Monday, February 26, 2018

LẠI TẾT MẬU THÂN HUẾ 1968! THẢM SÁT! RỒI TƯỢNG ĐÀI, TRAI ĐÀN!? (Lê Thiên)




Lê Thiên
26/02/2018

Sau bài 50 năm – Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968), tôi tính không viết gì nữa về biến cố tang thương hồi đó, vì nhiều tác giả đã cập nhật nhiều chi tiết giá trị về mặt lịch sử. Nhưng hôm nay ngày 26/2/2018 (dương lịch) nhằm ngày 11 Tháng Giêng Âm lịch, ngày này hồi Mậu Thân 1968 vẫn còn là một trong những ngày tang tóc hãi hùng nhất của con dân cố đô Huế, tôi lại tiếp tục viết về Huế, Tết Mậu Thân 1968.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Qua lời cuối cho câu chuyện quá buồn do Nguyễn Quang Lập phổ biến ngày 10/2/2018, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) đã “tự thú” nhưng lại hàm ý phân bua, chối tội như sau: “Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất – ‘tôi’, ‘chúng tôi’ khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến… Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi… Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân”.

Nhà bình luận Nguyễn Văn Lục đã có bài: Hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ai là ‘Quân nổi dậy’?” (DCVOnline 14/02/2018). Có lẽ chẳng cần biện luận đối đáp gì với HPNT về lời phân bua của y. Y là gương mặt trí thức Huế do VNCH đào tạo. Nhưng do mù quáng chạy theo cái bã hư danh trong hàng ngũ CS, HPNT trở nên hèn hạ, đốn mạt, bẩn thỉu và gian ác đến giết người không gớm tay như mọi người đều biết.

Chính HPNT bộc lộ, cho tới sau năm 1981, Tường vẫn cứ nghĩ mình sẽ được đãi ngộ xứng đáng, nên càng ra sức tâng công, tự đánh bóng mình, đem cái tôi ra mà phủ lấp cái tối, cái tồi và cái tội của y, tưởng đâu được chiếu cố! Nào ngờ! “Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình”. Nhưng trong cái sự nhận ra ấy của HPNT, người ta thấy y vẫn ngoan cố quanh co chạy tội, trốn tội, gán tội cho người khác dầu y có quả quyết “không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968”. Những sai lầm của CS mà HPNT nói ở đây là gì nếu không phải là tội ác của quân CS?

Nguyễn Đắc Xuân

Trên BBC ngày 12/2/2018, qua bài Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế”, người ta lại đọc thấy lời tường thuật của Xuân như sau: “Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, pháo binh Bắc Việt đồng loạt công phá thành phố, mở màn cho cuộc tấn công vào Huế… Đó là dịp Tết, hưu chiến. Chỉ có một số điểm quân sự, như ở mấy cửa thành, thì có đội giữ cửa thành”.

Nguyễn Đắc Xuân (NĐX) nhìn nhận 3 điều:

1- CS tấn công VNCH đúng dịp Tết, vào giờ hưu chiến! Cuộc hưu chiến như vậy rõ ràng đã được hai phe tham chiến đồng thuận để cho binh lính hai bên an tâm buông súng vui xuân cùng vợ con, gia đình.

2- Trong tinh thần đó, phía VNCH cho quân lính nghỉ ngơi để ăn Tết với gia đình, nên ở Huế “chỉ có một số điểm quân sự, như ở mấy cửa thành, thì có đội giữ cửa thành”.

3- Bất ngờ, Huế bị phía CS Bắc Việt và Việt Cộng cho pháo binh “công phá thành phố” ngay từ giờ phút đầu khi chúng mở cuộc tấn công.

Rõ ràng chính NĐX xác nhận CS đã dùng pháo binh công phá thành phố Huế ngay từ giờ phút đầu của cuộc tiến công. Rồi y lại khoe: “Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa bị bất ngờ. Dân chúng Huế cũng vậy. Dân chúng Huế tới sáng mai ngủ dậy thấy chúng tôi đi đầy trong thành phố, chỗ nào cũng có mặt”.

Cộng quân “đi đầy trong thành phố, chỗ nào cũng có mặt”. Còn dân chúng Huế thì sao? Có “nổi dậy” xuống đường hùa theo kẻ chiến thắng mà hoan hô, tiếp tế, ủng hộ, làm bia đỡ đạn cho chúng không mà bảo là “dân chúng nổi dậy”?

Không thấy NĐX mô tả hình ảnh “quân nổi dậy” xuống đường hoan hô đả đảo như thế nào, mà chỉ nghe y lặp đi lặp lại điệp khúc tuyên truyền: “dân chúng nổi dậy”! Nếu quả dân chúng Huế nổi dậy và giá VNCH phản công, thì hẳn dân đã chết vô số kể… Như vậy không cần ai khác, chỉ mỗi mình Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan vốn là những tay viết lách bịa chuyện chuyên nghiệp hẳn đã dư sức viết ra hàng pho sách kể tội “Mỹ-ngụy” và rồi phía CS sẽ lấy đó làm chứng liệu lịch sử tung ra cả thế giới, to hơn chuyện lính Mỹ bắn chết dân Mỹ Lai hay chuyện Tướng Loan bắn tên CS nằm vùng Ba Lém.

Đằng này Nguyễn Đắc Xuân lại tự thú: “Lúc ban đầu, phía Việt Cộng áp dụng chiến thuật lẫn vào trong dân, khiến Mỹ không biết lực lượng là bao nhiêu. Mặt trận Giải phóng không dàn quân. Đánh là đánh bí mật, giấu quân chứ không đứng hàng ngang tiến lên. Tuy nhiên, sau khi bị lộ diện, quân Cộng sản đã bị hỏa lực đối phương tấn công dữ dội”.

Lẫn vào dân! Đánh bí mật! Giấu quân! Có dân hậu thuẫn! Thế thì tại sao phía VNCH và Mỹ lại nhận diện ra được Cộng quân để mà truy kích khiến Cộng quân tháo chạy tất tưởi, phải vội chôn sống người dân vô tội trong các hố chôn tập thể? Vậy, ta có thể khẳng định, CS thua trận Tết Mậu Thân 1968 là do nghịch lòng dân trước khi bị phản công bởi hỏa lực của VNCH và Mỹ, không phải chỉ ở Huế mà tại khắp các thị thành của Miền Nam Việt Nam, trong đó có Thủ đô Sài Gòn.

Đi thực tế sao không nhìn thực tế?

NĐX quanh co: “Sau khi chúng tôi rút chạy sang bên Lào, lực lượng của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đào bới lên tất cả những xác chết, những hầm chôn người. Họ nói là mấy ngàn người, một con số lớn. Họ nói rằng đó là những đồng bào Huế bị Mặt trận Giải phóng giết. Nhưng mà khi tôi đi thực tế và theo tôi hiểu, thì chôn tập thể là bởi khi đó việc chôn một người đã là khó rồi. Cho nên có những hố bom đào lên, hay có cái gì đó có thể chôn được thì tất cả những người chết được cho xuống đó hết”.

Rõ ràng Nguyễn Đắc Xuân đốt sử chứ không dốt sử. Y khoe mình “đi thực tế”,song không dám nhìn thẳng vào thực tế để nói lên sự thật, mô tả sự thật tai nghe mắt thấy. Y lại ỡm ờ rằng “theo tôi hiểu”. Phải chăng y cố tình đánh tráo khái niệm “thấy” và “hiểu”, cố tình chối bỏ mặt khách quan (thấy), thay vào bằng ý niệm chủ quan (hiểu) hầu trốn chạy sự thật! Rồi từ đó, NĐX thú nhận: “Có cái gì đó có thể chôn được thì tất cả những người chết được cho xuống đó hết!” Cả những người sống gây trở ngại cho cuộc tháo chạy cũng chôn nốt! Ghê gớm chưa?

Phải chăng NĐX bị ám ảnh bởi những hố chôn tập thể người dân Huế hồi Tết Mậu 1968 khiến đến nay y vẫn chưa thoát ra khỏi cơn mù lòa của lương tâm y?

Riêng người dân Huế sau 1968 vẫn còn bị đè nặng bởi cơn ác mộng kinh hoàng của cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân, đến nỗi 7 năm sau, vào năm 1975, khi Cộng quân đánh vào Huế, dân chúng hốt hoảng tất tưởi bỏ nhà cửa, đất đai, ruộng vườn và vô số tài sản quý giá… ùn ùn chạy theo quân đội VNCH, thà chết đường chết sá, chết biển, chết rừng còn hơn để mình rơi vào tay Cộng quân cùng bọn đao thủ giết người không gớm tay!

Quân Giải phóng: nông dân… ngu muội?

NĐX lại phân bua: Trình độ những người lính Giải phóng phần lớn là những người nông dân mới ngoài 20 tuổi, đi vô trong một thành phố như thế này, họ đâu hiểu hết thành phố đó như thế nào”. Đến hành động vô nhân tính giết chết 3 Bác sĩ thiện nguyện người Đức cùng một phụ nữ, vợ của một trong ba vị trên, NĐX cũng tìm cách chối từ trách nhiệm và đổ lên đầu những “nông dân” đang thuộc phe y: “Họ [quân Giải phóng – đám nông dân] thấy người phương Tây là cho rằng là người Mỹ hết. Và bởi trong chiến tranh, nên khi cho là Mỹ là họ bắn thôi. Đã xảy ra việc các giáo sư người Đức, người đã làm nên Đại học Y khoa hiện nay… bị những người lính Giải phóng tưởng là người Mỹ, nên bắn chết hết”.

Người lính Giải phóng là ai? Bọn chui rúc trong rừng (trong bưng) thôi hay gồm cả bộ đội Bắc Việt? Người CS Bắc Việt lúc nào cũng dương dương tự đắc về kỷ luật sắt của “bộ đội cụ Hồ” trong khi Quân Giải phóng cũng được tung hô là “anh giải phóng quân” kỷ luật nghiêm minh, sáng tạo, vì dân, cho dân, kính già yêu trẻ, đến cây kim sợi chỉ của dân cũng chẳng đụng, vân vân và vân vân! Bây giờ NĐX lại bảo họ “phần lớn là những người nông dân mới ngoài 20 tuổi… đâu hiểu hết thành phố đó như thế nào!”

Lời biện bạch của NĐX nghe không ổn. Xuân bênh vực hay đổ lỗi cho “người lính Giải Phóng” là quyền của Xuân. Nhưng cách Xuân bênh vực chẳng hàm ý đổ lỗi cho nguồn gốc nông dân của lính Giải phóng hành xử theo cung cách “người rừng”, thú rừng sao? Theo cách nói của NĐX, quân Giải phóng là bọn ngu, dốt, ác nên mới có hành động bất nhân là vậy.

Thực ra, nông dân Miền Nam Việt Nam thời đó có thể do hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của CS khắp vùng nông thôn nên một số người trẻ tại một số vùng nông thôn xôi đậu rơi vào thất học, nhưng xã hội Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã nung đúc những mẫu người nông dân ấy thành những con người mẫn cán và hiền lành chứ không thất đức điêu ngoa và hung tợn như loại nông dân bị đưa vào rừng để bị nhồi sọ, tẩy não thành những tên lính Giải phóng điên cuồng thích “lột da chặt đầu” hay “uống máu quân thù”, không biết phân biệt đúng sai, phải trái gì cả!

Như tôi đã trình bày trong bài “50 năm – Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968)”, chính sách của CS là “giết lầm hơn bỏ sót”, là “nhổ cỏ, nhổ tận gốc…” thì việc “người nông dân” trong hàng ngũ cộng quân ra tay sát hại người dân lành vô tội, không phải là bởi “chất nông dân” trong người họ, mà là phát xuất từ ý thức hệ CS điên cuồng do Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… đầu độc!

Nguyễn Đắc Xuân sống ở Huế, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau của xã hội Miền Nam Việt Nam. Nếu NĐX bình tĩnh nhìn lại những gì Miền Nam Việt Nam đã cưu mang trước 1975 và những gì CS đã mang đến cho Miền Nam Việt Nam sau Tháng Tư 1975, ắt Xuân nhận ra ngay sự khác biệt giữa nền văn minh của Miền Nam VN thời VNCH hoàn toàn đối lập với sự dốt nát man rợ của chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc du nhập vào Nam. Chính vì vậy mà tại Miền Nam Việt Nam sau 1975, cái xấu nhanh chóng soán ngôi những thói quen và cách hành xử tốt, văn minh trước đây.

Nguyễn Đắc Xuân có thấy không, chính y đã và đang góp phần trách nhiệm vào việc tạo nên cái hỗn loạn tâm lý và nếp sống hỗn độn trên mọi miền đất nước Việt Nam hôm nay?

Người ta thấy những phần tử a dua như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… có lúc đã lên tiếng thú nhận lỗi lầm, nhưng chỉ thú nhận nửa vời, hoặc vừa thú nhận vừa đổ lỗi cho kẻ thất thế, thay vì can đảm mở lời sám hối.

Nguyễn Đắc Xuân (trái) và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: internet

Điều khôi hài nữa là việc NĐX đề nghị “tổ chức minh oan cho những người đã chết” và hô hào: “phải làm tượng đài. Người dân Huế dù cho họ thuộc Việt Nam Cộng hòa hay theo cách mạng, hay không theo bên nào, nếu họ đã chết cho cuộc chiến thắng này thì phải tưởng niệm họ. Phải có trai đàn chẩn tế để thanh minh, giải oan cho những người bị uất ức, những người đã làm nên chiến thắng này”.

Xây tượng đài! Tưởng niệm! Lập trai đàn chẩn tế! Nhân bản lắm! Nhưng tượng đài thờ ai? Tưởng niệm ai? Chay đàn chẩn tế cho ai? Nguyễn Đắc Xuân đã có câu trả lời chắc nịch: “Cho những người đã chết cho cuộc chiến thắng này! Cho những người đã làm nên chiến thắng này!” Thì ra thế! NĐX lại giở giọng tuyên truyền thay vì nhìn vào sự thật!

Tuy nhiên, cũng xin nói rõ ở đây, ý tưởng của NĐX về một “Trai đàn Chẩn tế”chẳng phải là sáng kiến gì độc đáo mới mẻ gì đâu! Vở tuồng “Trai đàn Chẩn tế”, Đảng và Nhà nước Cộng sản VN đã cho trình diễn từ lâu rồi!

Người ta không quên năm 2007 Thích Nhất Hạnh từ Pháp về Việt Nam dựng Trai đàn Chẩn tế từ nam chí bắc dưới sự giám sát chặt chẽ và lèo lái khéo léo của Đảng và Nhà Nước CSVN, tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, (16-18/3/2007); tại chùa Diệu Đế, Huế, (02-04/04/2007); tại Học Viện PGVN Sóc Sơn, Hà Nội, (20-22/04/2007).

Rồi vào năm 2014, nhân lễ hội “Sóng nước Tam Giang” ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30/04/2014 tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đảng và Nhà nước CSVN lại ồn ào tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế. Hình ảnh tên Thứ Trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn nổi bật trong lễ này đủ nói lên điều gì khi y mặc quần gin, áo ca-rô, chắp tay khấn vái, mà hợm hĩnh như tay giang hồ đi xem một trận đá gà!  Người ta không quên Sơn đã từng một thời gây hoạt náo ở Mỹ với nghị quyết 36, chiêu dụ “kiều bào hải ngoại (?)” đẩy mạnh chính sách “hòa hợp hòa giải” bịp!

Trai đàn chẩn tế: Sáng kiến tân kỳ của NĐX?

Nguyễn Thanh Sơn mặc quần jean, áo ca-rô, chắp tay khấn vái. Ảnh: internet





No comments:

Post a Comment