Saturday, July 6, 2019

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC : CẦN ÁP LỰC & ĐA PHƯƠNG (Gemma Stewart)




Huỳnh Quang  lược dịch
5/07/2019

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc phải nhấn mạnh áp lực và răn đe, trong khi hành động đa phương hơn là đơn phương, theo các chuyên gia cho biết trong hội thảo lần thứ hai của Edgerton Series về Việc Phản Ưng Đối Với Trung Quốc Trỗi Dậy (Edgerton Series on Responding to a Rising China).

Nhóm hội thảo tập trung vào phúc trình gần đây của Asia Society-UCSD, Corse Correction: Hướng Tới Chính Sách Trung Quốc Hiệu Quả và Bền Vững, được trình bày trong sự hợp tác với Pacific Council, Asia Society Southern California, Annenberg Foundation Trust at Sunnylands, và UC San Diego’s 21st Century China Center. Phúc trình đưa ra các đề nghị cho các nhà làm chính sách Mỹ trong việc tìm ra sự quân bình giữa việc tìm kiếm lợi ích bình thường, trong khi đẩy lùi các chánh sách quyết đoán gia tăng của TQ đối với thương mại, kinh tế, an ninh, quản trị toàn cầu, nhân quyền, và các hoạt động tạo ảnh hưởng hải ngoại.

Người điều hợp cuộc hội thảo là Đại Sứ David Lane, chủ tịch Sunylands và cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Các Cơ Quan Liên Hiệp Quốc tại Rome.

Các hội thảo viên cho rằng có quá nhiều điều đã thay đổi trong vòng 2 thập niên qua trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, kỹ thuật, và nhiều thứ khác nữa, tất cả đều góp phần cho mối quan hệ khác biệt giữa hai quốc gia siêu cường. Theo Tiền Sĩ Barry Naughton, Chủ Tịch Vụ Quốc Tế Trung Quốc tại Trường Chính Sách và Chiến Lược Toàn Cầu của Đại Học UC San Diego, “[liên quan đến] kinh tế, mọi thứ đều đã thay đổi.”

Khi Hoa Kỳ và TQ hình thành mối quan hệ trong thập niên 1970s, TQ là nước cực kỳ nghèo khổ. “Mối tương tác kinh tế giữa TQ và Hoa Kỳ đã làm cả hai bên đều dễ chịu,” theo Naughton. “Sự trao đổi hàng hóa và lao động rẻ của TQ đổi lấy hàng tinh vi, vốn đầu tư, kỹ thuật từ Hoa Kỳ đã làm lợi cho cả hai bên.”

Mối quan hệ lợi ích song phương này kéo dài cho đến nửa sau của thế kỷ 20 khi TQ và Hoa Kỳ cùng phát triển giàu mạnh, hợp tác kinh tế rộng lớn. Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể kềm chế một TQ trỗi dậy và hướng nó tới tự do kinh tế và xã hội. Nhưng sau khi bước vào thế kỷ 21, sự cam kết của TQ để mở cửa thị trường, cải tổ kinh tế đã tan biến và TQ bắt đầu thực hiện hàng loạt tham vọng và các chính sách kỹ nghệ bành trướng hậu thuẫn các công ty TQ. Nhất là dưới triều đại của Chủ Tịch Tập Cận Bình lại càng trở thành một chế độ áp bức, độc tài và vi phạm nhân quyền.

Những cam kết của TQ đối với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và đầu năm 2000 đã không được thực hiện đầy đủ, và TQ đã không bắt đầu thực hiện các bước thay đổi, cải tổ, và mở cửa. Điều này đã gây sốc cho Hoa Kỳ.

Trong khi Đảng Cộng Sản TQ đương đầu với các vấn đề hình ảnh và uy tín của chính họ, Hoa Kỳ cũng phải tìm cách tiến tới để duy trì các lợi ích và những giá trị của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu với một TQ ngày càng thách thức nhiều hơn.

Nhóm hội thảo đã nêu ra một số đề nghị như sau :

Trước hết, Hoa Kỳ cần tái cam kết hợp tác với những đồng minh và cổ võ cho sự hồi sinh của trật tự kinh tế dựa vào luật pháp. “Hoa Kỳ cần duy trì và cập nhật các định chế quốc tế và làm việc với các đồng minh và bạn bè để buộc các lãnh đạo TQ phải tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế,” theo ban hội thảo cho biết. “Hoa Kỳ không thể cố đi một mình.”

Trong khi nhóm hội thảo đồng ý rằng chính phủ Trump đúng khi tuyên bố công khai và thành thật về các chính sách TQ và sân chơi không công bằng mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ đối diện với TQ, họ cũng nêu ra rằng chính phủ Trump đã phạm phải một số sai lầm. Việc xa lánh các đồng minh, thực hiện việc đơn phương đánh thuế, xóa bỏ các định chế quốc tế, và rút khỏi các liên minh như Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những bước đi lạc hướng.

Mặc dù đã đến lúc để tăng cường lập trường chống TQ về phần Hoa Kỳ, việc trở lùi đơn độc thì không phải là chiến lược thực sự sẽ làm cho các nhà nắm quyền quyết định của TQ tạo thay đổi như Hoa Kỳ tìm kiếm, như mở cửa thị trường, giảm bảo hộ mậu dịch, và giảm hoạt động quân sự tại Biển Đông.

Nhóm hội thảo nói rằng, “Trump đã tạo được sự chú ý của TQ.” “Bây giờ chúng ta sẽ làm gì đối với điều đó?”

Nhóm hội thảo cho rằng Hoa Kỳ phải tỉến tới việc tăng áp lực và răn đe, cùng lúc hành động đa phương hơn là đơn phương, sẽ là bước đi đúng hướng.

---------------------------
Nguồn :     
April 22, 2019





No comments:

Post a Comment