Saturday, January 4, 2020

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN CŨ (Vi Đức Hồi)




Vi Đức Hồi
04/01/2020

Năm mới nói chuyện cũ là việc không nên, rất không nên nhưng vì nó được đánh giá là nổi cộm trong năm qua, là dấu ấn, là bước ngoặt thụt lùi đi vào lịch sử nước ta . Mới ra đời, giới trí thức, những người có tâm và có tầm quan tâm đến đất nước đã có những phản ứng, nhưng là số ít nên chưa thể tạo được làn sóng trong xã hội. Khi nó được thực thi, gặp phải sự phản ứng ngày càng lớn nên nó đáng được xếp vào sự kiện của năm qua. Đó là sự kiện ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6 quốc hội Việt nam khóa 14, với 84,12% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, đã thông qua luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật giáo dục đại học. Luật này có hiệu lực từ 1/7/2019, theo đó bằng đại học chính quy, tại chức, từ xa hay liên thông đều có giá trị ngang nhau và học lực của người học không được thể hiện trên văn bằng, chứng chỉ. Sự kiện trên tạo ra sự phản ứng càng ngày càng gay gắt trong đời sống xã hội Việt nam. Người có bằng chính quy thấy mình bị xúc phạm bởi bị giáng cấp xuống ngang hàng với tại chức, từ xa hay liên thông.

Một thực tế mà xã hội từ lâu nhìn thấy tuyệt đại đa số người theo học các loại hình đào tạo không chính quy là những người học lực kém trong chương trình trung học phổ thông, là những người thi đại học bị rớt, người biết lực học của mình nên không dám tham dự thi, hãn hữu có người do điều kiện hoàn cảnh không thể theo học đại học chính quy. Các loại hình đào tạo không chính quy chỉ có ý nghĩa trong thời kỳ quá độ,nhằm tạo cơ hội cho những người đã đi qua tuổi sinh viên, những người thi đầu vào bị rớt, những người đã có việc làm, nhiều người đã trở thành cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo các cấp… muốn có cơ hội học tập, nâng cao trình độ để mưu cầu thăng tiến, đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới và số ít có năng lực vào học chính quy nhưng điều kiện hoàn cảnh không cho phép. Đào tạo không chính quy đã góp phần không nhỏ vào hệ thống giáo dục cho đất nước, điều đó đáng ghi nhận, nhưng mục tiêu chiến lược, bao trùm các loại hình này là mang tính phổ cập xã hội.

Đưa nó lên ngang tầm chính quy là việc làm có chủ ý, mục đích phá hoại nền giáo dục nước nhà, thui chột ý chí phấn đấu học hành của thế hệ trẻ, chặn đứng sự vượt khó đi lên của con em người lao động. Và là xúc phạm thành quả của lớp người phấn đấu học tập theo loại hình chính quy, bởi người theo học chính quy là những người chăm chỉ học tập, nhận thức tốt nhất là các cháu con nhà nghèo tự vượt khó đi lên, là tài sản quý giá của đất nước. Gia đình đầu tư về tiền của và các điều kiện khác trong suốt thời gian theo học.Trong khi đó những người theo học hệ không tập trung, không chính quy họ vừa học, vừa làm, chất lượng kém do tiêu chí của loại hình này thấp… Hẳn những người làm luật hiểu rõ điều đó nhưng vì sao vẫn cố tình cho ra những quy định pháp luật đi ngược lại với thực tế, ngược lại với su thế tất yếu của sự phát triển? chung quy lại là bởi vì:

1. Trong bộ máy cầm quyền các cấp hiện nay đang hiện hữu số cán bộ có chức, có quyền hiện vẫn sử dụng bằng cấp, chứng chỉ tại chức, từ xa hoặc liên thông, nếu tiếp tục phân biệt như trước thì không đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo, quản lý. Để đối phó với tình hình, các đối tượng này đã liên kết đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Những người có quyền, trách nhiệm cao về lĩnh vực này xét thấy bộ máy hiện thời trình độ chắp vá rễ cho sự điều hành, sai khiến, chỉ bảo và quan trọng hơn là loại bỏ được yếu tố chống đối, qua mặt cấp trên. Mặt khác đã dày công tạo được ê kíp đang ổn định, thay đổi sẽ xáo trộn tình hình, gây bất ổn chính trị cùng các yếu tố lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm được hình thành từ lâu và cuối cùng là sự bình yên trễm trệ trên chiếc ghế của mình nguy cơ bị lung lay.

2. Những người làm luật có tầm nhìn xa xuyên suốt đến đời con cháu mai sau, bởi con cháu các cụ tuyệt đại đa số là những cậu ấm ham ăn chơi, lười học. Cổng trường đại học đối với các cậu ấm trên là cao vời vợi, chỉ dám mơ tới các loại hình đào tạo không chính quy, bởi ở đó không cần thi đầu vào, hoặc thi lấy lệ. Nếu quy định phân biệt giữa chính quy và không chính quy thì đi liền là thái độ ứng xử của tổ chức ắt cũng phải tuân theo. Và tiếp nữa làcon cháu các cụ phần đa chỉ có đứng đường, và phải nói là không thể có cơ hội được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước các cấp, các chế độ đặc quyền đặc lợi vốn có sẽ tự tan biến, chế độ toàn trị sẽ tự mất đi. Càng nghĩ càng vãi linh hồn, giới cầm quyền vội vàng nhào nặn cho ra đời bằng các điều khoản pháp luật quy định các loại hình đào tạo đều ngang bằng nhau. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực cho đời con cháu các cụ mai sau, nên bất chấp mọi sự phản đối của dư luận, luật sửa đổi nhanh chóng được thông qua.

Nhớ lại ngày này cách đây đúng 15 năm, Nông Đức Mạnh, tổng bí thư của đảng rõng rạc tuyên bố với quốc dân đồng bào:” đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp”. Nền công nghiệp đâu chẳng thấy, chỉ thấy đất nước ta nghèo vẫn hoàn nghèo, nghèo đến nỗi thủ tướng Phúc phải than rằng: ”Tại sao người Việt thông minh, rất thông minh; nhưng, đất nước còn nhiều người khổ, rất khổ”.

Giáo dục là quốc sách, quốc sách sai lầm sẽ dẫn đến hậu họa của đất nước khôn lường. Có câu: ”nhân bảo hơn thần bảo”, dân đã nói vậy, những người cộng sản hãy đợi đấy!

Tác giả gửi tới Dân Luận





No comments:

Post a Comment