Friday, June 26, 2020

THÂN PHẬN NGƯỜI VIỆT (CTV Danlambao)




6/26/2020  3 Comments

Trong suốt thời gian dịch bệnh do virus Vũ Hán gây ra, Bộ Chính trị cùng hệ thống tuyên truyền Cộng sản ra sức tập trung dồn lực để cứu chữa cho bệnh nhân số 91 là phi công người Anh. Việc chữa trị thành công khiến người ta tự hào về Việt Nam. Song song với thông tin này, một bệnh nhi 4 tuổi vừa bị truyền thuốc hết hạn khi điều trị suy tủy. 

Bạn nghĩ gì?

Trong bối cảnh đại dịch, Cộng sản tập trung tuyên truyền về công tác phòng chống virus Vũ Hán toàn lực. Toàn bộ các ca tử vong có nghi ngờ, liên quan đến dịch bệnh đều ngay lập tức được xét nghiệm và công bố kết quả âm tính. Việc giữ cho số liệu tử vong bằng 0 là một "nhiệm vụ chính trị" mà Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam giao cho ngành Y tế. Bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán nặng nhất, có thời gian điều trị lâu nhất chính là bệnh nhân số 91, một phi công người Anh. Toàn bộ hệ thống bệnh viện, y tế phía Nam phải tập trung cứu chữa cho bệnh nhân này. Thậm chí ngay khi bệnh nhân vừa hồi phục thì báo chí tuyên truyền tiếp về việc tính phương án, tổ chức đưa về nước trong khi hàng ngàn công dân Việt đang kẹt lại ở các quốc gia có dịch bùng phát không được hỗ trợ.

Sự hồi phục, và thành công trong điều trị cho bệnh nhân phi công Anh qua hệ thống tuyên truyền cập nhật mỗi ngày khiến một số người dân Việt Nam bị tuyên truyền, nhồi sọ và cảm thấy tự hào về trách nhiệm và trình độ của các y bác sĩ, cũng như y tế nước nhà. 

Những thiểu số dân chúng này - dưới cơn bão tuyên truyền của hệ thống loa đài đảng cùng với các dư luận viên đã dễ dàng quên đi tình trạng bất cập của hệ thống y tế như bác sĩ xài bằng cấp giả, tắc trách trong điều trị cho bệnh nhân, bảo hiểm chậm chi trả...

Đến ngày 24/6, một bệnh nhi 4 tuổi bị suy tủy đang điều trị tại Bệnh viện Huyết học TpHCM đã bị truyền thuốc hết hạn sử dụng. Theo lời ông Lê Thọ Vũ, là cha của bệnh nhi cho biết ông là người phát hiện điều dưỡng truyền hai lọ thuốc đã hết hạn cho con, do nhặt xem vỏ thuốc trong thùng rác y tế.

"Con gái tôi bị suy tủy nặng, đã điều trị một năm trước tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Ngày 23/6, cháu nhập viện điều trị nội trú theo phác đồ, truyền liên tục 14 lọ thuốc Antithymocyte Globuline. Ba lọ đầu tôi có xem qua thì còn hạn đến năm 2021. Đến lọ thứ 4, thứ 5 thì hết hạn". Ông Vũ cho rằng "sự việc này rất nghiêm trọng", không chỉ việc điều trị bị gián đoạn hơn 1,5 tiếng mà sức khỏe con gái ông không biết sẽ ra sao. 

Đem so sánh giữa hai bệnh nhân trên trong bối cảnh này, có ai cảm thấy trăn trở khi nhận ra người Việt Nam đã và đang trở thành công dân hạng 2 ngay trên chính đất nước mình không?

26.06.2020


  

-------------------------------------------
.
Bùi Thư   /   BBC News Tiếng Việt    /    24 tháng 6 2020
.
Bệnh Viện Bạch Mai   /    26/06/2020













No comments:

Post a Comment