Phạm
Nguyên Trường dịch - VNTB
21-3-2018
(VNTB)
Ngay cả khi lịch sử Trung Quốc thời hiện đại đã có thêm những thành tố cải
cách, nhưng bao giờ nó cũng bị vặn vẹo thành chế độ độc tài. Vì vậy, trong khi
cuộc cải cách trong thời đại dường như là độc đoán của Tập Cận Bình có thể là một
bước thụt lùi, không nên bỏ qua biểu hiện của nó.
Bây
giờ, khi Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thông qua với số phiếu 2.958/2
– về việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, Tập Cận Bình có thể cai trị
Trung Quốc vô thời hạn, chứ không chấm dứt giai đoạn nắm quyền kéo dài hai nhiệm
kỳ, mỗi nhiệm kì 5 năm, vào năm 2023. Tập [Cận Bình] có thể trở thành người nắm
tất cả quyền lực như nhiều nhà quan sát dự đoán hay không?
Các
nhà theo dõi Trung Quốc đã và đang tranh luận về tính chất và mức độ quyền lực
của Tập [Cận Bình] sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX vào năm ngoái. Một
trong những chỉ số là thánh hóa tư tưởng của ông ta: “Tư tưởng của Tập [Cận
Bình] về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho kỷ nguyên mới” được đưa
vào hiến pháp Trung Quốc. Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo Trung Quốc duy nhất
trước đây đã đưa được “Tư tưởng” của mình vào hiến pháp, một số người cho rằng
Tập [Cận Bình] hiện là nhà lãnh đạo quyền lực nhất, kể từ thời Mao.
Tất
nhiên, Đặng Tiểu Bình - người lãnh đạo thời kì “cải cách và mở cửa” của Trung
Quốc trong hai thập niên, bắt đầu từ năm 1978 - cũng được thần thánh hóa, với
“Lý thuyết Đặng Tiểu Bình". Và “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc"
là chính sách do Đặng Tiểu Bình đề xướng. Nhưng việc Tập [Cận Bình] nói thẳng về
“Kỷ nguyên Mới” khởi đầu từ Đặng Tiểu Bình, cho thấy rằng thời kỳ cải cách đã
chấm dứt.
Khác
hẳn với nước Cộng hòa Nhân dân cách đây 40 năm – đất nước nông nghiệp đang vươn
lên từ Cách mạng Văn hoá - Trung Quốc hiện nay là siêu cường kinh tế và chính
trị với một xã hội tiên tiến về công nghệ và đang đô thị hóa rất nhanh. Thời đại
Mới của Tập [Cận Bình] là cột mốc quan trọng trong quá trình tìm kiếm lâu dài
“của cải và quyền lực” của Trung Quốc. Thay cho “mở cửa”, Trung Quốc của Tập [Cận
Bình] sẽ “bước ra” thế giới.
Nhưng
giai đoạn mới này sẽ hiện ra thế nào trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc hiện đại,
và nó sẽ cho ta biết những gì về bản chất quyền lực Tập [Cận Bình]?
Trong
thế kỷ XX, Trung Quốc đã trải qua ba chế độ: Triều đại nhà Thanh, tiếp theo là
thành lập nước Cộng hòa Trung Quốc năm 1912, và từ năm 1949, là nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. Lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được chia thành hai
giai đoạn: thời Mao (1949-1976) và thời cải cách.
Người
ta thấy lịch sử nước này thay đổi theo thời gian như thế nào. Dưới thời Mao, thời
kỳ Cộng hòa - với chính sách “Mặt trận thống nhất” và sự phát triển của xã hội
dân sự - chỉ là một khoảng nghỉ ngắn giữa những giai đoạn chuyên quyền. Tuy
nhiên, trong giai đoạn cải cách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người ta lại
coi sự hỗn loạn thời Mao chỉ là sai lầm, thậm chi Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng
tìm cách tách mình ra khỏi cái mà họ gọi là “những sai lầm tả khuynh”. Với sự
thành công của “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, phép lạ kinh tế của
Trung Quốc dường như khẳng định rằng đất nước này đã vững bước trên con đường
hướng tới phát triển và hiện đại hóa.
Nhận
thức đang thay đổi về đường đi của Trung Quốc được thể hiện trong quan hệ của Mỹ
với nước này. Trong Thế chiến II, Trung Quốc là đồng minh của Mỹ. Thật vậy, năm
1943, phu nhân của lãnh đạo Quốc dân Đảng Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, đã làm
chứng trước Quốc hội Hoa Kỳ về biện pháp áp dụng “bốn quyền tự do” của Tổng thống
Hoa Kỳ, Franklin D. Roosevelt, đối với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống
Nhật.
Nhưng
niềm tin cho rằng quan hệ Mỹ-Trung dựa trên các giá trị mà hai bên cùng chia sẻ
đã bị chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đập tan vào năm 1949, dẫn đến ý
kiến nói rằng Hoa Kỳ đã “đánh mất Trung Quốc”. Với việc tái thiết lập quan hệ
ngoại giao và sau đó là thời kì cải cách, hy vọng đã được phục hồi, ở mức độ
nào đó. Tin rằng phát triển kinh tế và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng sẽ
dẫn đến tự do hóa về chính trị, Mỹ lại “chơi” với Trung Quốc.
Hy
vọng được củng cố thêm trong suốt những năm 1990 và 2000, khi các quan chức bắt
đầu thử nghiệm với những cuộc bầu cử ở cấp làng xã, và ban lãnh đạo Đảng Cộng sản
đã thay đổi thường xuyên, sau hai nhiệm kỳ. Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới và đã tổ chức Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh. Như nhà báo
Jim Mann từng khẳng định, kỳ vọng về cải cách chính trị là chỗ dựa cho quan hệ
giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau cuộc tàn sát ở Quảng trường
Thiên An Môn, năm 1989.
Chủ
tịch, Tổng Bí thư Tập Cận Bình
Tuy
nhiên, trong thập niên vừa qua, người ta đã đặt dấu hỏi về kỳ vọng này. Mặc dù
thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã gia tăng, tầng lớp trung lưu
cũng ngày càng đông thêm, nhưng dân chủ đã không tới. Các nhà nghiên cứu chính
trị đã thôi dự đoán sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và bắt đầu hỏi lý do
vì sao nhà nước độc-tài- độc-đảng lại dẻo dai đến như thế và liệu thời kỳ cải
cách và mở cửa có sắp chấm dứt hay không. Như “Thời đại mới” của Tập [Cận Bình]
cho thấy, câu trả lời là “Có”.
Xin
xem xét quá trình vươn lên của công nghệ số. Không những không để cho Internet
mang lại nhiều tự do hơn, mà chính phủ Trung Quốc còn lập ra Vạn Lý Hỏa Thành.
Đồng thời, nước này còn phát triển cái mà các nhà nghiên cứu chính trị gọi là
“chủ nghĩa Lenin kỹ thuật số”, trong đó, những công nghệ mới nhất còn tạo điều
kiện cho nhà nước giám sát dân chúng với mức độ sát sao và rộng lớn chưa từng
có.
Tương
tự như thế, nền kinh tế thị trường của Trung Quốc đã phát triển, nhưng tư nhân
hóa thì không gia tăng. Không những thế, chính phủ còn giữ quyền kiểm soát các
doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất, còn các doanh nghiệp tư nhân thì được hướng
dẫn nhằm phục vụ các ưu tiên của nhà nước. Trong lĩnh vực chính trị, thử nghiệm
dân chủ chỉ được tiến hành ở cấp địa phương, và được phép khi nó giúp tăng cường
được quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ví
dụ, nhiều người nghĩ về thời kỳ cải cách, đặc biệt là những năm 1980, như là
giai đoạn của diễn ngôn chính trị đa nguyên và xã hội dân sự ngày càng sôi động.
Nhưng giai đoạn này cũng cũng có đặc điểm là bám sát vào “bốn nguyên tắc trọng
yếu” của Đặng Tiểu Bình: Con đường xã hội chủ nghĩa; chế độ chuyên chính dân chủ
của nhân dân; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa Lenin
và Tư tưởng Mao Trạch Đông.
Đặng
[Tiểu Bình] lãnh đạo cuộc cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc, ông ta cũng
là người lãnh đạo vụ tàn sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Tương tự như vậy,
trong khi thời kỳ Cộng hòa, nước này đã xây dựng những trường đại học mới và có
những nghề nghiệp mới (trong đó có cả nghề luật sư), nhưng nước này cũng có “Khủng
bố Trắng” do Tưởng Giới Thạch tiến hành và phong trào “Đời sống mới” theo xu hướng
bảo thủ.
Ngay
cả khi lịch sử Trung Quốc thời hiện đại đã có thêm những thành tố cải cách,
nhưng bao giờ nó cũng bị vặn vẹo thành chế độ độc tài. Trong “Thời đại Mới” của
Tập [Cận Bình] xu hướng độc đoán đang giữ thế thượng phong. Lịch sử sẽ cho biết
liệu xu hướng mở cửa có tồn tại được hay không.
*
Denise Y. Ho là giáo
sư sử học tại Đại học Yale và là tác giả của cuốn: Curating Revolution:
Politics on Display in Mao's China.
Nguồn
The Double Helix of Chinese History
Mar
15, 2018 DENISE
Y. HO
------------------------------------------
XEM THÊM
22-3-2018
(VNTB)
Bài phát biểu với điểm nhấn của Chủ tịch Tập Cận Bình với câu phát biểu nhấn mạnh
đường lối không xoay chuyển của nước này: Lịch sử đã và sẽ tiếp tục chứng minh
rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội có thể cứu Trung Quốc.
‘ĐCS
là đội ngũ lãnh đạo chính trị tối cao của đất nước, là nền tản đảm bảo đạt mục
tiêu hồi sinh TQ’.
Quan
điểm này được phát ra sau khi giới hạn 2 nhiệm kỳ dành cho Chủ tịch nước được
ghi nhận trong Hiến pháp Trung Hoa bị phá vỡ. Thời kỳ chuyên chế và phục hưng
giấc mộng Trung Hoa qua thể chế chuyên chế.
Người
viết đồng ý với một bài dịch của dịch giả Phạm Nguyên Trường trên Việt Nam Thời
Báo, đó là luôn diễn ra vòng
xoắn kép của lịch sử Trung Quốc.
‘Ngay cả khi lịch sử Trung Quốc thời hiện đại đã có thêm những thành tố cải cách, nhưng bao giờ nó cũng bị vặn vẹo thành chế độ độc tài,’ bài viết cho hay.
‘Ngay cả khi lịch sử Trung Quốc thời hiện đại đã có thêm những thành tố cải cách, nhưng bao giờ nó cũng bị vặn vẹo thành chế độ độc tài,’ bài viết cho hay.
Với
sự kết thúc kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình cho thấy khả năng mở ra
một thể chế độc tài chuyên chế tương tự như Triều Tiên. Khóc khi ông phát biểu,
và ghi chép khi ông chỉ đạo.
Tập
Cận Bình cũng làm sống lại không khí ‘sùng bái cá nhân’ từ thời Mao Trạch ĐÔng,
cái thời kỳ mà mọi lời nói và quyết định của lãnh đạo Mao là chân lý soi đường
của cuộc sống. Và thực tế đã chứng minh cho thấy, quan chức Trung Quốc đang rơi
vào tình trạng ‘nóng lòng quá đà và nhiệt tình thái quá’ [1], đến mức tờ New
York Times gần đây cho hay, các quan chức Trung Quốc phải làm như vậy để biểu lộ
sự trung thành, tiến hành các hoạt động và chỉ đạo một cách cứng rắn như cái thời
chiến dịch ‘bắt chim sẻ’ Mao Trạch Đông khiến hàng triệu người chết đói.
Trở
lại câu chuyện đóng lại kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, 40 năm về trước, khi Trung Quốc
mở cửa, nhiều nhận định đó là một bước tiến trên con đường dân chủ. Và việc Đặng
Tiểu Bình tiến hành các phương pháp nhằm đảm bảo nhà lãnh đạo cao nhất của quốc
gia sẽ không có quyền lực cao và tập trung như Mao Trạch Đông nữa đã dẫn đến
con đường – lãnh đạo tập thể (Việt Nam cũng đang trong mô hình này). Thời điểm
này, cũng là thời điểm Trung Quốc ghìm mình lại để trỗi dậy hòa bình, và có vẻ
Việt Nam đã được hưởng lợi gián tiếp từ điều đó.
Nhưng
rồi sao nữa? Giờ đây, liệu ‘lịch sử đã và sẽ tiếp tục chứng minh rằng, chỉ có
chủ nghĩa xã hội có thể cứu Trung Quốc.’? Nói chính xác ra, là lịch sử đã và sẽ
chứng minh chỉ có lớp màn CNXH với nguyên tắc độc tôn quyền lực lãnh đạo mới cứu
rỗi được ĐCSTQ và chỉ có CNXH mới tạo nên thế độc tôn quyền lực (vốn bị chôn vùi
trước đó cùng với chế độ phong kiến), và tiếp tục duy trì tính chất cố hữu để
giữ vị trí lãnh đạo tối cao tại đất nước tỷ dân này. Qua đó có thể hiểu hơn về
việc, sự ích kỷ và lạm dụng quyền lực của giới lãnh đạo tối cao của nước này,
ngay khi chuyển từ tập thể sang cá nhân. Và trên cả, nó sẽ là bước kỷ nguyên
khiến Việt nam phải đối diện với nhiều vấn đề trong tương lai. Đặc biệt, Việt
Nam là đất nước đang đối diện trực tiếp trong tranh chấp vùng biển Đông.
Sự
chuyên chế trở lại của Trung Quốc có ý nghĩa nào nữa đối với Hà Nội?
Nó
có khơi dậy lòng tham đưa một lãnh đạo tối cao tại Việt Nam? Điều này khá khó
khăn, ít nhất trong dàn lãnh đạo hiện tại, những người có tiềm năng thì đã quá
già; chưa kể sự phân mảnh giữa 2 chức vụ Chủ tịch nước lẫn Tổng Bí thư. Nhưng về
sâu xa, Việt Nam sẽ dành ra 1 thập niên (theo truyền thống) để nghiên cứu và đi
theo mô hình của Trung Quốc nếu như mô hình chuyên chế phát huy được hiệu quả của
chính nó trong cứu lấy ĐCS cũng như thiết lập vị trí lãnh đạo vững chắc của tổ
chức này. Đúng theo nguyên tắc ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt nam’.
Việt
Nam cũng đang trong thời kỳ đổi ngôi, khi 'nhiệm kỳ 2.5' của ông TBT Nguyễn Phú
Trọng đang gần đến giới hạn. Người được đánh giá có triển vọng nối ngôi nhất là
ông Trần Quốc Vượng – một thạc sĩ Luật. Đánh giá được người kế nhiệm ông Nguyễn
Phú Trọng, sẽ cho thấy Việt Nam sẽ học tập nhanh hay chậm tính chuyên chế đã hiện
hữu tại Trung Quốc trong thời đại Tập Cận Bình. Tuy nhiên, ông Vượng tỏ ra kín
tiếng, phát biểu của ông thuần túy chỉ là chỉ đạo theo văn bản có sẵn, thỉnh
thoảng chỉ có một số quan điểm ngoài lề như khẳng định BOT đúng, nhưng cần phải
minh bạch hoặc thể hiện tính pháp quyền của mình qua câu nói năm 2011 -
‘việc dân sự cốt ở hai bên nhưng cũng phải tuân theo luật pháp’? Tính cẩn trọng
thể hiện đậm nét trong thời kỳ ông Vượng giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm
soát Nhân dân tối cao, thì vụ án in tiền giấy polymer được truy xét tính cẩn trọng
đến mức khi thông tin báo chí Úc đưa tin về vụ việc, ông vẫn coi đó là tin ‘tố
giác’ hơn là bằng chứng, căn cứ để khởi tố’. Tính cẩn trọng này có thể khiến phải
qua thế hệ sau ra sau chiến tranh (1 thập niên) thì Việt Nam mới thể hiện được
rõ nét những dấu hiệu theo sự chuyên chế của Trung Quốc hay không. Và vì
hướng theo tính chuyên chế nên, giai đoạn 1 thập niên kết tiếp, nếu chuyên chế
Trung Quốc đạt những thành công nhất định, thì đây sẽ là ‘cơ hội’ gia cố tính
chất bảo thủ tư tưởng (về XHCN) của một số nhân vật trong Bộ Chính trị và thúc
đẩy cơ hội cho những nhân vật này lên nắm quyền.
Trong
khi chờ một sự thay đổi tính chuyên chế đó tại Việt Nam, thì trước mắt, Hà Nội
vẫn phải đối diện với việc đe dọa ở Biển Đông. Và vô tình, đây sẽ tiếp tục là
cơ hội và rủi ro của ĐCSVN trong việc củng cố tính chính danh và khả năng lãnh
đạo của mình. Bởi từ nhiều năm qua, ĐCSVN vẫn luôn bị chỉ trích bởi cách thức đấu
tranh ‘hữu nghị lâu dài’ của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment