Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 01-10-2019
Hàng
loạt vũ khí tối tân đã được Bắc Kinh phô trương trong buổi diễu binh
01/10/2019, ghi dấu đảng Cộng Sản cầm quyền được 70 năm tại Hoa lục. Đây là cơ
hội để chủ tịch Tập Cận Bình chứng tỏ thành quả hiện đại hóa quân đội và cùng
lúc khuyến cáo các quốc gia láng giềng có xung khắc với Trung Quốc và xa hơn nữa
là các đồng minh của Mỹ và nước Mỹ.
Đoàn xe chở tên lửa siêu thanh DF-17 trên Quảng trường
Thiên An Môn trong ngày Quốc Khánh 01/10/2019 tại Bắc Kinh. REUTERS/Jason Lee
Theo giới chuyên gia quân sự, các loại vũ khí mà
Trung Quốc phô trương trong ngày 01/10/2019 minh họa các tiến bộ vượt bậc của
quân đội Hoa lục để có thể « đứng đầu thế giới vào năm 2049 », mục
tiêu mà chủ tịch Tập Cận Bình đề ra khi chế độ Cộng Sản được 100 tuổi.
Trong bối cảnh xung khắc với Mỹ tại Biển Đông, Đài
Loan và tranh chấp thương mại đầy bất trắc, Bắc Kinh tung ra những lá chủ bài
vũ khí. « Bảo bối » lợi hại số một là hỏa tiễn Đông Phong-41,
trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, có thể bay đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ.
Tuy dài đến 20 thước, Đông Phong-41 rất linh động, có thể di chuyển thường
xuyên, trái với thế hệ tên lửa trước, đặt trong các ống phóng cố định trong
núi.
Được AFP đặt câu hỏi, Adam Ni, chuyên gia về vũ khí
Trung Quốc thuộc đại học Úc Macquarie, Sydney, nhận định « tên lửa mới
này chứng tỏ công nghệ quân sự của Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể, linh động, hiệu
quả, chính xác ». Nói cách khác, Trung Quốc đã trở thành một đối thủ đáng gờm
đối với Mỹ.
Ngoài tên lửa liên lục địa, Trung Quốc còn biểu
dương một loạt vũ khí mới khác đều lợi hại như nhau : oanh tạc cơ chiến lược
H6-N mang bom nguyên tử và có tầm hoạt động xa hơn thế hệ trước, tên lửa đạn đạo
JL-2 trang bị cho tầu ngầm, đủ sức bay đến Alaska, tên lửa siêu thanh DF-100 chống
hàng không mẫu hạm.
Nhưng «
ngôi sao » trong ngày diễn binh 01/10 là tên lửa DF-17 : một khi lên đến độ cao dự kiến , sẽ thả « tàu lượn siêu thanh » có
hình mũi tên, lao vào mục tiêu với vận tốc 7.000 cây số/giờ. Nếu sự thực là như
thế, vũ khí này của Trung Quốc còn kém tên lửa tối tân nhất của Nga là Zircon,
với vận tốc 10.000 cây số/giờ mà Hoa Kỳ vừa mới tập đánh chận ở ngoài khơi
California. Quân đội Trung Quốc cũng trình làng hai loại máy bay tự hành mới :
trinh sát WZ-8 và tấn công GJ-11.
Suy đoán mục tiêu chiến lược của Trung Quốc
Theo cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, nguyên tư lệnh tối
cao của NATO, nay là giám đốc Viện nghiên cứu Carlyle, chiến lược mới của Trung
Quốc dựa trên ba mũi giáp công : máy bay tự hành tàng hình, hỏa tiễn siêu thanh
và lực lượng đặc biệt. Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai trò răn đe.
Nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc có ba loại đối tượng
từ gần đến xa, từ khu vực đến thế giới.
Trước tiên là những láng giềng cùng chung vùng biển
với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc
Kinh muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, cuộc biểu dương sức mạnh 01/10 rất đáng
lo ngại.
Vòng đối tượng thứ hai là Nhật Bản, Úc, Singapore và
Indonesia và nhất là Ấn Độ. Mối đe dọa của Trung Quốc đưa đến hệ quả là các nước
Châu Á-Thái Bình Dương này tăng cường khả năng quốc phòng và tiến tới thành lập
một liên minh theo đề xuất của Tokyo : liên minh kim cương Nhật, Úc, Mỹ, Ấn.
Xa hơn nữa, đối thủ lớn nhất của Trung Quốc vẫn là
Hoa Kỳ. Theo cựu đô đốc James Stavridis , « thông điệp » của Bắc Kinh là muốn hải quân Mỹ ngưng tuần tra ở
Biển Đông.
Nếu không có gì ngăn chận, không chờ đến 2025, thời
điểm Trung Quốc đứng đầu thế giới về công nghệ theo cam kết của Tập Cận Bình,
toàn bộ Biển Đông sẽ bị vũ khí hiện đại của Trung Quốc biến thành « biển
máu » cho bất cứ thế lực nào muốn chống lại ý đồ của thống trị của Bắc
Kinh, theo tiên đóan của viên tướng 4 sao.
Tổ chức lễ hội không đúng lúc ?
Người đưa ra nhận định này là Ngô Giang (Wu Qiang),
người Trung Quốc, nguyên là giáo sư đại học Thanh Hoa, bị cấm dạy. Trả lời phỏng
vấn RFI, ông phân tích như sau qua điện thoại :
« Chúng tôi có 1,4 tỷ dân. Sự im lặng của họ chỉ là
phản ứng ngoài mặt. Vấn đề nan giải nội tại của Trung Quốc vẫn còn : kinh tế
tăng trưởng chậm lại, phân hóa giàu nghèo gia tăng. Chưa kể những thách thức
khác trên trường quốc tế như thương chiến, con đường tơ lụa, phong trào phản
kháng tại Hồng Kông. Chính quyền đối đầu với những khó khăn lớn. Biểu dương lực
lượng tại Thiên An Môn tạo cảm tưởng Trung Quốc đang ở thời kỳ Liên Xô cũ làm
quốc tế lo ngại».
----------------------------------------------
Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 01-10-2019
Trung
Quốc ghi dấu 70 năm nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa với một cuộc biểu dương lực
lượng tại Bắc Kinh ngày 01/10/2019. Tên lửa đời mới, xe tăng hạng nặng, chiến đấu
cơ siêu thanh, máy bay tự hành được phô trương để quảng cáo những tiến bộ công
nghệ hiện đại trong bối cảnh phong trào dân chủ tại Hồng Kông nổi dậy.
Xe bọc thép trong lễ diễu binh mừng 70 năm thành lập
nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Bắc Kinh, ngày 01/10/2019. REUTERS/Thomas
Peter
Tại quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, trong bộ y phục kiểu Mao, mở đầu với lời tuyên bố « không gì
có thể lay chuyển nền móng của đại quốc, không gì có thể cản đường nhân dân
Trung Hoa đi tới ». Lãnh đạo Hoa lục khẳng định tiếp « bảo đảm ổn định
Hồng Kông và Macao » tiến tới « thông nhất toàn bộ lãnh thổ ».
Theo Reuters, chủ tịch Trung Quốc nhân sự kiện trọng
đại 01/10 biểu dương thái độ tự tin và tự hào trong khi chế độ phải đối phó với
nhiều thách thức từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến phong trào dân chủ
tại Hồng Kông.
Lễ duyệt binh và diễn binh huy động 15.000 binh sĩ,
160 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ chiến lược, máy bay tự hành tàng hình, tên lửa hạt
nhân Đông Phong-41 với tầm phóng 14.000 cây số, tên lửa chống hàng không mẫu hạm
DF-10O, tên lửa hải-lục JL-2 phóng từ tầu ngầm có thể bay đến Alaska…
Chung quanh quảng trường Thiên An Môn, an ninh được
tăng cường, kiểm sóat một chu vi rộng lớn. Dân chúng bị cấm xuất hiện bên cửa sổ.
Từ khu vực dành riêng cho nhà báo, thông tín viên
RFI Stéphane Lagarde tường thuật :
« Không phải là một đội quân mà là một đoàn tàu đang
di chuyển. Từ nhiều tuần lễ qua, binh sĩ cũng như quần chúng đã chuẩn bị cho cuộc
diễu hành đến mức tiếng giầy dậm gót theo nhịp được luyện tập một cách kỹ lưỡng.
Hai con số 1949 - 2019 mầu đỏ-vàng vĩ đại được đính
ngay phía trên các khán đài, nhắc nhở rằng chế độ này liên tục tồn tại và qua
các hoạt động lễ hội hôm nay đang tự biểu dương về sức mạnh của mình. Vả lại,
trong trang phục áo đại cán cổ Mao, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện
trên balcon khán đài Thiên An Môn, chính tại nơi mà cách nay 70 năm, Mao Trạch
Đông, đã đọc tuyên ngôn thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tổng bí thứ đảng Cộng Sản, tổng tư lệnh các lực lượng
vũ trang, Tập Cận Bình, hùng hồn tuyên bố : Không một lực lượng nào có thể làm
lung lay các nền tảng của đất nước vĩ đại của chúng ta, ngăn cản chúng ta tiến
về phía trước. Bài diễn văn kéo dài 10 phút nhưng nguyên thủ Trung Quốc trên
chiếc xe limosine có cắm quốc kỳ, đã đi một vòng dài, đến duyệt từng binh chủng
: Chào các đồng chí - và mỗi binh chủng đồng thanh đáp lại : Kính chào chủ tịch.
Sau đó là màn trình diễn các vũ khí, khí tài tối tân
nhất của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, như tên lửa đạn đạo siêu
thanh, máy bay tự hành tàng hình trông giống như những hải kình khổng lồ… Tiếp
theo là các khối quần chúng, trình diễn những phát minh sáng tạo lớn của Trung
Quốc, đi diễu hành qua các khán đài, ở trên đó, các khán giả được lựa chọn kỹ
lưỡng, cuồng nhiệt vẫy cờ Trung Quốc ».
-----------------------------
Trọng
Nghĩa – RFI
Đăng ngày 01-10-2019
Ngày
01/10/2019 là ngày Quốc Khánh thứ 70 của Trung Quốc. Các báo Pháp đều đã dành
nhiều bài vở cho sự kiện này và đặt trọng tâm chú ý trên khía cạnh độc đoán, cứng
rắn của chế độ Bắc Kinh. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đang khuấy động ngày hội của
Trung Quốc cũng được phân tích rộng rãi.
Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ
diễu binh trên Quảng trường Thiên An Môn nhân kỉ niệm 70 năm thành lập nước
CHND Trung Hoa, ngày 01/10/2019. REUTERS/Thomas Peter
Ý tưởng chung của báo giới Pháp về nước Trung Hoa Cộng
Sản nhân sinh nhật thứ 70 này đã được nhật báo cánh tả Libération tóm gọn trong
hàng tựa trang nhất «
Từ Mao đến Tập : Bàn tay khống chế của đế quốc Trung Hoa », bên trên
một bức ảnh bán thân nhỏ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên một phông nền
là ảnh bán thân của Mao Trạch Đông phủ trọn trang nhất. Bên trong là nhiều bài
phân tích đáng chú ý về nội tình Trung Quốc cũng như về Hồng Kông và Đài Loan,
hai cái gai đang khiến chế độ Bắc Kinh nhức nhối.
(Nguyên văn tiếng Pháp tựa của Libération «
L’emprise du Milieu », mà chúng tôi dịch thành « Bàn tay khống chế
của đế chế Trung Hoa», đã mô phỏng nhóm từ « L’Empire du Milieu - Đế
chế Trung Hoa » mà người Pháp thường dùng để gọi Trung Quốc).
Nhật báo Les Echos cũng dành hồ sơ chính cho Trung
Quốc, với tựa lớn trang nhất : « Ngày sinh nhật bị quấy phá của nước
Trung Hoa Cộng Sản ». Như đồng nghiệp Libération, tờ báo kinh tế Pháp cũng
nhận định : « Chính quyền rầm rộ kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của nước
Trung Hoa Cộng Sản », thế nhưng « bạo lực ở Hồng Kông, tăng trưởng
kinh tế đang suy giảm và cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có nguy cơ xen vào
làm hỏng ngày vui ».
Báo Công Giáo La Croix, tuy không dành tựa lớn trang
nhất cho ngày quốc khánh Trung Quốc, nhưng đã có một hồ sơ đặc biệt về sự kiện
này với tựa đề chung : « Trung Quốc, một sự mất ảo tưởng to lớn ».
Theo tờ báo : « Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa kỷ niệm 70 năm ngày thành lập
với một cuộc diễu binh chưa từng có ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, vỏ hào nhoáng và uy
lực được phô trương đó che giấu nhiều thực tế đen tối hơn ở Tây Tạng, Tân Cương
hay Hồng Kông, nơi sự áp bức và vi phạm nhân quyền đang ngự trị ».
Báo Le Monde thì dành một bài viết dài về Hồng Kông
cho sự kiện « Cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo » bạo hành đối với
người biểu tình. Theo tờ báo Pháp, bạo lực dữ dội đã bùng lên nhân các cuộc biểu
tình đánh dấu 5 năm « Phong trào Dù vàng ». Video và hình ảnh lưu
hành hôm qua, 30/09 trên các mạng xã hội ở Hồng Kông đã nêu bật vai trò đáng ngờ
của các lực lượng thực thi pháp luật tại đặc khu này.
Trong toàn cảnh chung kể trên, nhật báo cánh hữu Le
Figaro số ra hôm nay hoàn toàn không đăng tin bất kỳ tin riêng nào về lễ Quốc
Khánh Trung Quốc, nhưng ngược lại, đã đăng nguyên một trang quảng cáo cho chế độ
Bắc Kinh, với những bài tán tụng Trung Quốc do tờ Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh soạn
thảo, nào là « Thị Trường Trung Quốc mở rộng vòng tay đón các doanh
nghiệp từ bất cứ nơi nào », nào là « Kinh tế Trung Quốc không ngừng
vận động », nào là « Vì một nền kinh tế tôn trọng môi trường ».
Không một lời đề cập đến những khía cạnh khó khăn
hay các thách thức mà Trung Quốc đang gặp phải như các đồng nghiệp khác.
Libération: « Cứ cứng rắn thêm, chế độ Trung Quốc
sẽ bị tan vỡ »
Như nói ở trên, trong hồ sơ đặc biệt của mình, nhật
báo Libération đã nêu bật sự kiện là trong bối cảnh đang bị vướng vào cuộc khủng
hoảng ở Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh đã phô trương sức mạnh của mình để kỷ
niệm 70 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tờ báo đã có một đánh giá không khoan nhượng về quốc
gia Cộng Sản hiếm hoi còn sót lại này, trong bài xã luận mang tựa đề «
Một chủ nghĩa không tưởng vô nhân đạo - Utopie inhumaine » và trong
bài phân tích « Nếu cứ tiếp tục cứng rắn thêm, chế độ Trung Quốc có thể
bị tan vỡ ».
Đối với Libération, tình trạng bất bình đẳng xã hội
vẫn còn rất sâu rộng ở Trung Quốc và một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc sinh
thái có thể làm mất lòng tin của người dân vào chế độ.
Đoạn đường mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đi qua
từ 70 năm nay vừa thẳng tắp, vừa hỗn loạn. Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện đang
cai trị một số dân khổng lồ gồm 1,4 tỷ người, và đất nước này không còn che giấu
mong muốn trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo Libération,
các tiến bộ kinh tế và sự ổn định chính trị đã phải trả giá bằng hàng chục triệu
người chết và một chế độ độc tài tàn nhẫn. Và Trung Quốc, hiện do một chế độ lỗi
thời độc đoán lãnh đạo, đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nguy hiểm.
Một lý tưởng xã hội chủ nghĩa bị chệch hướng
Đối với Libération kể từ khi Mao Trạch Đông thành lập
nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 đến nay, sau nhiều
năm độc tài và nội chiến, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và dân chủ đã bị chôn vùi
hoàn toàn tại Trung Quốc.
Sự kiện gần đây nhất chính là mùa xuân năm 1989, khi
các sinh viên, được người dân ủng hộ, đã chiếm lĩnh quảng trường Thiên An Môn ở
Bắc Kinh để yêu cầu cải cách và đã bị chế độ Đặng Tiểu Bình dìm trong biển máu.
Kể từ lúc đó, mọi ý hướng nổi dậy đều bị triệt ngay
khi còn trong trứng nước, và những người bất đồng chính kiến bị tống vào tù. Còn người dân, bị vụ thảm sát Thiên
An Môn làm chấn động, bị tuyên truyền và kiểm duyệt thao túng, đã chôn vùi những
hy vọng dân chủ của mình.
Kinh tế rất thành công, nhưng bắt đầu bị hụt hơi
Thành tựu kinh tế Trung Quốc trong 70 năm qua rất
đáng kể. Theo số liệu chính thức, số người dân ở vùng nông thôn sống dưới mức
nghèo khổ đã giảm hẳn từ 770 triệu vào năm 1978 (97,5%) xuống còn vỏn vẹn 30,46
triệu vào cuối năm 2017 (3,1%). Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên, hiện gồm
hơn 400 triệu người, và được hưởng các quyền lợi về lương bổng, việc làm, giáo
dục, y tế và các quyền tự do cá nhân chưa từng có.
Thế nhưng, khi Tập Cận Bình được chỉ định làm lãnh đạo
trong hai năm 2012 và 2013, tăng trưởng đã bị khựng lại lần đầu tiên sau 25
năm. Tình thế đó đã thúc đẩy ông Tập hô hào chủ nghĩa tự do kinh tế, mở rộng ảnh
hưởng của Trung Quốc trên thế giới.
Thế nhưng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chậm lại,
chính thức là ở mức 6%, nhưng trong thực tế có thể thấp hơn nhiều. Và vào lúc
này, hậu quả của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu tác hại, xuất khẩu giảm,
cũng như nhập khẩu các sản phẩm trung gian cho xuất khẩu trong tương lai.
Một hệ thống chính trị lỗi thời với một lãnh đạo độc tôn
Về mặt chính trị, để duy trì quyền lực bằng mọi giá,
Tập Cận Bình đã chuyển qua áp dụng một đường lối toàn trị, được công nghệ tiên
tiến hỗ trợ. Tuy vậy, các kỹ thuật cũ, như đấu tố công khai, tra tấn hoặc tẩy
não, vẫn tiếp tục được sử dụng. Trong hai năm gần đây, tại Tân Cương, một khu vực
chủ yếu gồm người Hồi Giáo ở phía tây Trung Quốc, hơn một triệu người đang bị
giam giữ trong « các trại cải tạo » và bị buộc phải từ bỏ văn
hóa và tôn giáo của họ.
Mỗi năm, hàng chục ngàn vụ nổi dậy, đình công, biểu
tình diễn ra trong nước, đã bị bóp nghẹt ngay lập tức, trong lúc lãnh đạo các
phong trào này bị trừng phạt. Cuộc chiến chống tham nhũng, đã đưa 1,5 triệu cán
bộ của Đảng vào tù, cho phép ông Tập Cận Bình loại bỏ tất cả các đối thủ của
mình. Dưới q
Chirac
trong chính trị là Johnny Hallyday trong âm nhạc !
Dĩ nhiên là báo Pháp hôm 01/10 không chỉ đề cập đến
thời sự Trung Quốc. Một chủ đề thứ hai cũng xuất hiện trên hầu hết các báo : Lễ
tang của cố tổng thống Pháp Jacques Chirac.
Le Figaro đã dành trang nhất và một hồ sơ đặc biệt
cho sự kiện này dưới hàng tựa chung « Buổi tưởng nhớ cuối cùng »,
nêu bật sự kiện buổi lễ tang chính thức dành cho cố tổng thống Pháp vào hôm
30/09 tại nhà thờ Saint-Sulpice Paris đã được hàng chục cựu tổng thống, nguyên
thủ nước ngoài và các lãnh đạo đảng đến tham dự.
Ngoài các lãnh đạo chính trị trong nước và ngoài nước,
Le Figaro cũng chú ý đến lòng mến mộ và tiếc thương của người dân Pháp bình thường
đối với vị tổng thống quá cố.
Le Figaro đã đăng bài phỏng vấn nhà báo François
Bazin, tác giả một quyển biên khảo về Jacques Pilhan, cố vấn truyền thông của
hai cố tổng thống Pháp François Mitterrand và Jacques Chirac, khẳng định rằng đối
với người dân Pháp, trong lãnh vực chính trị, cố tổng thống Chirac có thể được
so sánh với cố danh ca Johnny Haliday trong âm nhạc, một con người mà khi qua đời
đã làm cả nước xúc động.
Chính
giới Mỹ vẫn chưa tha thứ cho cố tổng thống Pháp Chirac
Về đề tài tưởng niệm cố tổng thống Chirac, Le Figaro
có một bài rất lý thú, ghi nhận thái độ vẫn còn giận dỗi của Mỹ đối với ông
Chirac khi chỉ bảo đảm một « dịch vụ tối thiểu » sau khi được
tin cựu tổng thống Pháp qua đời.
Hoa Kỳ đã mất ba ngày để phản ứng sau thông báo về
cái chết của Jacques Chirac. Ngoại trưởng Mike Pompeo cuối cùng đã đưa ra một
tuyên bố ngắn gọn vào hôm Chủ Nhật 29/09, trong đó ông thay mặt người dân Mỹ gởi «
lời chia buồn chân thành nhất đến gia đình Chirac và người dân Pháp ».
Ngoài phản ứng
của ngoại trưởng Pompeo, đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn rất nhanh nhảu
trên tài khoản Twitter của ông về các chủ đề đa dạng nhất, đã không đề cập đến
sự ra đi của cựu lãnh đạo Nhà Nước Pháp.
Tại tang lễ của ông Chirac, không có đại diện nào của
chính phủ Mỹ đến từ Washington, mà chỉ có đại sứ Mỹ tại Paris, Jamie McCourt là
đại diện của Hoa Kỳ.
Trong số các cựu tổng thống Mỹ biết ông Jacques
Chirac, chỉ có Bill Clinton lên tiếng ca ngợi « một chính khách táo bạo
và thông minh ». Ông cũng là nhân vật quan trọng Mỹ duy nhất đến tham dự lễ
tang. Còn George W. Bush, người tại chức ở Mỹ cùng thời với ông Jacques Chirac ở
Pháp, đã không đưa ra bình luận nào.
Theo ghi nhận của Le Figaro, báo chí Mỹ khi nói về sự
nghiệp chính trị của Jacques Chirac, cũng nhắc lại việc ông phản đối cuộc xâm
lược Irak năm 2003 do Hoa Kỳ khởi xướng mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp
Quốc.
Mặc dù hầu như tất cả các chính trị gia Mỹ ngày nay
đều đồng ý về hậu quả tai hại của cuộc phiêu lưu quân sự năm 2003 tại Irak,
nhưng sự phản đối của Pháp dường như chưa được tha thứ hoàn toàn.
Người Mỹ như vẫn tiếp tục coi cựu tổng thống Chirac
là kẻ đã phạm vào hai húy kỵ : Đã từ chối tham gia vào một cuộc chiến mà
Washington muốn tiến hành và nhất là, đã có lý khi từ chối, điều mà phía Mỹ rất
khó mà tha thứ !
------------------------
Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 01-10-2019
«
Không gì có thể lay chuyển được nền tảng quốc gia hùng mạnh của chúng ta. Không
gì có thể ngăn cản đất nước và dân tộc Trung Hoa tiến lên phía trước ». Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tuyên bố dõng dạc như trên trong bài diễn văn mừng 70 năm thành lập
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019, tại Bắc Kinh.
Xô xát giữa người biểu tình Hồng Kông và cảnh sát
vào ngày Quốc Khánh Trung Quốc, quận Sha Tin, Hồng Kông, ngày 01/10/2019. REUTERS/Jorge
Silva
Nhưng thực ra, « hoàng đế đỏ » Trung
Hoa không muốn để bất kỳ điều gì phá hỏng ngày vui của đảng Cộng Sản Trung Quốc,
cũng như của riêng ông. Ít nhất trong một tuần mừng Quốc Khánh, mọi khó khăn, từ
tăng trưởng chững lại, chiến tranh thương mại với Mỹ, giá thịt heo tăng mạnh,
khủng hoảng Hồng Kông…, được tạm gác một bên.
Cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông được ông Tập Cận Bình
nhắc đến trong bài diễn văn với khẳng định tôn trọng quy chế « một nước,
hai chế độ » mà đặc khu hành chính được hưởng. Lời hứa này được thực
hiện như thế nào, sau ngày Quốc Khánh, thường được đem ra làm mốc ? RFI Tiếng
Việt đặt câu hỏi với giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.
NGHE
: PV. J. P. Cabestan_Hongkong 01/10/2019
RFI
: Bắc Kinh tổ chức kỉ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa, nhưng dường như Bắc Kinh không để những cuộc biểu tình ở Hồng Kông
làm hỏng ngày Quốc Khánh Trung Quốc.
GS.
Jean-Pierre Cabestan : Lễ Quốc Khánh diễn ra ở Bắc
Kinh, nên chính phủ Trung Quốc hy vọng là mọi sự chú ý của toàn thế giới tập
trung vào Bắc Kinh, vào lễ diễu binh huy động đến 15.000 quân nhân. Đây là cuộc
diễu binh lớn nhất kể từ năm 1949.
Từ nhiều ngày nay, Trung Quốc công bố rất nhiều
thông tin, bản tin, phóng sự về thành tựu mà Trung Quốc đạt được từ năm 1949, tức
là từ 70 năm nay. Tất cả những hoạt động này dĩ nhiên là nhằm quảng bá cho sức
mạnh trỗi dậy, thành tựu kinh tế, cũng như thành công trên trường quốc tế của
Trung Quốc.
Vì thế, theo tôi, Hồng Kông bị cố tình lãng quên, đẩy
vào bóng tối ít nhất cũng trong khoảng một thời gian trước khi trở lại là mối bận
tâm của chính phủ Trung Quốc. Còn hiện tại, sự kiện Quốc Khánh 01/10 vẫn là
chính, Hồng Kông là thứ yếu.
Truyền thông Trung Quốc nhận được chỉ thị không được
nêu Hồng Kông, tạm gác vấn đề Hồng Kông, ít nhất là trong đợt đại lễ này. Đây
là ý đồ chính trị rõ ràng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ca ngợi thành tựu của đảng
hơn là những khó khăn mà đảng đang phải đối mặt, kể cả vấn đề Hồng Kông lẫn Đài
Loan.
Trước
đó, có nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh không dám can thiệp, đặc biệt là quân sự,
vào Hồng Kông vì sắp đến ngày Quốc khánh. Vậy sau đại lễ này, chính quyền Trung
Quốc có thể đối phó như thế nào với phong trào ở Hồng Kông ?
GS.
Jean-Pierre Cabestan : Đúng là một số người nêu
khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Hồng Kông, nhưng bản thân tôi, tôi
không tin điều này vì cái giá phải trả sẽ rất cao mà chẳng giải quyết được vấn
đề. Vấn đề của Hồng Kông là về chính trị, phải được chính quyền Hồng Kông giải
quyết cùng với sự tham gia của Bắc Kinh.
Tôi cho rằng Bắc Kinh có nhiều biện pháp khác, không
chỉ thắt chặt kiểm soát chính trị đối với Hồng Kông, mà còn đối đầu với cuộc khủng
hoảng, giải quyết cuộc khủng hoảng, không chỉ bằng đường chính trị, mà theo
tôi, còn phải bằng các biện pháp kinh tế và xã hội nhằm giảm bớt bất cân bằng,
hoặc chí ít làm dịu những lo lắng, những yêu sách của bộ phận dân cư Hồng Kông
nghèo khó nhất.
Vậy
biện pháp cụ thể của Trung Quốc có thể là gì ?
GS.
Jean-Pierre Cabestan : Phong trào phản kháng ở Hồng
Kông đưa ra 5 yêu sách từ nhiều tháng nay. Yêu cầu đầu tiên đã được thỏa mãn vì
dự luật dẫn độ sang Hoa lục đã được rút lại. Vì vậy, đây không còn là vấn đề cần
bận tâm trong nay mai.
Tuy nhiên, căng thẳng tập trung ở yêu sách thứ hai,
thành lập một ủy ban điều tra độc lập về tình trạng bạo lực cảnh sát. Hiện tại
bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bác yêu sách này. Nhưng trước sự cứng rắn
của người biểu tình trong cuộc đối thoại diễn ra cách đây vài hôm (tối 26/09),
trưởng đặc khu Hồng Kông đã nêu lên khả năng thành lập một ủy ban như vậy sau
khi ủy ban điều tra nội bộ cảnh sát hoàn thành cuộc điều tra riêng.
Còn đối với những yêu sách khác của người biểu tình,
kể cả việc ân xá cho người biểu tình bị bắt, hoặc những đòi hỏi khác mang nặng
tính chính trị, như triển khai cải cách bầu cử, tôi cho rằng Bắc Kinh chưa sẵn
sàng để nhượng bộ.
Trưởng
đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phải xin ý kiến chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình để rút hẳn dự luật dẫn độ. Vậy các cuộc đối thoại giữa người dân và
chính quyền đang diễn ra hiện nay còn có ích gì, khi mà chính quyền Hồng Kông,
bất cứ điều gì, cũng phải hỏi ý kiến Bắc Kinh ?
GS.
Jean-Pierre Cabestan : Điều này không có gì mới
mẻ cả ! Ngay sau khi công khai việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải xin phép Bắc
Kinh để rút hẳn dự luật dẫn độ, bà đã tiết lộ bí mật mà mọi người đều biết. Có
nghĩa là, một quyết định như vậy rõ ràng là chỉ được công bố khi được Bắc Kinh
cho phép. Chính quyền Trung Quốc đã bật đèn xanh để bà đưa ra quyết định đó. Điều
này không loại trừ việc Bắc Kinh chấp nhận thành lập một ủy ban điều tra độc lập,
bởi vì điều này đã được tờ Nhân Dân Nhật Báo nêu lên như một khả năng sau khi
chấm dứt tình trạng bạo lực.
Tuy nhiên, tình trạng này hiện chưa chấm dứt vì bạo
lực lại bùng phát trong cuộc biểu tình hôm 28 và 29/09, và cũng có thể xảy ra
tương tự trong ngày 01/10. Nhưng không vì thế mà chính quyền trung ương lại
không làm dịu tình hình và có thêm nhân nhượng đối với phong trào. Điều này
không có nghĩa là Trung Quốc sẽ lùi bước về mặt gây ảnh hưởng chính trị. Ngược
lại, chúng ta thấy là Bắc Kinh sẽ cố can thiệp ngày càng nhiều hơn vào nội tình
Hồng Kông, bằng cách nào đó, thông qua Văn phòng Liên lạc, cũng như những công
ty phụ thuộc nhiều vào thị trường Hoa lục, như trường hợp xảy ra cách đây không
lâu với Cathay Pacific. Việc hãng hàng không này bị buộc phải sa thải một số
nhân viên thể hiện thái độ ủng hộ phong trào dân chủ đã cho thấy khả năng gây ảnh
hưởng của Bắc Kinh.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều công ty phụ thuộc vào Trung
Quốc sẽ áp đặt một loạt biện pháp phòng ngừa nào đó đối với nhân viên để tránh
gặp rắc rối chính trị với chính quyền trung ương.
Ngày
25/09/2019, các ủy ban của Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ đã thông qua dự luật Nhân
quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019. Dự luật này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện
vào khoảng tháng 10. Vậy dự luật này sẽ tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung
?
GS.
Jean-Pierre Cabestan : Đạo luật này không tác động
trực tiếp đến mối quan hệ giữa hai nước, nhưng góp phần gây áp lực. Đó là một yếu
tố bổ trợ. Thực tế, đạo luật này mang tính biểu tượng vì để xác định được những
nhân vật, ở Hồng Kông cũng như ở Hoa lục, đã vi phạm hoặc góp phần bóp nghẹt tự
do ở Hồng Kông hoặc hạn chế nhân quyền, đây là việc không dễ dàng gì, mất rất
nhiều thời gian.
Nhưng đó là một kiểu gây áp lực, bổ sung cho những lời
chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh từ vài tháng qua và như vậy buộc chính quyền trung
ương phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra những quyết định quá cực đoan để xử lý
các vấn đề ở Hồng Kông.
RFI
Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học
Baptiste, Hồng Kông.
---------------------------------------------------
Mời
xem clip tường trình Quốc khánh của đài truyền hình CNA:
.
Clip
của đài CNN:
China shows off military in anniversary parade
•Oct 1, 2019
.
[中华人民共和国成立70周年] 习近平检阅受阅部队 | CCTV
.
[中华人民共和国成立70周年] 阅兵分列式:共和国武装力量全面重塑后的首次整体亮相 | CCTV
.
庆祝抗战胜利70周年9.3阅兵[1080P完整版]
No comments:
Post a Comment