào quan tham bị bỏ tù nhiều
như vậy. Nhưng tại sao còng số tám có rất ít tác dụng răn đe và sau những lời
kêu gọi tu dưỡng đạo đức cá nhân của Tổng bí thư, quan chức vẫn thản nhiên “ăn”
tới 20% giữa khi dịch bệnh đang cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng.
“Đen thôi, đỏ thì quên đi”.
Ông chủ Việt Á từng nhận huân chương và nếu sự
việc không vỡ ra, biết đâu ông ấy còn kiếm được cả cái anh hùng lao động.
Chống tham nhũng cần phải có sức mạnh của cả
thể chế chứ không phải chỉ là ý chí cá nhân và các loại “tấm gương”. Các thành
tựu chống tham nhũng càng tạm thời khi trao quá nhiều quyền lực cho các cơ quan
chống tham nhũng. “Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa…” Liệu có bao nhiêu
quan chức trong hệ thống nghĩ, những người đang nắm quyền chống tham nhũng
trong sạch hơn mình. Và, với những kẻ tin rằng, không chỉ ghế mà ngay cả sự an
toàn cũng có thể… mua, thì với bọn họ “tiền nhiều” làm được nhiều thứ lắm.
Trừng trị tham nhũng là cần thiết nhưng cách
làm hiện nay chỉ có tác dụng rất ngắn hạn. Muốn chống tham nhũng hiệu quả và bền
vững, trở thành một di sản chính trị thì phải cải cách. Cách tổ chức nhà nước
như hiện nay chỉ củng cố pháp trị chứ không thể tiến tới pháp quyền và bộ máy
tư pháp chỉ đắc lực trong vai trò bắt bớ chứ không phải là nơi duy trì công lý.
.
.
=======================================
.
.
Vụ
Việt Á : Nhiều câu hỏi chưa có lời đáp xác đáng
https://www.facebook.com/phan.ha.7524/posts/10217354012597121
Cho đến nay sau 10 ngày vụ kit test Việt Á chấn
động dư luận vỡ lở thì vẫn còn đó những câu hỏi chưa có trả lời thuyết phục!
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) vừa thông tin
chính thức kit test đó là kết quả từ nhiệm vụ cấp quốc gia có tên đầy đủ:
"Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và
real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)",
mã số ĐTĐL.CN.29/20.Tổng kinh phí chi từ
ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng.
Như vậy ngân sách Nhà nước chi gần 19 tỷ đồng
để nghiên cứu làm ra kit này nhưng tại sao lại thành sản phẩm của Việt Á thì
chưa thấy thông tin rõ ràng?
Bộ này cũng thừa nhận trang web của Bộ đăng
tin kit test Việt Á được WHO chấp thuận là sai sót nhưng họ trả lời thế nào về
việc họp báo ngày 5-3-2020, trong đó khẳng định bộ kit này được WHO công nhận
"tương đương với bộ sinh phẩm do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (US
CDC) và WHO sản xuất"?
Giá kit của Việt Á bị CQĐT xác định là thổi
lên thì Bộ Y tế dẫn theo quy định của Luật giá, trang thiết bị y tế và sinh phẩm
xét nghiệm không thuộc trong danh mục mặt hàng phải quản lý giá, được xác định
thông qua đấu thầu. Các địa phương, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm. Vậy văn bản
“giới thiệu” của Bộ Y tế ghi rõ giá nhằm mục đích gì?
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa hề biết thực chất
kit test của Việt Á sản xuất ở đâu, ra sao vì nhà xưởng 10m2 TV cho thấy không
thể có năng lực làm đến 3 triệu kit/tháng như quảng bá? Bộ Y tế cũng cho rằng họ
cấp phép theo Bộ KHCN nhưng vì lý do gì đến ngày bung bét mới biết WHO chẳng hề
chấp thuận thì lờ đi!
Dư luận đòi hỏi có câu trả lời rõ ràng và phẫn
nộ với vụ này vì họ không chỉ chia nhau tiền ngân sách, thuế của chúng ta mà
còn trục lợi trắng trợn khi dân chúng khốn khổ với dịch bệnh, kinh hoàng với
30.000 người đã bỏ mạng.
Họ cũng chưa có được lý giải đàng hoàng là vì
sao có thời gian bị ngoáy mũi nhiều với giá cao ngất ngưởng như vậy?
.
===============================================
.
.
Nhanh
như "chết ngoài quan ải"
26/12/2021
https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/4536300786490416
Bộ Khoa học. . .
(tuoitre.vn)
Công trình nghiên cứu bộ xét nghiệm của Việt Á bắt
đầu từ tháng 2 năm 2020, dự kiến hoàn thành vào tháng Bảy năm 2021. Tức là sau
18 tháng.
Thế nhưng chỉ hai tháng, vào tháng Tư năm 2020
Bộ Khoa học Công nghệ đã thông báo bộ kit xét nghiệm của Việt Á đã được WHO chấp
nhận, còn ghi rõ ngày WHO chấp nhận là 24-4-2020 mới ghê.
Trong lúc WHO không có thông báo nào về việc
này vào thời điểm đó !
Báo cáo kết quả tự đánh giá
Còn sau này, như chúng ta đã biết, WHO thông
báo không chấp nhận bộ xét nghiệm của Việt Á :
Đánh giá sử dụng khẩn
cấp của WHO
Chỉ bao
nhiêu đó, đủ bắt giam từ dưới lên trên, với trách nhiệm là người đứng đầu.
Kit ơi nay đã bung rồi
Bộ Y lại đổ lên đầu anh toang
HOÀNGLINH
26.12.2021
No comments:
Post a Comment