Friday, March 2, 2018

GS VŨ MINH GIANG THIẾU HIỂU BIẾT VỀ CÁC CHUẨN MỰC HỌC THUẬT TỐI THIỂU? (FB Duong Tu)




Duong Tu  
Dân Luận  -  02/03/2018

Nghe giáo sư Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn về vụ đạo văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993) thấy có nhiều điểm không ổn.

Giáo sư Vũ Minh Giang

Về chuyện tự đạo văn, GS Giang nói trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn” và “thấy xa lạ với từ tự đạo văn” nên ông cho rằng dùng từ tự đạo văn là “có tính xúc phạm cá nhân”.

Phát biểu này cho thấy dường như GS Giang hoàn toàn xa lạ với các chuẩn mực học thuật tối thiểu, chưa nói đến chuẩn thế giới mà ngay cả chuẩn Việt Nam.

Khái niệm “tự đạo văn” chẳng có gì mới ở Việt Nam. Một ví dụ là Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội ở địa chỉ sau (hoặc các hình dưới): http://hus.vnu.edu.vn/…/2383%20HD-DHQGHN_Trich%20dan_Dao%20…

Như đã thấy, “tự đạo văn” được nhắc đến vài lần trong công văn này, chẳng hạn mục 2.2.e hoặc mục 3. Ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều cơ sở đào tạo khác cũng coi “tự đạo văn” là một lỗi vi phạm liêm chính và đạo đức học thuật cần phải tránh: http://bit.ly/2t8cz4i. Ấy thế mà GS Giang khẳng định trong tiếng Việt “không có khái niệm tự đạo văn”. Điều gây ngạc nhiên lớn là GS Giang đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo cũng như phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi ban hành Hướng dẫn 2383/HD-ĐHQGHN nói trên.

Điểm thứ hai cũng thú vị không kém. GS Giang cho rằng việc đăng lại một bài báo đã đăng ở tạp chí khác hãy “để cho tạp chí người ta nói”, “để cho tạp chí người ta bình luận”. Việc này, một lần nữa, vẫn thuộc phạm vi chuẩn mực học thuật tối thiểu mà ai làm nghiên cứu đều biết.

Thật vậy, không tập san khoa học nghiêm túc nào lại chấp nhận đăng lại một bài báo đã từng đăng ở tạp chí khác. Ngay cả một tập san dỏm như Asian Social Science cũng không chấp nhận chuyện đó. Điều này được ghi ngay trong phần Copyright Notice của Asian Social Science: http://www.ccsenet.org/journal/index.php/…/about/submissions

“Submission of an article implies that the work described has not been published previously (except in the form of an abstract or as part of a published lecture or academic thesis), that it is not under consideration for publication elsewhere, that its publication is approved by all authors and tacitly or explicitly by the responsible authorities where the work was carried out, and that, if accepted, will not be published elsewhere in the same form, in English or in any other language, without the written consent of the Publisher.” (“Việc nộp một bài báo mang hàm ý rằng công trình này chưa từng được công bố trước đây (trừ trường hợp công bố dưới dạng một bản tóm tắt hoặc một phần của bài giảng hay luận án); rằng bài báo đang không được xem xét công bố ở một nơi nào khác…”).

Cần nói thêm rằng đoạn Copyright Notice này của Asian Social Science được ăn cắp của nhà xuất bản Elsevier (http://bit.ly/2FIy1PJ), một chứng cớ khẳng định thêm tính chất dỏm và ngụy khoa học của nó.

Với sự thiếu hiểu biết về các chuẩn mực học thuật tối thiểu, có lý do để lo ngại rằng GS Vũ Minh Giang có thể gây tổn hại đến nền giáo dục và học thuật của Việt Nam khi ông đang giữ các vị trí quan trọng, bao gồm Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Chức danh giáo sư liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

-------------------

Nhà báo Đào Tuấn: Siêu nhân nữ

Viết 91 bài báo khoa học, 14 bài đăng trong tạp chí ISI, một KPI mà ngay các nhà báo chuyên nghiệp cũng phải thấy hổ thẹn.

Viết 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo, 2 sách hướng dẫn. Gớm, để gõ ra bằng đó đầu sách chắc mài đít không dưới một năm.

Chủ nhiệm 2 đề tài cấp nhà nước, 6-7 đề tài cấp bộ, 15 đề tài cấp cơ sở- nguyên mà để nhớ nổi tên đề tài cũng cho thấy tư chất trác việt.

Hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh thạc sĩ và hiện cũng vẫn đang hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy ở cả Sing lẫn Paris, thỉnh giảng ở cả Oxford, có luôn Bắc đẩu bội tinh, nói viết thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Đông Lào.

Chưa kể vẫn miệt mài đi thúc chuông, bắt bọ gậy, bế trẻ con

Bộ trưởng Tiến đó. Nói không ngoa, chúng ta đang có một siêu bộ trưởng làm rạng danh non sông gấm vóc. Chị mà không giáo sư thì còn ai dám giáo sư nữa đây.

Chỉ băn khoăn rằng bỏ ra ngần đó thời gian cho hai chữ giáo sư thì có khi còn chẳng thể đi tắm nói chi đến cái ghế nóng trăm công ngàn việc!

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng bộ Y Tế.

---------------------

Lê Thế Thắng:

Ông Trương Xuân Cừ vừa được phong hàm PGS chuyên ngành giáo dục học. Ổng làm… Ban chỉ đạo Tây Bắc

Ông Nguyễn Huy Hoàng, cũng PGS giáo dục học. Ổng làm tại… huyện ủy Vân Hồ tỉnh Sơn La

Ông Nguyễn Duy Đồng, PGS chuyên ngành giao thông vận tải. Ổng công tác tại… Học viện quân sự

Bà Nguyễn Thị Diễn được phong PGS Xã hội học, bả đương mần tại... Viện Nông Nghiệp VN

PGS Phan Thị Thoa chuyên ngành Sử học, bả đang là cán bộ Học Viện Tài Chính

PGS Nguyễn Văn Lợi chuyên ngành toán họ. Ổng công tác tại…. Học viện Phụ Nữ VN

PGS Bùi Hiền 18 tuổi sang TQ học tiếng Nga, sau lại sang Liên Xô nghiên cứu tiếng Nga, cả đời đắm đuối tiếng Nga. Rồi cái cuối đời, ông cải cách… Tiếw Việt.

GS Phùng Xuân Nhạ cử nhân kinh tế, sang Anh học kinh tế, tiến sĩ kinh tế, được phong hàm giáo sư ngành kinh tế. Rồi cái ổng làm Bộ trưởng giáo dục.

GS Nguyễn Lân Dũng giảng dạy và nghiên cứu vi sinh vật. Mười mấy năm nay, ổng làm… đại biểu Quốc Hội

PGS Nguyễn Lân Trung chuyên ngành ngoại ngữ, ổng đi làm… bóng đá
(St)

Các mày đã hiểu thế nào là CNXH chưa?









No comments:

Post a Comment