4-28-2018
(VNTB)
Chỉ còn mấy ngày nữa là Trung Quốc đơn phương thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá
phi lý trên Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng- Trường Sa thuộc chủ quyền
lãnh hải của Việt Nam. Chắc chắn ngư dân Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và
nguy hiểm vào những chuyến ra khơi sắp tới…
Thực
tế Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, bằng sức mạnh quân sự và kinh tế họ
đã không từ thủ đoạn nào để đi từ việc xâm chiếm và mở rộng chủ quyền lãnh hải
của họ trên Biển Đông một các phi lý. Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông dù biết
là phi lý nhưng được phía Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm nay, gây rất nhiều
khó khăn cho ngư dân của các nước cùng chung sống ở khu vực Biển Đông đặc biệt
là ngư dân Việt Nam khi đánh bắt tại ngư trường Hoàng- Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ.
Bà
Phạm Thị Búp khóc nức nở khi nghĩ đến tàu cá của gia đình bị tàu Trung Quốc đâm
chìm hôm 20.4. Ảnh: báo Thanh
Niên
Bằng
con đường ngoại giao, chính phủ Việt Nam liên tiếp ra những thông cáo phản đối
lệnh cấm phi lý này, tuy nhiên phía Trung Quốc đã có những hành động để chứng
minh một điều rằng; những phản đối ngoại giao đến từ phía Việt Nam là vô hiệu.
Lệnh
cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm nay 2018, phía Trung Quốc bắt đầu áp dụng từ 12
giờ trưa ngày 1/5/2018 đến ngày 16/8/2018. Trước tình thế quá rõ ràng là sẽ có
rất nhiều khó khăn và nguy hiểm đối với ngư dân Việt Nam trong những chuyến ra
khơi ngoài việc tìm kiếm mưu sinh còn làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt
Nam. Báo chí Việt Nam cho biết Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Việt
Nam đề nghị các địa phương ven biển động viên ngư dân bám biển sản xuất bình
thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.
Ngày
20/04 vừa qua Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ra công văn
số 3027/BNN-TCTS gửi Ủy ban các tỉnh, thành phố ven biển với các nội dung:
-Chỉ
đạo cơ quan chức năng thông báo cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản
trên biển biết về việc tạm ngừng đánh cá có thời hạn của phía Trung Quốc và khẳng
định việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền
chủ quyền của Việt Nam là không có giá trị.
-Đề
nghị các địa phương ven biển cần động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường
trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn tổ chức thành đoàn đội khi sản
xuất để hỗ trợ nhau trên biển. Lưu ý, đối với tàu cá có Giấy phép đánh bắt
trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2017-2018 không sang khai thác tại vùng
biển phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ trong thời gian nói trên.
Việt
Nam Thời Báo đã có những cuộc trao đổi, trò chuyện với những ngư dân đánh bắt
xa bờ đặc biệt là những ngư dân ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi hoặc ngược lên
phía Bắc là ngư dân ở Quảng Bình, đây là những nơi mà ngư dân đa phần đánh bắt ở
ngư trường Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ và cũng là nơi thể hiện rõ bản tính bá quyền,
hung hăng của đội tàu Trung Quốc, để tìm hiểu tình hình và tinh thần của những
ngư dân này trước lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông được phía Trung Quốc thực
hiện phi lý vào những ngày sắp tới. Phần rất ít ngư dân đã cho Việt Nam Thời
Báo biết là họ không để ý đến lệnh cấm đánh bắt cá này, còn phần nhiều là các
ngư dân nói mình có biết nhưng vẫn sẽ ra khơi vì ngư trường và chủ quyền của
mình sao phía Trung Quốc lại ra lệnh cấm? Ngư dân tên Na (đổi tên) ở Quảng Ngãi
đã chia sẻ với Việt Nam Thời Báo về tình hình ngư dân ở nơi anh sinh hoạt:
“Nói
chung thì họ (ngư dân) cũng biết vậy rứa thôi chứ ngư trường, chủ quyền của
mình thì họ vẫn cứ ra khơi tiếp tục đánh bắt.”
Trước
câu hỏi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông mà phía Trung Quốc áp dụng hằng năm
có ảnh hưởng gì đến ngư dân Việt Nam, anh Na cho biết hằng năm phía Trung Quốc
vẫn gây khó khăn rất nhiều cho ngư dân Việt Nam hễ khi có những chuyến đánh bắt
xa bờ. Tuy nhiên, những ngư dân như anh Na không thể đánh bắt gần bờ được vì
tài nguyên ở đây đã cạn kiệt rồi. Biết là khó khăn và nguy hiểm đó nhưng cũng
phải ra khơi. Anh Na nói:
“Trung
Quốc họ thường rất khó, hay cấm đánh bắt nhưng mà bà con vẫn tiếp tục đánh bắt
thôi chứ ngư trường giờ đánh ở trong bờ thì đã cạn kiệt rồi giờ bà con cũng vẫn
làm thôi chứ.”
Những
ngư dân mà Việt Nam Thời Báo có dịp trao đổi, nói chuyện trong những ngày qua đều
có chung chia sẻ về những khó khăn mà phía Trung Quốc gây ra đối với ngư dân Việt
Nam là tàu của họ thường xuyên xông vào hải phận (ngư trường) Việt Nam để tịch
thu tài sản, đâm vỡ tàu và thời gian gần đây họ càng hung hăng hơn là nổ súng.
Ngoài Trung Quốc thì những chuyến ra khơi của ngư dân Việt Nam còn gặp đầy khó
khăn và nguy hiểm từ những tàu thuyền chuyên trách của những nước bạn.
“Đúng
rồi. Đi ra đó thì gặp rất nhiều khó khăn, Trung Quốc gây ra bằng việc tịch thu
tài sản, đập phá, lấy lưới ngư cụ của bà còn”
Gần
đây nhất là vào khoảng 8 giờ ngày 20/4/2018, ở vùng biển cách đảo Linh Côn thuộc
quần đảo Hoàng Sa khoảng 7 hải lý, hai tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 45103 và
46001 đã đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi số hiệu Qng 90332 TS khi trên tàu đang có 6
ngư dân.
Có
một điểm chung ở đây mặc dù là tàu cá nhưng tàu phía Trung Quốc có tốc độ chạy
rất nhanh, tàu cá của ngư dân Việt Nam khi phát hiện tàu Trung Quốc từ xa và chủ
động quay đầu tránh né nhưng vẫn bị phía tàu Trung Quốc đuổi kịp. Thêm nữa là,
khi đã đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc thường đứng lại rất lâu trước
khi rút đi nhằm mục đích ngăn chặn những tàu Việt Nam đến cứu tàu bị đâm chìm.
“Bị
chứ. Bà con năm nào cũng bị hết. Bị hoài…”- Lời của anh Na.
Máu
và nước mắt của ngư dân Việt Nam rất nhiều khả năng sẽ đổ vào những ngày tới vì
lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông phi lý mà phía Trung Quốc đặt ra. Người dân
và chính phủ Việt Nam cần phải làm nhiều việc tích cực và cụ thể hơn nữa để bảo
vệ “cột mốc sống chủ quyền” của chúng ta trước mối đe dọa từ Trung Quốc./.
No comments:
Post a Comment