Saturday, August 24, 2019

TRUMP TÁI ĐẮC CỬ? CHUYỆN KHÓ TIN, NHƯNG CÓ THỂ CÓ THẬT (Yascha Mounk - The Atlantic)




Đỗ Kim Thêm dịch
24/08/2019

Trump không tạo được thiện cảm, gây nhiều tai tiếng và cố chấp, và chúng ta có thể rơi vào thời kỳ suy trầm. Nhưng các điều đó có thể không quan trọng.

Có nhiều lý do để Tổng thống Donald Trump có thể thất cử vào năm 2020. Ông ta rất không được lòng dân. Hầu hết người Mỹ ghê tởm sự cố chấp của Trump. Chính quyền Trump là tai họa của bao nhiêu vụ bê bối. Trump đã không thực hiện được những lời hứa hẹn hùng hồn. Đất nước Mỹ có thể rơi vào thời kỳ suy trầm.

Khi tổng hợp các vấn đề này, tưởng tượng đảng Dân chủ sẽ thắng lớn tại toà Bạch Ốc vào năm tới thật là dễ dàng. Nhưng tôi e rằng Trump sẽ có thể tuyên bố thắng cử vào ngày 3 tháng 11 năm 2020, chuyện có nhiều khả năng.

Tỷ lệ ủng hộ Trump là số liệu thường được sử dụng nhất cho cách tính xác xuất mà Trump sẽ tái thắng cử. Thoạt nhìn, tỷ lệ này đã đem nhiều sự an ủi thoải mái cho các đối thủ của tổng thống. Thí dụ như qua theo dõi của Five Thirty Eight, nhiều người Mỹ tin rằng Trump là một tổng thống kém khả năng làm việc hơn là tin rằng Trump làm tốt. Khoảng 54% không tán thành với thành tích của Trump. Chỉ có 42 phần trăm là tán thành.

Không phải chỉ việc Trump không được ưa chuộng, mà tình trạng mất thiện cảm này của Trump cũng không có khả năng đảo ngược được trong một sớm một chiều. Rốt cuộc, tỷ lệ đồng thuận cho Trump đã suy giảm tận cùng kể từ tháng thứ hai nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và kể từ đó cho đến nay, tỷ lệ đồng thuận rất ít có dao động đáng kể

Nhưng việc thiếu thiện cảm dai dẳng của Trump gần như không phải là một rào cản đối với việc tái đắc cử như nhiều người suy đoán. Ví dụ như điều đáng chú ý là tỷ lệ đồng thuận cho Trump, tại thời điểm này, rất giống với tỷ lệ ủng hộ cho hai tổng thống trước đây, họ đã tái thắng cử bằng cách tạo một khoảng cách khá xa. Trong khi 42% hài lòng với thành quả của Trump, chỉ có 43% hài lòng với thành qủa của Barack Obama và Ronald Reagan ở cùng một giai đoạn trong các nhiệm kỳ đầu tiên của họ.

Ngoài ra, hiện nay Trump có vẻ đuợc yêu chuộng hơn so với lúc ông ta đánh bại Hillary Clinton. Chúng ta có thể hiểu được vị thế của Trump với công chúng, xem nó đã phát triển như thế nào kể từ chiến dịch tranh cử trong năm 2016 bằng cách xét các đánh giá về mức yêu thích cá nhân dành cho Trump.

Hiện nay, trung bình 41% người Mỹ nói rằng họ có ấn tượng tốt đối với Trump, trong khi trung bình có 55% cho biết họ có ấn tượng xấu, tỷ lệ cách biệt có số âm 14%. Trong các cuộc thăm dò cuối cùng được thực hiện trước kỳ bầu cử năm 2016, trung bình 38% người Mỹ có thiện cảm với Trump, và trung bình có 59% thiếu thiện cảm cho Trump, cán cân di biệt có số âm là 21%.

Vì bầu cử là một sự lựa chọn thay vì là một cuộc trưng cầu dân ý, nên việc tập trung chủ yếu vào tỷ lệ đồng thuận cho người đương nhiệm là sai lầm. Năm 2016, Trump đã được bầu mặc dù không được nhiều người ủng hộ, vì lý do đơn giản là đối thủ của Trump cũng không được lòng dân. Đối với Trump, khi thua trong cuộc tái tranh cử vào năm 2020, các cử tri không chỉ cần không thích ông, họ cần không thích người khác ít hơn. Liệu trường hợp này có thể xảy ra không?

Trump sẽ thắng như thế nào, cách rõ nhất để đánh giá khi so với các đối thủ là hỏi xem người Mỹ dự định bỏ phiếu cho ai trong một cuộc đầu phiếu trực tiếp. Cho đến nay, các cuộc thăm dò tổng tuyển cử như vậy, cho thấy một bức tranh hỗn hợp. Joe Biden đánh bại Trump khá nhẹ nhàng. Bernie Sanders cũng có xu hướng dẫn trước Trump, mặc dù với biên độ nhỏ hơn đáng kể. Nhưng tất cả các ứng cử viên quan trọng khác, gồm cả Elizabeth Warren, Kamala Harris, và Pete Buttigieg, họ có xu hướng chạy nước rút đối đầu với tổng thống: Trong nhiều cuộc thăm dò, họ dẫn trước Trump một cách khá khít khao, họ theo sau Trump trong nhiều cuộc thăm dò khác.

Như Nate Silver đã chỉ ra, khi cho rằng các cuộc thăm dò cho cuộc chạy đua nước rút được thực hiện ở giai đoạn đầu này là một lời hướng dẫn đáng tin cậy cho tương lai, đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Rốt cuộc, các cuộc thăm dò được thực hiện vào cuối năm trước bầu cử tổng thống, có sai số tính trung bình mất khoảng 11 điểm trong cuộc kiểm đếm cuối cùng.

Tuy nhiên, khi hoàn toàn bỏ qua các cuộc thăm dò cho cuộc chạy đua nước rút là sai. Khi sự hợp tác theo đảng phái đã tăng lên trong những thập niên qua, các cuộc thăm dò đầu tiên đã trở nên chính xác hơn. Trong năm cuộc bầu cử kể từ đầu thiên niên kỷ, các cuộc thăm dò đã có sai số trung bình 6%; trong hai cuộc bầu cử vừa qua, chỉ giảm đi trung bình là 2%. Mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến không thể dự đoán tương lai, nhưng chúng cung cấp sự kiểm tra quan trọng về trực giác của chúng ta.

Cho đến nay, những gì chúng ta biết là hoàn toàn phù hợp với việc với Đảng Dân chủ giành được một chiến thắng vang dội, hoặc là Trump bảo đảm tái thắng cử trong một biên độ phù hợp. Hiện nay, trong trường hợp tốt nhất, công luận đem lại lợi thế rất nhỏ trong cuộc bỏ phiếu toàn quốc cho đảng Dân chủ. Như trong năm 2016, vì cử tri đoàn dường như dành nhiều ủng hộ cho Trump hơn là cho đối thủ của mình, đó là niềm an ủi rất ư nhạt nhẽo.

Rất nhiều thứ có thể thay đổi trong cả hai chiều hướng. Nhưng có một lý do cuối cùng để nghĩ rằng, cơ hội tái thắng cử của tổng thống tốt hơn là người ta nhận ra bề ngoải.

Trump là nhân vật có cá tính và cách xử sự mà mọi người đều biết và hiểu. Sau ba năm, đảng Dân chủ với lý do chính đáng, đã tấn công Trump từ mọi góc độ có thể, thật khó để tưởng tượng rằng họ có thể đột nhiên thành công trong việc thay đổi cách mà hầu hết người Mỹ cảm nhận về Trump. Có cách công kích nào mới lạ sẽ chống lại các cử tri của Trump, những người đã từng gắn bó với Trump?

Ngược lại, cho đến nay, đảng Cộng hòa không có nhu cầu hoặc cơ hội tập trung các cuộc tấn công của họ vào bất kỳ ai trong số 16 đảng viên Dân chủ đang tranh đấu cho việc đề cử của Đảng. Một khi họ làm như vậy, dường như họ làm giảm đi thiện cảm của bất cứ ai sẽ nổi lên như là người chiến thắng.

Điều này đặc biệt đúng, nếu ứng cử viên đảng Dân chủ cuối cùng trở nên nổi tiếng trên cả nước chỉ trong vài năm qua, ví dụ như Kamala Harris hoặc Pete Buttigieg. Nhưng cỗ máy công kích thuộc bảo thủ cũng có thể ảnh hưởng đến ý kiến về các ứng cử viên đã lọt vào mắt của công chúng lâu dài hơn, chẳng hạn như Joe Biden hoặc Bernie Sanders. Hãy nhớ rằng, khi bà Clinton từ chức Ngoại trưởng vào tháng 2 năm 2013, gần hai phần ba người Mỹ đã có quan điểm ủng hộ cho bà. Vào mùa thu năm 2016, khi bà là ứng cử viên tổng thống cho Đảng Dân chủ, chỉ hơn một phần ba người Mỹ giữ quan điểm ủng hộ.

Kể từ năm 1945, chín tổng thống khi còn tại chức đã ra tranh thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Trong số này, sáu tổng thống đã được tái đắc cử. Hai trong số ba tổng thống còn lại, George H. W. Bush và Gerald Ford, đã có người tổng thống kế nhiệm ngay trong đảng của họ, vì vậy về cơ bản các vị tổng thống đang tìm một nhiệm kỳ thứ ba hoặc thứ tư khi còn tại chức. Vị tổng thống duy nhất mất cơ hội tái thắng cử sau khi giành được quyền lực từ đảng đối lập là Jimmy Carter, và ông phải đối mặt với những làn sóng chống đối bất thường do sự kết hợp của một cuộc khủng hoảng kinh tế nội địa và sự sỉ nhục quốc gia từ hải ngoại.

Tất nhiên, Trump là một tổng thống bất thường. Do đó, cuối cùng, Trump cũng sẽ chứng minh sự bất thường theo cách bình thường hơn bằng cách mất cơ hội tái thắng cử.

Nhưng những gì nổi bật nhất, có thể không cần phải xảy ra.

***

Tác giả: Yascha Mounk là Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins và là chuyên gia cấp cao của German Marshall Fund. Ông là tác giả của cuốn sách The People vs. Democracy: Why Our Freedom Is in Danger and How to Save It.

Nguyên tác: Trump Could Win Again. Tựa đề bản dịch là của người dịch

Bài liên quan cùng tác giả: Thời đại bất thường – Nền dân chủ lâm nguy?




No comments:

Post a Comment