BBC Tiếng
Việt
2
Tháng 5, 2018
Liên
quan tới cáo buộc 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', lãnh đạo cao nhất của chính phủ
Slovakia nay nói rằng Việt Nam đã "lợi dụng lòng hiếu khách" của họ.
Thủ tướng Peter
Pellegrini của Slovakia hôm 2/5/2018 có chuyến công du một ngày tới Đức, với vụ
'bắt cóc ở Berlin' nằm cao trong nghị trình thảo luận giữa ông với Thủ tướng Đức,
Angela Merkel. GETTY IMAGES
Thủ
tướng Slovakia vừa có chuyến công du một ngày tới Đức, với vụ 'bắt cóc ở
Berlin' nằm cao trong nghị trình thảo luận giữa ông với Thủ tướng Angela
Merkel.
Trang Facebook của Thủ
tướng Pellegrini đã chạy Live từ ngay cuộc họp báo chiều 02/05 ở Berlin của
ông với người tương nhiệm Đức, bà Angela Merkel. Ông Pellegrini đã nhắc nhiều đến
vụ Trịnh Xuân Thanh. FACEBOOK
Hai
thủ tướng Đức và Slovakia sau đó đã tổ chức họp báo trực tuyến tại Berlin chiều
cùng ngày.
Trang
Facebook của Thủ tướng Pellegrini đã chạy Live từ ngay cuộc họp báo.
Có
mặt tại cuộc họp báo, ông Lê Trung Khoa,
chủ biên trang tin thờibáo.de nói với BBC rằng cả phía Đức lẫn Slovakia đều đưa
ra những tuyên bố mạnh mẽ liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh.
Cụ
thể, bà Merkel nói Đức "đã có những biện pháp cụ thể về vụ Việt Nam bắt
cóc ông Trịnh Xuân Thanh", trong đó có việc tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội và việc
Tòa Thượng thẩm tại Berlin đang xét xử nghi phạm bị cho là có liên quan tới vụ
bắt cóc.
Vị
khách tới từ Slovakia nói nước ông đã nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía Đức và nói
sẽ triệu tập đại sứ Việt Nam tại Bratislava.
"Tôi
bác bỏ Slovakia đã chủ ý đóng bất kỳ vai trò gì trong việc chuyên chở người bị
bắt cóc,"
Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini nói với báo giới trước khi rời cuộc họp
báo.
Trước
đó, cũng trong ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia, Peter Susko tuyên bố
trong ngày 3/5/2018 sẽ triệu tập đại sứ Việt Nam lên để yêu cầu giải thích về
các khả năng liên quan tới việc bắt và đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt
Nam, hãng thông tấn TASR của Slovakia tường thuật.
Ông
Susko cho biết Bộ Ngoại giao Slovakia đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại
Slovakia để thông báo.
Theo
báo chí hai nước, hồi tháng 1/2018, ông Dương Trọng Minh đã bắt đầu chính thức
làm đại sứ Việt Nam tại Slovakia, sau khi bà Hồ Đắc Minh Nguyệt hết nhiệm kỳ.
Báo chí
Đức nêu nhiều nghi vấn
Trước
đó, truyền thông Đức nêu nghi vấn là ông Trịnh Xuân Thanh sau khi bị cơ quan an
ninh Việt Nam bắt cóc tại Berlin hôm 23/7/2017 đã được đưa về Việt Nam qua ngả
Slovakia.
Truyền
thông Đức cũng nghi ngờ khả năng phái đoàn thuộc Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng
Tô Lâm dẫn đầu đã dùng chiếc chuyên cơ chính phủ mà Slovakia cho mượn hôm
26/7/2017 để đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU.
Ban
đầu, phía Đức đặt câu hỏi liệu Slovakia có chủ động tiếp tay cho Việt Nam
không, nhưng sau nói vụ việc phức tạp hơn nhiều.
Slovakia
luôn bác bỏ việc nước này có can dự vào việc vận chuyển người bị bắt cóc.
"Không có tên
[ông Trịnh Xuân Thanh] trong bất kỳ tài liệu nào mà tôi được xem," tờ Pravda.sk dẫn lời
Thủ tướng Peter Pellegrini nói.
"Điều duy nhất có thể xảy ra là lòng hiếu khách của
Slovakia và dịch vụ mà Slovakia cung cấp đã bị phía Việt Nam lợi dụng."
VIDEO:
Posted by Peter Pellegrini
Thay đối
bất ngờ phút chót
Cuộc
họp giữa Bộ trưởng Nội vụ khi đó của Slovakia, Robert Kalinak, và ông Tô Lâm,
diễn ra tại khách sạn Borik ở Blatislava trong thời gian chóng vánh.
Trang
tin aktuality.sk của Slovakia dẫn lời ông Robert Kalinak, người là Bộ trưởng Nội
vụ kiêm Phó thủ tướng đã tiếp đón Tướng Tô Lâm tại khách sạn Borik, nói rằng việc
cấp phi cơ riêng của chính phủ là 'theo yêu cầu của đoàn Việt Nam'.
Theo
kế hoạch ban đầu, ông nói, phái đoàn Việt Nam lẽ ra đến Vienna, và phái đoàn của
Slovakia cũng sẽ tới sân bay Vienna để gặp họ.
Tuy
nhiên, đoàn của ông Tô Lâm đã đột ngột đến Prague, khiến Slovakia đồng ý cho mượn
máy bay để đưa đoàn từ Prague tới Bratislava, rồi sau đó là tới Moscow.
"Đây
không phải là việc thường xảy ra, nhất là khi chương trình làm việc có sự thay
đổi đột ngột như vậy," ông Kalinak nói.
Tuy
nhiên, "họ [đoàn Việt Nam] hỏi liệu chúng tôi có thể giúp được không. Và
vì hai bên đang có quan hệ tiến triển tốt đẹp, nên chúng tôi đã tạo điều kiện
giúp họ."
Ông
Kalinak nói ông không biết lý do dẫn đến sự thay đổi đột ngột trong lịch trình di chuyển
của các vị khách, và cũng không hỏi vì coi 'đó là chuyện riêng'.
Theo
Bộ Nội vụ, cuộc họp được thu xếp trong chuyến đi trước đó của phái đoàn
Slovakia tới Việt Nam nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Các báo Đức, CH Czech
và Slovakia đều nhắc đến chuyến thăm của Thượng tướng Tô Lâm (bên phải) sang
Bratislava tháng 7/2017
Tờ
FAZ của Đức, ngày 25/4/2018, nói rằng chỉ ba ngày sau vụ bắt cóc ở Berlin, vào
ngày 26/7/2017, nhiều nhân vật tình nghi trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã từ
Prague trên các xe thuê chạy tới Bratislava và đỗ xe tại bãi đỗ của khách sạn
Borik.
Bộ
Ngoại giao Đức hôm thứ Sáu tuần trước gọi Đại sứ Slovakia, ông Peter Lizák, lên
để đặt câu hỏi, báo Spiegel của Đức đưa tin.
Tuy
nhiên, phía Đức nói đây mới chỉ là cuộc gặp nhằm trao đổi thông tin chứ không
phải để chính thức chất vấn theo trình tự ngoại giao.
-----------------------------------------
Hiếu
Bá Linh,
tổng hơp
2-5-2018
Ngay
sau khi vụ bắt cóc xảy ra, đầu tháng 8 năm 2017 chính phủ ở Bratislava đã được
phía Đức thông báo chính thức về nghi vấn Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi EU
bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Kể từ đó các nhà điều tra Đức đã làm việc
chặt chẻ với Bộ Nội vụ Slovakia để làm rõ vấn đề. Cuộc điều tra này được giữ
kín, sau hơn 8 tháng điều tra, phía Đức mới bắt đầu hé lộ.
Ảnh
chụp bài báo trên tờ Handelsblatt ra ngày 30.04.2018
Hôm
30.04.2018 báo Handelsblatt, là nhật báo Đức chuyên về kinh tế, đăng một bài
báo với tựa đề “Chuyên cơ của chính phủ trong tâm điểm – Báo chí truyền
thông Slowakia thấy Chính phủ đồng lõa” và chạy hàng tít phụ “Người
Việt bị bắt cóc ở Berlin có thể đã được vận chuyển bởi một máy bay của Chính phủ
Slovakia. Các phương tiện truyền thông Slovakia nói đây là một sự ô nhục cho đất
nước”. Sau đây là bản dịch bài báo của tờ Handelsblatt:
Bộ Nội vụ Slovakia đã bị chỉ trích vì có thể dính líu đến vụ bắt
cóc một người Việt Nam từ Berlin đưa về nước. Vụ việc này là một sự ô nhục quốc
tế cho cả nước Slovakia, nhật báo “Dennik N” viết như vậy hôm thứ Hai vừa qua.
Chính phủ đã trình bày cho dư luận quốc tế thấy một hình ảnh khủng
khiếp của đất nước: “Hoặc chúng ta là một băng đảng của những kẻ cẩu thả, hoặc
thậm chí chúng ta là những kẻ đồng lõa trong một vụ tội phạm quốc tế“.
Bộ Nội vụ ở Bratislava, thủ đô Slovakia đã thú nhận rằng, họ đã
cho một phái đoàn ngoại giao Việt Nam sử dụng ngắn hạn một chuyên cơ của chính
phủ Slovakia sau một chuyến thăm làm việc thường lệ.
Bộ Nội vụ không biết rằng hồi tháng 7 năm ngoái, chiếc chuyên cơ
này có thể đã được dùng để chở doanh nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước.
Bộ Nội vụ giận dữ về việc mình có thể đã bị “lợi dụng” lòng hiếu khách.
Hôm
thứ Hai vừa qua, trong cuộc nói chuyện với các báo “Pravda” và “Plus1den” Bộ
trưởng Nội vụ Robert Kalinak cho biết rằng, từ tháng 8 năm 2017 chính phủ ở
Bratislava đã được Phía Đức thông báo chính thức về sự nghi ngờ này. Kể từ đó,
Bộ nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với chính quyền Đức, nhưng được giữ bí
mật.
Trong
2 vụ án ở Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án hai lần tù chung thân vì tham
nhũng và quản lý kém. Phiên tòa xét xử phúc thẩm sắp bắt đầu. Vụ bắt cóc này đã
làm cho quan hệ Đức-Việt bị ảnh hưởng nặng nề.
Chuyên cơ của Chính phủ
Slovakia đã cho Bộ Trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm mượn chở Trịnh Xuân Thanh về
Hà Nội qua ngả Moscow
Trong
khi đó một bài báo trên nhật báo TAZ số ra ngày 01.05.2018 cho biết
một số chi tiết mới về nghi vấn Bộ Nội vụ Slovakia đã cung cấp cho Bộ trưởng
Công an Tô Lâm một chuyên cơ của Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh về nước.
Theo
trình bày của Bộ Nội vụ Slovakia, phái đoàn Công an cao cấp Việt Nam ban đầu muốn
bay đến Vienna, thủ đô nước Áo, chứ không bay đến Slovakia. Trong một thời gian
ngắn thì kế hoạch đã được thay đổi.
Thời
gian ngắn trưa ngày 26.07.2017 Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã hạ cánh xuống Praha,
thủ đô CH Séc. Theo thông tin tờ TAZ nhận được, tháp tùng ông là Trung tướng Đường
Minh Hưng và hai người đàn ông khác, trong đó có một sĩ quan cảnh sát cấp cao.
Theo
lời của Bộ Nội vụ Slovakia, vì sự thay đổi lịch trình này và để cho Bộ trưởng
Tô Lâm không bỏ lỡ cuộc hẹn ngay sau đó tại Moscow, nên Slovakia đã cung cấp
cho Bộ trưởng Tô Lâm một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Theo sưu tra của tờ
TAZ, đó là một chiếc Airbus A319, được gửi đến Praha – CH Séc vào buổi sáng
ngày 26.07.2017.
Chỉ
một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó chiếc chuyên cơ lại cất cánh chở Bộ trưởng Tô Lâm
cùng với những người tháp tùng và hạ cánh xuống phi trường Bratislava của
Slovakia vào đầu giờ chiều ngày 26.07.2017.
Sân bay Letisko
Batislava của Slovakia
Chỉ
hơn một tiếng rưỡi sau, chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia lại cất cánh một
lần nữa và bay đến Moscow, có lẽ với nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên
máy bay, sau đó ông Thanh bị đưa về Hà Nội.
Những
thông tin về thời gian do Bộ Nội vụ Slovakia đưa ra cũng không ăn khớp với
nhau: Theo Bộ Nội vụ, cuộc họp làm việc tại khách sạn chính phủ Bôrik kéo dài
khoảng hai giờ. Nhưng các bộ trưởng không thể nào nói chuyện với nhau lâu như
thế được, vì thời gian từ khách sạn đến sân bay đã mất 40 phút.
---------------------------
Hiếu
Bá Linh,
biên dịch và tổng hợp
3-5-2018
Thủ
tướng Slovakia hứa với Thủ tướng Đức sẽ làm sáng tỏ tất cả và cam kết hợp tác tối
đa, cung cấp tất cả thông tin mà phía Đức yêu cầu. Cho công việc này, cả hai Thủ
tướng sẽ liên lạc mật thiết với nhau.
Thủ tướng Đức Merkel
và Thủ tướng Slovakia ông Peter Pellegrini tại Berlin hôm nay 2/5/2018. Ảnh:
Internet
Hôm thứ Tư ngày 02.05.2018, Thủ tướng
Slovakia, ông Pellegrini đã đến Berlin cho chuyến thăm nước Đức đầu tiên kể từ
khi nhậm chức.
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại dinh Thủ tướng ở Berlin
và tại cuộc họp báo sau đó, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi khó
chịu: Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ
Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái?
Trước
đó, Bộ Nội vụ Slovakia đã thú nhận rằng, họ đã cho một phái đoàn Công an cao cấp
Việt Nam sử dụng một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Một nghi vấn được đặt
ra: Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia?
Bộ
Nội vụ Slovakia và cựu Bộ trưởng Nội vụ, ông Kalinák đã phủ nhận, không hề hay
biết gì về điều đó và nói rằng tên của nạn nhân bị bắt cóc đã không có ghi
trong danh sách hành khách chuyến bay này. Người đứng đầu chính phủ mới, tân Thủ
tướng Pellegrini hứa rằng, về phần mình chính phủ sẽ kiểm tra tất cả các chi tiết
và cũng trình ra danh sách hành khách. Nhưng cho đến nay điều này đã không xảy
ra, theo báo Der Spiegel ra ngày 02/05/2018.
Hôm
nay, hãng thông tấn TASR của Slovakia đưa tin, ông Peter Susko, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết, sẽ triệu tập đại sứ Việt Nam tại Slovakia vào
ngày 3/5/2018 để yêu cầu giải trình về các khả năng liên quan tới việc bắt cóc
đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam.
Thủ tướng Pellegrini
và Thủ tướng Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 2/5/2018. Ảnh: Internet
Mở
đầu cuộc họp báo bà Thủ tướng
Đức Angela Merkel phát biểu:
“Thưa
quý vị! Tôi rất vui mừng chào đón ông Peter Pellegrini, tân Thủ tướng Slovakia,
đến Berlin hôm nay. Chúng tôi đã nói chuyện trao đổi cặn kẽ với nhau. Tình huống
nhậm chức của ông không phải là đơn giản. Do đó tôi nói rõ rằng Đức mong muốn
và cũng chờ đợi –nhưng tôi tin rằng Slovakia cũng vậy – rằng tất cả sẽ được thực
hiện để làm rõ vụ giết nhà báo Kuciak và vợ của ông ta hồi tháng Hai.
Tất
nhiên, chúng tôi cũng đã nói chuyện, đề cập đến tường thuật báo chí về vụ bắt
cóc người Việt Nam họ Trịnh, mà trong một mức độ nào đó, có thể có những mối
liên quan nào đó ở Slovakia. Về vụ việc này, một sự hỗ trợ hoàn toàn đã được
[Thủ tướng Slovakia] hứa hẹn. Cho công việc này, cả hai chúng tôi sẽ liên lạc mật
thiết với nhau”.
Sau
đó Thủ tướng Đức nói tới những nội dung và các vấn đề khác trong cuộc hội
đàm. Tiếp theo, Thủ
tướng Slovakia ông Pellegrini phát biểu:
“Tôi
muốn xác nhận rằng chúng tôi với bà Thủ tướng Đức đã có một cuộc nói chuyện rất
xây dựng. Tôi sẽ không lặp lại tất cả những gì bà đã nói. Nhưng tôi muốn nói một
lần nữa rằng nước Đức là đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với nước Cộng hòa
Slovakia. Năm ngoái, chúng tôi đã đạt được doanh thu kỷ lục trong quan hệ
thương mại giữa hai nước. Tôi tin rằng những con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa”.
Điểm
đáng chú ý, mặc dù trong phần phát biểu ông có nói đến những nội dung khác,
nhưng Thủ tướng Pellegrini hoàn toàn không có một lời nào đề cập đến vụ Trịnh
Xuân Thanh bị bắt cóc.
Sau
phần phát biểu của hai vị Thủ tướng là đến phần trả lời câu hỏi của báo chí.
Về
nghi vấn Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi EU với sự trợ giúp của Slovakia, một nữ
ký giả Slovakia đặt câu hỏi, mặc dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia thừa nhận rằng,
ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, kể từ tháng 8 năm 2017 chính phủ Slovakia đã được
phía Đức thông báo chính thức về vụ việc này và đã cùng với phía Đức điều tra,
cựu Bộ trưởng Nội vụ cho biết như thế, nhưng tại sao mãi đến bây giờ, tức là
nhiều tháng sau, Slovakia mới đưa ra phản ứng ngoại giao, mời đại sứ Việt Nam tại
Slovakia giải thích vụ việc này?
Thủ
tướng Pellegrini trả lời rằng ông không biết vụ việc này, ông mới lên nhậm chức,
ông chỉ biết rõ những thông tin cách đây vài ngày khi hồ sơ đến bàn giấy của
ông và ông đã hành xử ngay lập tức. “Phản ứng của tôi là một phản ứng ngay lập
tức. Tôi đã đồng ý cho nhà chức trách Đức tham gia tối đa và chúng tôi sẽ
cung cấp cho phía Đức tất cả thông tin mà họ yêu cầu”, Thủ tướng
Pellegrini nói.
Một
phóng viên Slovakia khác hỏi: “Vụ việc liên quan đến doanh nhân người Việt bị
bắt cóc đã diễn ra từ nhiều tháng nay. Bà Thủ tướng có nhận thấy lỗi lầm nào từ
phía Slovakia không?”
Dĩ
nhiên bà Thủ tướng Đức Merkel đã trả lời “Không!” đúng theo cách thức
ngoại giao, và bà nói tiếp: “Tất nhiên, chúng tôi đã yêu cầu làm rõ vụ việc
và một sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của hai nước để chúng tôi
có thể làm sáng tỏ vụ việc này.
Vụ
bắt cóc này đã làm chúng tôi ở Đức bận tâm rất nhiều, bởi nó đã gây khó khăn
làm trở ngại cho quan hệ Đức-Việt. Tất cả những gì liên quan đã xảy ra phải được
đặt lên bàn (chú
thích của người dịch: Nghĩa là “không giấu diếm”).
Ngài
Thủ tướng Slovakia đã hứa với tôi sẽ làm sáng tỏ tất cả. Ở nước Đức của
chúng tôi đang có phiên tòa xét xử (chú thích của người dịch: nghi can mật vụ
Nguyễn Hải Long). Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhận được trực tiếp
tất cả các thông tin mà phía Slovakia biết được”.
Dường
như cảm thấy nhiều nhà báo Slovakia đặt câu hỏi về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
mà Slovakia có dính líu tới, nên Thủ tướng Pellegrini, thay vì trả lời đúng nội
dung câu hỏi trên, ông lại phát biểu có vẻ nhắc nhở các ký giả của nước ông:
“Thưa
ông phóng viên, tôi muốn bảo đảm với ông rằng, cuộc nói chuyện rất cặn kẽ của
chúng tôi với bà Thủ tướng Đức không chỉ quan tâm đến vụ doanh nhân Việt Nam bị
bắt cóc, mà là một loạt các vấn đề có ảnh hưởng đến chúng ta và Liên minh châu
Âu”.
------------------------------------
Hiếu
Bá Linh,
tổng hợp
30-4-2018
Ảnh chụp bản tin của hãng thông tấn SITA của Slovakia
ngày 29/04/2018, với hình ông Pellergrini Thủ tướng Slovakia
Vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây căng thẳng quan hệ ngoại giao Đức – Slovakia – Việt
Nam. Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước từ Slovakia bằng chuyên cơ chở ông Tô Lâm?
Ông
Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia sẽ đến nước Đức vào thứ Tư tới. Ông có những
cuộc họp đã được lên kế hoạch với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ
tướng Đức Angela Merkel. Một trong những nội dung của các cuộc họp sẽ là vấn đề
vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Báo
Pravda nhấn mạnh, vụ bắt cóc này đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ ngoại
giao giữa Đức và Việt Nam, và hơn thế nữa, giờ đây nó gây căng thẳng đối với
quan hệ ngoại giao giữa Đức và Slovakia cũng như giữa Slovakia và Việt Nam.
Hôm
nay ngày 29/014/2018 hãng thông tấn SITA của Slovakia ra một bản tin của với tựa
đề “Thủ tướng Pellegrini tìm hiểu thông tin về vụ bắt cóc một quan chức Việt
Nam từ Đức”. Bản tin này cho biết, Thủ tướng Peter Pellegrini đặt câu hỏi,
liệu Cộng hòa Slovakia có tham gia vụ bắt cóc quan chức Việt Nam Trịnh Xuân
Thanh, là người bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam hay không.
Thủ
tướng Pellegrini nói: “Tôi sẽ tiếp tục thông tin trong vài ngày tới, điều
quan trọng là loại trừ mọi nghi ngờ. Tôi phải tìm hiểu tất cả các chi tiết, cho
đến nay tôi không có thông tin chi tiết. Bộ Nội vụ Slovakia cũng liên lạc với
phía Việt Nam để kiểm tra thành phần của đoàn Việt Nam và xác định xem có ai
khác trên chuyên cơ của Việt Nam hay không. Tôi không muốn có tiếng xấu ở
Slovakia”.
Trong
khi đó tờ Pravda ra ngày 29/04/2018 đưa tin, ông Robert Kalinak, cựu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, nói rằng, ông không biết gì về một người Việt Nam
bị bắt cóc có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ Việt Nam. Ông Robert Kalinak, cựu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, chính là nhân vật tiếp đón và họp với phái đoàn
cao cấp Công an Việt Nam, trong đó có ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
và Trung Tướng Đường Minh Hưng – nghi phạm chính và là đầu não của vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh.
Cuộc
họp diễn ra vào ngày 26/07/2017 (đúng 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt
cóc) tại khách sạn Borik ở Bratislava, thủ đô Slovakia, khách sạn này nằm dưới
sự quản lý trực tiếp của chính phủ Slovakia. Đặc biệt một số nghi phạm tham gia
vụ bắt cóc này đã thuê một chiếc xe từ Praha để lái đến Bratislava và đã đậu
trong bãi đậu xe của khách sạn Borik trong ngày này – theo dữ liệu của hệ thống
định vị GPS trang bị trong chiếc xe này mà các nhà điều tra thu thập được. Các
nghi phạm này không tham dự cuộc họp nói trên, có lẽ nhiệm vụ của họ là chở Trịnh
Xuân Thanh đến đây. (Xem bài tường thuật chi tiết từ báo Tiếng Dân tại đây).
Ngày
28/04/2018, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Slovakia đã trả lời hãng thông tấn TASR, về việc
các hãng truyền thông Đức đưa tin việc Bộ trưởng Công an Việt Nam thăm Slovakia
nhưng có thể liên quan đến việc bắt người không hợp pháp tại Đức.
“Chúng
tôi rất lo ngại thực tế có thể là chuyến thăm Slovakia của Bộ trưởng Công an Tô
Lâm của Việt Nam có thể bị lợi dụng vào việc việc không trong sạch. Chúng tôi
(Slovakia-Đức) đã cùng hợp tác và xử lý vấn đề này một cách chặt chẽ. Từ tháng
tám năm ngoái, Bộ Nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với các đồng nghiệp Đức
để làm rõ vấn đề này trong khuôn khổ hỗ trợ pháp lý quốc tế cấp tối cao”,
phát ngôn viên của Bộ nội vụ Slovakia cho biết. Theo Bộ nội vụ Slovakia, không
phụ thuộc vào việc đây là trường hợp kẻ đào tẩu từ Việt nam và bị truy tố tội
tham nhũng 130 triệu đô la.
Phát
ngôn viên của Bộ nội vụ Slovakia nói: “Nếu thông tin được xác nhận bởi các
nhà chức trách Đức, nó sẽ được xem như một biểu hiện của sự không đứng đắn
trong hợp tác của phía Việt Nam, lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi để làm
những việc không đúng pháp luật, họ đã phá vỡ quan hệ hữu nghị và phá hoại quan
hệ song phương đang phát triển giữa hai nước”
Danh
sách phái đoàn cấp cao Công An Việt Nam, gồm 12 người: (Thoibao.de thu thập
từ nguồn tin riêng)
1.
Thượng
tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
2.
Trung
tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an
3.
Trung
tướng Lê Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V)
4.
Phạm
Văn Hiếu
5.
Lưu
Trung Việt
6.
Vũ
Quang Dũng
7.
Vũ
Hồng Minh
8.
Phạm
Minh Tiến
9.
Đào
Công Duy
10.
Vũ
Trung Kiên
11.
Đặng
Tuấn Anh
12.
Nguyễn
Thế Đôn
bài
báo trên tờ Pravda ra ngày hôm nay
29/04/2018, có hình ông ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia
Báo
Pravda viết rằng, Slovakia có thể đã bị lợi dụng để đưa Trịnh Xuân Thanh về nước
bằng chuyên cơ của Chính phủ Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák nói: “Tôi
chỉ có thể bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng Bộ trưởng Công an nước CHXHCN Việt Nam
có thể đã lợi dụng chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Công an, nếu điều đó
được xác nhận”.
“Vụ
này gây rắc rối khó xử cho tất cả các bên“, chuyên gia quan hệ quốc tế
Alexander Clarkson nói, và ông đặt câu hỏi, việc gì sẽ xảy ra, nếu xác định được
rằng Slovakia đã trực tiếp hoặc vô tình tham gia vào vụ bắt cóc. “Bratislava
sẽ phải tìm một số câu trả lời“, ông Clarkson nghĩ như vậy.
Nhà
phân tích an ninh Milan Žitný thấy, thật điên dại rằng Slovakia hợp tác trong
việc bắt cóc một công dân từ một nước láng giềng, chẳng hạn như Đức. Nghiêm trọng
hơn, Slovakia là một thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU). “Rõ ràng là điều
này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng ta, nếu điều đó thật sự xảy ra tại
Slovakia“, nhà phân tích Milan Žitný nói.
Cựu
Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák phủ nhận rằng, phía Slovakia biết một người bị bắt cóc
ở Đức có thể có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ Việt Nam. “Trong danh sách
hành khách mà chúng tôi nhận được trước khi phái đoàn Việt Nam đến, không có
tên như vậy. Hơn nữa, từ phía Đức không có ai thông báo cho chúng tôi biết rằng,
một người nào bị bắt cóc hoặc ngụy trang vận chuyển một bệnh nhân”, cựu Bộ
trưởng Kaliňák nói.
Báo
Pravda nhấn mạnh, vụ bắt cóc này đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ ngoại
giao giữa Đức và Việt Nam. Hơn thế nữa, giờ đây nó gây căng thẳng đối với quan
hệ ngoại giao giữa Đức và Slovakia cũng như giữa Slovakia và Việt Nam.
Ông
Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia sẽ đến Đức vào thứ Tư tới. Ông có những cuộc
họp đã được lên kế hoạch với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng
Đức Angela Merkel. Một trong những nội dung các cuộc họp sẽ là vấn đề vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh.
No comments:
Post a Comment