Dân
VN tị nạn qua Mỹ, nhứt là những người xuất phát từ VNCH, trên lý thuyết họ
không thể bị trục xuất về VN. Có hai điều cần nói.
Thứ
nhứt, theo quan điểm pháp lý của người Mỹ, những người dân này mang quốc tịch
Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia khác biệt với quốc gia cộng hòa xã hội chủ nghĩa
VN.
Thực
tế cũng như lịch sử cho thấy, các chính quyền Mỹ từ năm 1954, đã nỗ lực giúp đỡ
các chính phủ đệ nhứt và đệ nhị VNCH để lãnh thổ này trở thành một quốc gia độc
lập có chủ quyền. Quốc gia đó có tên gọi là South Vietnam. Dân miền Nam thời đó
có quốc tịch “South Vietnam”.
Nỗ
lực của Mỹ cho thấy thất bại. Năm 1973 Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris 1973 nhìn
nhận hiệu lực Hiệp định Genève 1954, khẳng định hai bên miền nam và miền bắc VN
đều thuộc về “một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền bắc trung nam, độc lập
và có chủ quyền”.
Nhưng
điều này không làm thay đổi một thực tế pháp lý đã được áp dụng liên tục cho mọi
chính phủ Mỹ, từ tháng tư 1975 cho tới khi ông Trump lên làm tổng thống.
Thứ
hai, sau khi VNCH sụp đổ, những người Việt bỏ nước ra đi đều trở thành người
“vô tổ quốc”. Tư cách pháp nhân của những người này được qui định theo Công ước
Genève về quyền tị nạn. Những người này được Ủy hội quốc tế về tị nạn của LHQ bảo
vệ.
Chính
quyền ông Trump vi phạm luật quốc tế, vì người ta không thể trục xuất những người
“vô tổ quốc” trở về một quốc gia “thù nghịch” mà từ đó họ đã bỏ trốn để thoát
thân.
Trước
nay, các quốc gia có nhận người tị nạn VN, không có trường hợp người Việt tị nạn
nào bị trục xuất trở lại VN hết cả.
Thỏa
thuận 2008 giữa tổng thống Bush và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc VN nhận lại
những người Việt phạm tội trên nước Mỹ, chỉ áp dụng cho công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa VN mà thôi. Mỹ nhìn nhận và thiết lập bang giao với CHXHCNVN
vào năm 1995.
Các
điều ước trong thỏa thuận này chỉ có thể áp dụng cho những di dân đến từ
CHXHCNVN, chớ nó không thể áp dụng cho những người Việt có danh nghĩa “tị nạn”.
No comments:
Post a Comment