Saturday, May 5, 2018

VẤN ĐỀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Tạ Dzu)




Tạ Dzu
28-4-2018

“Bốn chữ tự nhiên kinh tế mâu thuẫn lẫn nhau, vì kinh tế bao giờ cũng bao hàm một thủ đoạn nhân vi, trái ngược với hai chữ tự nhiên” – (Lý Đông A, Nền Triết Học Chính Thống)

Năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), ông Nguyễn Phú Trọng, trong lần tham dự bàn về dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã phát biểu rằng “…Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Người ta có thể tin rằng ông nói điều đó thật lòng vì ông từng là Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng đảng và đã nắm giữ các chức vụ quan trọng. Từ 1987 – 1989, ông là Trưởng ban xây dựng đảng; rồi 1991-1996 là Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản. Dù biết rằng cho đến cuối thế kỷ 21 chưa chắc đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam, nhưng vì tin tưởng hoàn toàn vào những điều căn bản làm nền tảng xây dựng chủ thuyết cộng sản, như xã hội cộng sản nguyên thuỷ, kinh tế tự nhiên, động lực làm lăn bánh xe lịch sử, những quy luật biện chứng, tính quyết định của vật chất v.v… nên ông và Đảng CSVN vẫn kiên định đưa đất nước tiến lên XHCN.

Những điều căn bản đó có đúng hoặc có bám sát thực tại hay không? Nếu không, ông và các đồng chí của ông vẫn lầm lẫn tin vào, thì thay vì đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa, lại như dân gian thường nói, Xuống Hố Cả Nước.

Nhận định sai dẫn đến tư duy sai rồi hành động sai. Chính sách xây dựng quốc gia, do đó, càng sai.


*
*
Tạ Dzu
30-4-2018

Tiếp theo phần 1

Đâu là yếu tố quyết định đời sống con người?

Tâm thức, chỉ chung các khía cạnh của trí tuệ và ý thức, thuộc tinh thần, không thuộc về vật chất. Tâm thức bao gồm các quá trình có ý thức của não bộ như tư tưởng, trí nhớ, trí tưởng tượng, ý muốn, cảm xúc v.v…

Duy Tâm là trường phái khẳng định rằng chỉ duy yếu tố tinh thần vô hình, sản sinh ra mọi hiện tượng sống. Yếu tố vô hình trừu tượng này có trước vật chất và tồn tại độc lập với thế giới thực tại, thường được trường phái Duy Tâm dùng để giải thích cho thượng đế hiện hữu từ vô thuỷ vô chung. Xuất phát tối sơ là sự phát sinh và cứu cánh của thần. Phương pháp luận thường được sử dụng là phép tam đoạn luận. Đến thế kỷ 19, Hegel tu chỉnh lại, đặt ra Duy tâm Biện chứng pháp, lý giải mọi biến đổi đều tuỳ thuộc vào tinh thần tuyệt đối.


*
*
Tạ Dzu
6-5-2018

Tiếp theo phần 1 và phần 2

Duy Vật biện chứng có hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gồm sáu cặp phạm trù, ít được nói tới, và nguyên lý về sự phát triển, thường được đề cập hơn.

Nguyên lý về sự phát triển bao gồm ba quy luật: Quy luật mâu thuẫn nói về nguồn gốc của sự phát triển; quy luật lượng – chất chỉ ra hình thức của sự phát triển và quy luật phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển.

Thực ra, biện chứng pháp (dialectics) được các triết gia cổ Hy lạp gọi là phương pháp đi tìm chân lý bằng biện luận. Sau này Hegel dùng để chỉ quy luật phát triển của tư tưởng theo từng chu kỳ, bao gồm chính đề, phản đề và hợp đề, qua hai giai đoạn: mâu thuẫn và tổng hợp (dung hoà, thoả hiệp). Theo Tiến sĩ Phạm Khắc Hàm trong bài Thuyết Mác Lê Dưới Kính Hiển Vi (trang 78), khi nói đến luật vận động của vật chất cụ thể, phải bàn về động lực học, không thể dùng biện chứng pháp là phương pháp biện luận của tư duy, những gì thuộc về trừu tượng.










No comments:

Post a Comment