Wednesday, July 28, 2021

CẦN THAY ĐỔI KỊCH BẢN CHỐNG DỊCH (Dương Quốc Chính)

 


 

CẦN THAY ĐỔI KỊCH BẢN CHỐNG DỊCH   

Dương Quốc Chính

27/07/2021  lúc 12:43  

https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/2110544779098474

 

Mấy hôm nay qua mạng xã hội mới thấy tình hình dịch bệnh ở HCM căng thẳng hơn trên TV rất nhiều. VTV hôm nay cũng chỉ dám nói chung chung đại ý là số ca nhiễm tăng đều và tình hình rất phức tạp. Hình như bây giờ không công bố số ca tử vong nữa, đầu bản tin luôn là số ca khỏi bệnh! Các ca nhiễm mới hầu như ở khu cách ly. Có lẽ các ca lây nhiễm cộng đồng còn nhiều hơn nhiều nhưng không thể test hết mà cũng chả cần test nữa do đằng nào chả giãn cách rồi.

 

Mình nhận thấy, dù TV chưa chính thức công bố, là HCM đã bị quá tải y tế rồi. Bác sĩ đã phải chọn bệnh nhân nào được tiếp tục điều trị (tức là người còn lại không còn hi vọng), do số máy thở có hạn. Tầm này nếu dương tính cũng ít có cơ hội được đi bệnh viện, nên việc tự cách ly F0 trở thành đương nhiên.

 

Với tình hình này, có lẽ HCM nên bỏ các khu cách ly càng sớm càng tốt hoặc phải giãn cách cho các F1 ở đó theo đúng chuẩn (rất khó có thể). F1 và F0 triệu chứng nhẹ nên được ở nhà mà không lo lây nhiễm, vì đằng nào toàn thành phố cũng đã bị giãn cách nghiêm ngặt. Các cơ quan truyền thông nên tập trung hướng dẫn các gia đình tự cách ly và tự điều trị F0. Mình thấy báo VNExpress đã làm rồi.

 

Bộ Y tế và quân đội nên dừng ngay những hành động vô bổ, phí tiền như phun khử khuẩn ngoài đường toàn thành phố. Việc xoá bỏ khu cách ly tập trung cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tại sao tiếp tục duy trì khu cách ly khi cả thành phố đã cách ly, có thể sắp tới sẽ giới nghiêm cả ngày? Số tiền tiết kiệm được nên dùng cho mục đích hữu ích hơn là mua máy thở, xây bệnh viện dã chiến.

 

Thành phố nên nhanh chóng tiêm vaccine cho đội ngũ nhân viên y tế và các shipper, lái xe. Họ chính là mạch máu đưa thực phẩm và hàng thiết yếu tới các nơi. Việc huy động công an và quân đội đi giao hàng là đề xuất hoàn toàn nghiêm túc và thực tế khi chưa kịp tiêm cho shipper. Quân đội và công an đều có chữ nhân dân đằng sau đó. Tại sao phải xấu hổ và cảm thấy nhục nhã khi được phục vụ nhân dân?

 

Với tình huống khẩn cấp hiện tại, có lẽ máy thở có vai trò quyết định với HCM để cứu sống bệnh nhâ. Thành phố nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh và kêu gọi quốc tế trợ giúp về thiết bị. Khả năng của Việt Nam có lẽ tới hạn rồi vì các tỉnh cũng phải giữ để phòng thân, không thể chuyển thêm cho HCM. Hiện tại, nhiều nước phát triển đã tạm đẩy lùi dịch bệnh. Họ có thể trợ giúp Việt Nam. Nhưng con khóc thì mẹ mới cho bú được. Việt Nam chống dịch rất giỏi thì ai dám cứu đây? Hãy nhìn sang Thái Lan và Indonesia. Khả năng HCM phải giãn cách cỡ 4 tháng như họ không có gì là lạ.

 

Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử. Cái tên của ông có thể đã ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của ông. Đã Phúc lại còn Xuân (từ “xuân” nghĩa là may mắn, Xuân tóc đỏ). Ông Phúc nhậm chức Thủ tướng ở thời điểm mà chẳng có ai cạnh tranh, khi ông Dũng về làm người tử tế. Việc ông ngồi ghế Thủ tướng là điều đương nhiên không có lựa chọn khác, không hề là yếu tố bất ngờ như ông Phạm Minh Chính vừa rồi.

 

Ông điều hành Chính phủ khi dịch khá nhẹ, chống khá đơn giản, nên Chính phủ tự dưng có uy tín cao trong khi việc giãn cách cả nước lần 1 khá là vô ích cùng với chống dịch cực đoan khiến thiệt hại kinh tế chắc chưa ai dám thống kê!

 

Đến đợt dịch thứ 4 với chủng Delta quá nguy hiểm thì ông Phúc rời khỏi vị trí Thủ tướng, chuyển sang ngồi ở vị trí ít trách nhiệm hơn nhiều là Chủ tịch nước. Thủ tướng mới phải đương đầu với sự bùng phát của dịch bệnh với kịch bản chống dịch của Chính phủ cũ cùng nhiều hệ quả ngạo nghễ cũ. Ví dụ như việc chậm trễ mua vaccine và đốt quá nhiều tiền cho chống dịch trong khi đầu tư cho máy thở không đủ.

 

Nên nhớ là việc chống dịch cực đoan tốn rất nhiều tiền, lẽ ra có thể dùng để mua thiết bị và vaccine. Hoá ra là quít làm cam chịu, không phải xuân thì là gì!?

 

Dương Quốc Chính

 

206 BÌNH LUẬN  

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment