Friday, July 24, 2020

VỀ CÔNG HÀM CỦA AUSTRALIA GỞI TỔNG THƯ KÝ LHQ NGÀY 23/07/2020 (Song Phan)




Song Phan 
25/07/2020

Tiếp theo, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7/2020, là công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc ngày 23/7/2020, cũng là tiếp tục cuộc chiến công hàm liên quan đến việc hồ sơ của Malaysia HA 59/19 ngày 12 tháng 12 năm 2019 gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) LHQ.

Công hàm này có nhưng điểm rất năng ký và mới so với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, chẳng han như điểm (3), (5), (6).

Xin dịch nhanh mấy nội dung chính của công hàm của Australia như sau:

(1) Chính phủ Australia bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đặc biệt là các yêu sách biển không tuân thủ các quy tắc về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại các thể địa lý.

(2) Australia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với ‘quyền lịch sử’ hoặc ‘quyền và lợi ích trên biển’ khi coi như được thiết lập trong ‘quá trình thực hành lịch sử lâu dài’ ở biển Đông. Tòa Trọng tài trong phán quyết về biển Đông năm 2016 xét thấy những tuyên bố này không phù hợp với UNCLOS và, trong mức độ không nhất quán đó, là không có căn cứ.

(3) Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thể địa lý hoặc các nhóm đảo ‘ở biển Đông, kể cả bao quanh ‘Tứ Sa’ hoặc các quần đảo ‘lục địa’ hoặc ‘xa xôi’. Australia bác bỏ mọi yêu sách đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các đường cơ sở thẳng như vậy. Chính phủ Australia lưu ý rằng các quốc gia chỉ có thể vẽ đường cơ sở thẳng trong một số trường hợp nhất định. Về cơ bản, Điều 7 (1) của UNCLOS quy định rằng các đường cơ sở thẳng có thể được sử dụng ‘Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển’. Hơn nữa, Điều 47 (1) của UNCLOS giới hạn việc sử dụng đường cơ sở thẳng quần đảo cho các quốc gia quần đảo, như được định nghĩa trong Điều 46. Trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu này, các quốc gia phải vẽ đường cơ sở bình thường theo Điều 5, kể cả liên quan đến các đảo.

(4) Australia cũng bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực biển được tạo ra bởi các thể địa lý ngầm dưới mặt nước hoặc các bãi triều thấp theo cách không phù hợp với UNCLOS. Các hoạt động tạo lập đất đai hoặc các hình thức chuyển đổi nhân tạo khác không thể thay đổi việc phân loại một thể địa lý theo UNCLOS. Không có cơ sở pháp lý cho một thể địa lý biển tạo ra quyền được hưởng trên biển vượt ra ngoài những quyền được tạo ra theo UNCLOS bởi thể địa lý đó ở trạng thái tự nhiên. Về mặt này, Chính phủ Australia không chấp nhận rằng các thể địa lý biển qua biến đổi nhân tạo có thể có được tư cách (status) của đảo theo Điều 121 (1) của UNCLOS. Hơn nữa, Điều 60 (8) của UNCLOS quy định rằng, các đảo nhân tạo ‘không có tư cách của các đảo. Chúng không có lãnh hải của riêng và sự hiện diện của họ không ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa’.

(5) Chính phủ Australia không chấp nhận khẳng định của Trung Quốc trong công hàm ngày 17 tháng 4 năm 2020, rằng các yêu sách chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được “công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế” (để ý các phản đối của Việt Nam [số 22 / HC-2020 , Số 24 / HC-2020 và Số 25 / HC-2020] và Philippines [Số 000192-2020] về mặt này). Chính phủ Australia cũng mong muốn bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ liên quan đến việc Trung Quốc tuyên bố thực thi chủ quyền ‘liên tục và có hiệu quả’ đối với các bãi triều thấp do chúng không tạo thành một phần lãnh thổ đất đai (land territory) của một quốc gia.

(6) Chính phủ Australia cũng chống lại tuyên bố của Trung Quốc, rằng họ không bị phán quyết của Trọng tài ràng buộc. Lý lẽ TQ đưa ra để giải thích vì sao Phán quyết Trọng tài không ràng buộc đối với Trung Quốc không được luật pháp quốc tế hậu thuẫn. Theo Điều 296 và Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS, quyết định của Toà là chung quyết và ràng buộc đối với cả hai bên tranh chấp. Chính phủ Australia khuyến khích tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông, kể cả Trung Quốc, làm rõ các yêu sách biển của họ và giải quyết các khác biệt của họ một cách hòa bình, theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Ghi chú: Các con số do tác giả Song Phan thêm vào

------------------------


Lê Quốc Trinh 25/07/2020 at 6:20 am
Cám ơn bạn Song Phan

Bài viết này giúp tôi giải đáp được một nghi vấn liên quan đến “Bốn yêu sách của TQ gửi cho VNDCCH ngày 04-09-1958” để khẳng địch chủ quyền TQ trong vùng Biển Đông.

Tôi là người tiên phong viết bài đầu tiên trình bày “Sự thật nằm sau bức công hàm Phạm Văn Đồng” nhân ngày 30-04-2013 (https://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/304-su-that-nam-sau-buc-cong-ham-pham.html). Trong bài đó tôi có đề cập và vẽ một sơ đồ biểu diễn những đương thẳng cơ sở nối từ những điểm nằm trên bờ biển TQ đến những hòn đảo xa xôi trong đó là hai quần đảo HS-TS mà TQ gọi là Tam Sa và Tây Sa. Tôi chỉ vẽ để giải thích sự hiểu biết nông cạn của tôi về cái gọi là “đường thẳng cơ sở”. Từ 2013 đến nay 2020, tôi mới nghe đại diện chính phủ Australia nhắc đến sự kiện này, mà đáng lý chính Nhà Nước VN là người phải đi tiên phong làm chuyện này để sáng tỏ vấn đề.

Một nghi vấn thứ hai là TQ đã tự ý đòi hỏi chủ quyền về hàng ngàn hành lang 12 hải lý chạy song song với những đường thẳng cơ sở. Sau cùng tất cả nhằm mục đích chiếm sạch tất cả khu vực Biển Đông sát cạnh VN. Hậu quả là VN mất sach hết cả vùng Biển Đông vào tay TQ, chỉ vì Phạm Văn Đồng và bè lũ bán nước ĐCS VN thời đó đặt bút ký và đóng dấu lên bức công hàm 14-09-1958.

Bây giờ thì đã rõ ràng, bài viết của tôi ngày 30-04-2013 luôn có giá trị chính xác trình bày sự thật rõ ràng của một thời kỳ tối tăm trong lịch sử VN.

Cám ơn chính phủ Australia

.
Cám ơn ông Trinh đã viết một bài bên DLB rất có giá trị.
Tôi sẽ phải lưu lại bài của ông viết để làm tài liêu sau này.






No comments:

Post a Comment