Chân Trời
Mới Media
24/02/2018
VP Cao Ủy Nhân Quyền LHQ
Geneva
(23 tháng Hai 2018) –
Các đặc sứ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những
người bị giam cầm chỉ vì lên tiếng và phản đối việc thải hóa chất kỹ nghệ độc hại
ra vùng ven biển của Việt Nam.
Vào
ngày 6 tháng Hai 2018, Tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án ông Hoàng Đức Bình 14 năm tù giam vì viết
blog về các cuộc biểu tình phản đối thảm họa môi trường Formosa. Ông Nguyễn Nam Phong, một
nạn nhân của thảm họa ô nhiễm, cũng bị kết án hai năm tù giam vì không tuân lệnh
viên chức nhà nước khi trên đường đến cuộc biểu tình.
Ông
Baskut Tuncak, Đặc Sứ về Nhân Quyền và Chất Thải Nguy Hiểm của Liên Hiệp Quốc
lên tiếng rằng, “Giam cầm các blogger và nhà hoạt động vì những công việc chính
đáng giúp cho công chúng biết đến mối nguy về môi trường và sức khoẻ là điều
không thể chấp nhận được.
“Chúng tôi kêu gọi
nhà cầm quyền hãy trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình và ông Nguyễn Nam Phong đã bị
bắt giữ vì nỗ lực thông tin và quy trách nhiệm trong vụ thải chất độc ra biển của
công ty thép Formosa. Nhà cầm quyền phải bảo đảm là việc tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam không làm tổn hại nhân quyền, đặc biệt là đối với nhân công và cộng đồng
địa phương.”
Ông
David Kaye, Đặc sứ về tự do biểu đạt của Liên Hiệp Quốc, cho biết là ông rất lo
ngại đến số lượng bắt giữ ngày càng tăng và việc giam giữ các nhà hoạt động
nhân quyền và ký giả đưa tin tức về những vấn đề quần chúng quan tâm tại Việt
Nam.
Trong
năm ngoái, blogger Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị kết án 10 năm tù giam vì các hoạt động
trên mạng kể cả việc thông tin về cuộc biểu tình diễn ra sau vụ thải chất độc của
Formosa ra biển.
Blogger Nguyễn Văn Hóa cũng bị lãnh án bảy
năm tù giam hồi tháng Mười Một vừa qua với cùng tội cáo buộc.
Ông
Kaye cho rằng, “Những án tù này không những
vi phạm quyền tự do biểu đạt của các cá nhân mà còn gây nguy hại đến quyền của
tất cả mọi người tại Việt Nam để được thông tin quan trọng về ô nhiễm độc hại để
qua đó thảo luận về giải pháp tốt nhất và cuối cùng là quy trách nhiệm cho kẻ
gây ra thảm họa.”
Vụ
thảm họa Formosa tháng Tư 2016 gồm việc thải các chất độc cyanide, phenol và
các chất thải độc hại khác ra biển bởi công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài
Loan. Vụ thải này gây ô nhiễm hơn 200 cây số bờ biển, khiến cho cá và các sinh
vật khác chết hàng loạt tác động đến đời sống của hàng chục ngàn cư dân. Thảm
hoạ này làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình đòi quy trách nhiệm và bồi thường.
Các
đặc sứ Liên Hiệp Quốc trước đây đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do
cho các blogger và nhà hoạt động trong các trường hợp khác liên quan đến thảm họa
Formosa. Các đặc sứ cho biết là đã trình bày mối quan tâm của họ với nhà nước
Việt Nam và sẵn sàng trở lại viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu thêm về việc này.
Nguồn:
Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
----------------------------------------
26/02/2018
Các chuyên gia nhân
quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới kêu gọi Việt Nam thả các cá nhân bị cầm tù
vì viết và phản đối vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền trung Việt Nam.
Tên của một số các nhà hoạt động đã được
nêu lên trong thông cáo ra hôm 23/2 gồm ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong,
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Nguyễn Văn Hóa.
“Tống giam các
blogger và nhà hoạt động vì công việc chính đáng là nâng cao nhận thức của công
chúng về mối quan ngại đối với sức khỏe và môi trường là điều không thể chấp nhận
được”,
ông Baskut Tuncak, Đặc ủy về Nhân quyền và Các chất thải độc hại của LHQ, nói.
“Chính quyền phải bảo
đảm rằng việc nhanh chóng phát triển kinh tế của Việt Nam không đánh đổi nhân
quyền”.
Trong
khi đó, ông David Kaye, Đặc ủy Liên Hiệp Quốc về quyền tự do biểu đạt, nói rằng
ông “thực sự quan ngại về số vụ bắt giữ
gia tăng các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo đưa tin về các vấn đề liên
quan tới xã hội Việt Nam”.
Việt
Nam chưa lên tiếng phản hồi trước lời kêu gọi của các chuyên gia nhân quyền
Liên Hiệp Quốc.
Tháng
trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người tại Việt Nam”.
Một
trong các biện pháp được nêu lên là “tăng cường hợp tác với các quốc gia, cơ chế,
các tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu liên quan đến quyền con người”.
Vụ
cá chết hàng loạt xảy ra tại vùng biển miền trung Việt Nam năm 2016 đã dẫn tới
nhiều cuộc xuống đường tuần hành vì môi trường.
Công
ty Formosa đã thừa nhận gây ra thảm họa môi trường, và đồng ý bồi thường 500
triệu đôla cùng năm.
*
Liên quan
-----------------------------
BBC Tiếng Việt
25
tháng 2 2018
Các
chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 23/2 kêu gọi Việt Nam trả tự
do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan
công ty Đài Loan Formosa.
Ông Hoàng Đức Bình (phải)
và ông Nguyễn Nam Phong tại phiên tòa. AFP/GETTY IMAGES
Cụ
thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai,
ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017.
Đặc
ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo:
"Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt
động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe,
là không chấp nhận được."
"Chúng tôi kêu gọi
giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng
cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép
Formosa."
Đặc
ủy của LHQ về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại
sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà
báo" ở Việt Nam.
Thông
cáo ngày 23/2 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo LHQ là do có hoạt động tường
thuật về biểu tình chống Formosa.
Thông
cáo nhắc lại rằng các chuyên gia LHQ trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả
các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa.
Các ngả đường gần tòa
án bị phong tỏa hôm 6/2. THANH NIEN CONG GIAO
Nhà
hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) bị tuyên tổng cộng
14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra
hôm 6/2 tại thành phố Vinh.
Người
cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội
"Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257.
Sự
kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư
dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.
Công
ty Formosa Hà Tĩnh bị kết luận là đã xả thải xuống biển gây ra thảm họa môi trường
này và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la hồi tháng 5/2016.
Thảm
họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối
trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
*
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment