Wednesday, June 20, 2018

TƯƠNG LAI XÁM XỊT CHO VIỆC ĐẤU TRANH ở VIỆT NAM SAU KHI HOA KỲ RÚT RA KHỎI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ. (tin tổng hợp)





Việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ là bất lợi lớn cho giới hoạt động nhân quyền thế giới nói chung và giới hoạt động Việt Nam nói riêng, nhất là trong bối cảnh kỳ kiểm điểm UPR sắp tới vào tháng 1/2019.

Dù bị chỉ trích vì tính kém hiệu quả của nó, Hội đồng Nhân quyền vẫn là cơ chế nhân quyền tốt nhất mà nhân loại từng có. Không ở lại để cải thiện hiệu quả của nó mà bỏ đi chơi một mình là một hành động hết sức kém trách nhiệm của một quốc gia thành viên, nhất là một thành viên quan trọng như Mỹ.

Mỹ bỏ đi nghĩa là những thành viên khác như Trung Quốc và Nga sẽ rảnh tay hơn rất nhiều để thao túng nghị trình của Hội đồng, cũng như thao túng các thành viên khác của Hội đồng.

Với những thành viên còn lại như vậy, liệu Hội đồng còn có thể ra những nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới nữa không? Liệu các cơ chế đi theo nó như UPR hay Báo cáo viên đặc biệt có còn được cấp đủ nguồn lực và hậu thuẫn chính trị để hoạt động nữa hay không? Câu trả lời rất có thể là không.

Xưa nay giới hoạt động Việt Nam dựa dẫm vào Hội đồng Nhân quyền khá nhiều để một là kêu oan, hai là chính danh hoá hoạt động của mình. Giờ Hội đồng bị Mỹ bỏ rơi nghĩa là giới hoạt động mất đi một chỗ dựa.

Điều quan trọng nữa là, Trump bỏ Hội đồng Nhân quyền chẳng phải vì hắn quan tâm con mẹ gì đến nhân quyền hay tính hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền. Nếu quan tâm thì hắn sẽ có kế hoạch thiết lập nên một cơ chế nhân quyền quốc tế khác hiệu quả hơn. Trump bỏ vì chính cái Hội đồng này và một số quan chức của nó đã chỉ trích chính sách của Trump, và liên tục chỉ trích đồng minh của Mỹ là Israel. Bản thân nhân quyền cũng chưa bao giờ là ưu tiên trong nghị trình của Trump.

Lấy lý do Hội đồng Nhân quyền kém hiệu quả chỉ là cái cớ. Bảo vệ nhân quyền trên thế giới, cũng giống như đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, là một quá trình lâu dài, không thể muốn là có ngay một cơ chế như ý. Làm nũng kiểu như Mỹ là trò trẻ con.


-------------------------------

14 giờ · 
TƯƠNG LAI XÁM XỊT CHO VIỆC ĐẤU TRANH ở VIỆT NAM SAU KHI HOA KỲ RÚT RA KHỎI ỦY BAN NHÂN QUYỀN.
Trong 47 quốc gia thành viên của Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền thì Hoa Kỳ và khối đồng minh, các quốc gia Dân Chủ coi trọng Nhân Quyền vẫn luôn có thế thượng phong. Điều quan trọng là, Hoa Kỳ phải nên làm thế nào để lôi kéo các quốc gia trung lập, tạo áp lực của số đông về với mình trong việc Bảo Vệ Nhân Quyền mới đúng, nhưng ...

Khối Phi Châu (13). Khối Á Châu (13). Khối Đông Âu (6). Khối Nam Mỹ (8) và khối Tây Âu với Mỹ (7).

Nên nhớ, trong khối Á Châu còn có cả Nhật và Nam Hàn. Và khối Phi Châu còn có cả South Africa và Ivory Coast là những quốc gia giữ luật Nhân Quyền khá tốt (hình 1), chứ không quá yếu kém và thua thiệt về con số như một số bài viết cũng như một số bài báo đã vẽ ra là 40 đấu với 7.

Một điểm quan trọng là 47 quốc gia được bầu để trở nên thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền như được kể ở trên, nhiệm kỳ chỉ có là 3 năm, quốc gia nào cũng vậy. Họ chia làm 3, khoảng 16 quốc gia luân chuyển trong 3 năm nhiệm kỳ, mỗi năm bầu một lần cho 3 năm. Sau đó phải được bầu lại. Con số hai phe Vi Phạm Nhân Quyền và nhóm Lên Án bọn Vi Phạm Nhân Quyền thường khá cân xứng, bên Lên Án thường mạnh hơn.

Điều quan trọng khác là, sức mạnh nhờ ở đám đông. Một khi Hoa Kỳ rút ra rồi, ai sẽ đứng ra thay thế Hoa Kỳ làm lãnh đạo trong việc bảo vệ Nhân Quyền trên thế giới. Đừng nói với tôi là Hoa Kỳ đứng một mình sẽ mạnh hơn là khi đứng chung với 25-26 quốc gia còn lại trong hình, cùng ủng hộ phía sau.

Hoa Kỳ rút ra rồi, thì ai sẽ lên tiếng cảnh cáo và lên án các quốc gia vẫn thường vi phạm Nhân Quyền như Trung Quốc, Nga, Công Gô, Bắc Hàn và ngay cả Việt Nam? Tập Cận Bình hay Putin? Hay là ông Nguyễn Phú Trọng?

Tiếng nói từ 25-26 quốc gia trong khối liên minh Dân Chủ tôn trọng Nhân Quyền mà Hoa Kỳ làm thủ lãnh đứng ra kêu gọi mạnh hơn hay tiếng nói đơn độc của Hoa Kỳ mạnh hơn, NẾU CÓ dưới thời ông Trump?

Ai nói LHQ là nơi mà Hoa Kỳ phí phạm tiền bạc đóng vào thì thực là … mau quên, ăn xong quẹt mỏ, qua cầu rút ván. Số tiền khoảng 22% đóng góp dưới thời Obama không có gì gọi là quá đáng so với một quốc gia có nền thu nhập cao như Hoa Kỳ. Các quốc gia còn lại đều chung tay đóng góp, DỰA TRÊN KHẢ NĂNG của mỗi quốc gia giàu nghèo, KHÔNG AI BẮT BUỘC AI (hình 2). Số tiền quyên góp được đó, ngoài việc xử dụng để chi trả cho mọi chi phí, thì mỗi năm họ có thể giúp được hơn 120 triệu người đói nghèo, người chạy xin đi tỵ nạn ở khoảng 80 quốc gia trên thế giới, mà NGÀY XƯA, CHÍNH CHÚNG TA, NHỮNG BOAT PEOPLE ĐƯỢC HƯỞNG KHÔNG ÍT trước khi đặt chân đến Mỹ.

Tại sao gọi là phí phạm?

Tại sao lại vỗ tay ủng hộ, reo hò cho rằng ÔNG TRUMP RÚT RA, BỎ ĐÓNG GÓP TIỀN LÀ ĐÚNG?

Đúng là một bọn người lưu manh, xong việc là quên hết.

Đúng là mù quáng trong cái đầu óc Cuồng Lãnh Tụ, chỉ biết ca tụng, ca tụng cổ võ BẤT CỨ THỨ GÌ TỪ LÀNH TỤ VĨ ĐẠI và TỐI CÁO làm kể cả cái SAI.

Ván bài này chỉ là:

1- Để bao che cho việc Do Thái bị lên án vì vi phạm Nhân Quyền, bắn giết người Palestians thời gian vừa qua, mà ông Trump là người gây ra khi cho Tòa Đại Sứ Mỹ dời về khu vực tranh chấp ở Jerusalem. Chính bà Nikky đã tuyên bố như thế.

2- Để “tránh né” việc vi phạm Nhân Quyền của chính ông Trump và Bộ Nội Các chính phủ của ông ta mới bị các quốc gia Âu Châu lên án, trong việc xử dụng trẻ em, con của những người Mễ nhập cư lậu, như loại con tin để trao đổi cho mục đích chính trị bẩn thỉu của mình và nhất là để ép Quốc Hội Hoa Kỳ phải xì ra tiền cho ông ta xây tường như đã Hứa Lèo.

Tôi dám bảo đảm, đảng và nhà nước cộng sản ở VN sẽ LỘNG HÀNH HƠN, HUNG TỢN HƠN, TRẮNG TRỢN HƠN TRONG VIỆC VI PHẠM NHÂN QUYỀN … KỂ TỪ ĐÂY …

*** Thế sao người dân VN lại hí hửng vỗ tay ca ngợi việc làm này của ông Trump nhỉ? 

Khó hiểu thật!
.
Hình 1 :
Hình 2 :


----------------------------------------


Theo chính báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017 thì có 9 quốc gia thành viên UNHRC đã đàn áp công dân của họ khi các công dân này đã có những hoạt động hỗ trợ Liên Hiệp Quốc cải thiện nhân quyền tại nước họ. Những công dân này đã bị đánh đập, giam giữ trái phép, mất tích hoặc bị bỏ tù. Nhiều người bị mất công ăn việc làm, tịch thu tài sản, hãm hiếp, tống vào nhà thương điên, hoặc bị cấm xuất cảnh. 9 quốc gia đó là: Burundi, Egypt, Rwanda, Cuba, Venezuela, China, India, Saudi Arabia and the United Arab Emirates. (1)

9 quốc gia này nằm trong danh sách 29 quốc gia vi phạm.

Hiện tại các thành viên của UNHCR gồm có: 

Afghanistan, Angola, Australia, Belgium, Brazil, Burundi, China, Côte d’Ivoire, Croatia, Chile, Cuba, Congo, Ecuador, Egypt, Ethiopia, Georgia, Germany, Hungary, Iraq, Japan, Kenya, Kyrgyzstan, Mexico, Mongolia, Nepal, Nigeria, Pakistan, Panama, Peru, Philippines, Qatar, Republic of Korea, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Slovakia, Slovenia, South Africa, Spain, Switzerland, Togo, Tunisia, Ukraine, United Arab Emirates, Great, USA (đã rút khỏi hội đồng), Venezuela. (2)

Nhìn vào danh sách này người ta có thể tra cứu để biết bao nhiêu quốc gia thành viên tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. 

Một tổ chức với tiêu chí "Bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người; để tạo sức mạnh cho mọi người dân thực hiện quyền của họ, và hỗ trợ cho những ai có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền có thể thực hiện những nỗ lực của họ." (3) lại có những thành viên đại diện thế giới để bảo vệ quyền con người là Tàu cộng, Cuba, Iraq, Ả Rập... Trong những nhiệm kỳ trước còn có Nga và Việt Nam. 

47 thành viên hiện nay của HĐNQ được chia theo vùng như sau: 

Châu Á: 13. 
Châu Phi: 13.
Đông Âu: 6. 
Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean: 8. 
Tây Âu và các quốc gia khác: 7. 

Những nước có tình trạng nhân quyền tốt và nỗ lực bảo vệ nhân quyền cao thuộc vào nhóm sau cùng Tây Âu, Úc, Hoa Kỳ... chỉ có 7 ghế trong số tổng cộng 47 ghế thành viên. 

Hoạt động mạnh mẽ nhất của HĐNQ không phải tại các buổi họp, báo cáo, thuyết trình mà là những cuộc vận động hành lang, kết bè, kéo phái. Những quốc gia thành viên lớn, vi phạm nhân quyền trầm trọng như Tàu cộng, Nga đã ráo riết vận động, hứa hẹn những hỗ trợ về đầu tư, chính trị cho các quốc gia thành viên nhỏ cũng vi phạm nhân quyền. Kết quả là vào các buổi họp, những phán quyết về vi phạm nhân quyền hay những khuyến cáo đều bị phủ quyết. Ngược lại, vị trí của những nước độc tài, đàn áp nhân quyền được nâng lên. Điển hình là cộng sản Việt Nam được trở thành thành viên đê thực hiện tiêu chí cao cả "bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người..."

Do đó, khi rút ra khỏi HĐNQ của LHQ, Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley đã tuyên bố: HĐNQ là "tổ chức bảo vệ những kẻ đàn áp nhân quyền", là một cơ chế đầy tính đạo đức giả, chia rẽ, thiên vị và chỉ biết phục vụ cho tổ chức này." (4)

*

Chú thích:





21.06.2018


-----------------------------------


Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley tuyên bố Hoa Kỳ đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ vì đó là một cơ chế đầy tính đạo đức giả, chia rẽ, thiên vị và chỉ biết phục vụ cho tổ chức này. 

Thành lập vào năm 2006 HĐNQ đã bị chỉ trích là cho phép nhiều quốc gia vi phạm nhân quyền trở thành thành viên và theo bà Haley - đó là một sự nhạo báng đối với nhân quyền. Với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bà Nikki Haley đã lên án hội đồng là "tổ chức bảo vệ những kẻ đàn áp nhân quyền".

Việc rút khỏi HĐNQ ngay lập tức đã tạo ra nhiều phản ứng. 

Người đứng đầu của của Liên Hiệp Quốc đặc trách về Nhân Quyền, ông Zeid Ra'ad al-Hussein cho rằng đây là một điều đáng thất vọng nhưng không ngạc nhiên. 

Tổng thư ký LHQ António Guterres thì mong rằng Hoa Kỳ vẫn là một thành viên. 

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng đây là một quyết định "đáng tiếc" vì mặc dù cần cải cách nhưng HĐNQ là tổ chức rất quan trọng để đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm về nhân quyền".

Nga đã nhanh chóng nộp đơn tái ứng cử thành viên của hội đồng cho nhiệm kỳ 2021-2023 để "tiếp tục hoạt động hiệu quả của mình tại Hội đồng nhân quyền nhằm duy trì đối thoại bình đẳng và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền". 

Một số các tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại rằng hành động của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực giám sát và giải quyết các trường hợp lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới. 

Đây không phải là mâu thuẫn đầu tiên giữa Hoa Kỳ và HĐNQ. Chính quyền Bush đã quyết định tẩy chay hội đồng khi nó được thành lập vào năm 2006 với nhiều lý do tương tự. Đại sứ của Liên Hiệp Quốc vào những năm sau đó là ông John Bolton, hiện cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Trump, là người phê bình UNHRC mạnh mẽ nhất. Hoa Kỳ chỉ chính thức gia nhập HĐNQ vào năm 2009 khi Obama đắc cử tổng thống. 

Một số nhà hoạt động cũng đồng ý với những lý do chỉ trích của chính phủ Hoa Kỳ đối với HĐNQ, nhưng không đồng ý với hành động rút khỏi hội đồng này. Họ tin rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục là thành viên để chủ động cải cách hội đồng từ bên trong. 

Vào năm 2013, Việt Nam - với hồ sơ vi phạm nhân quyền dày đặc bởi nhà cầm quyền CSVN - đã được bầu làm thành viên của HĐNQ. Bất chấp sự phản đối rộng rãi của người Việt Nam lẫn rất nhiều tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế, bất chấp những bằng chứng vi phạm nhân quyền trầm trọng xảy ra liên tục tại Việt Nam, Hội đồng Nhân Quyền LHQ đã chấp thuận nước CHXHCN Việt Nam trở thành quốc gia thành viên với 184 phiếu thuận trong tổng số 192 phiếu bầu. 

Cũng vào năm 2013, bên cạnh CHXHCNVN thì Tàu cộng, Nga, Saudia Arabia, Algeria trở thành quốc gia thành viên của HĐNQ. 

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 2006 để thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này gồm có 47 thành viên quốc gia với nhiệm kỳ ba năm. Mỗi năm hội đồng nhóm họp 3 lần để duyệt xét hồ sơ vi phạm nhân quyền, ghi nhận, khuyến cáo những vi phạm và tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên trình bày về những thành quả cải thiện nhân quyền. 

20.06.2018







No comments:

Post a Comment