Kerry
Brown
“Xi won’t go”, China
File, 25/02/2018
Biên dịch: Phan
Nguyên
Posted
on 01/03/2018 by The Observer
Đảng
Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn
luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn
quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay
cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.
Tổng
Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, và
người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược
này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng
chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình,
Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng
kinh tế.
Trong
suốt một thập niên, kế hoạch đó đã có hiệu quả. Trung Quốc đã tăng GDP gấp 4 lần,
và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với mức tăng trưởng hai con số
trong phần lớn thời gian, thậm chí trong cả giai đoạn khủng hoảng tài chính lớn,
thì ai có lý do gì mà kêu ca?
Khi
tăng trưởng chậm lại, và một loạt các vấn đề liên quan biến Đảng thành một thực
thể thương mại hơn là chính trị vào cuối thời kỳ này, chính quyền Tập đã chuyển
sang một canh bạc mới. Không còn sự tích lũy không ngừng của tăng trưởng kinh tế
thô. Bây giờ trò chơi tập trung vào việc tích lũy vốn liếng chính trị. Các nhà
lãnh đạo ở Trung Quốc theo một nghĩa nào đó luôn là những con buôn tích trữ quá
nhiều quyền lực. Và kể từ năm 2012, Tập đã trở thành người thu gom đủ thứ chức
danh và danh hiệu trong nước. Việc bỏ giới hạn số nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch
nước dự kiến được quyết định tại kỳ họp quốc hội tháng 3 tới là một sự tiếp nối
của xu hướng này.
Bất
chấp sự đa dạng về xã hội, văn hoá và lịch sử, Trung Quốc thường là một đất nước
phức tạp được vận hành trên một cốt truyện đơn giản. Hầu hết các quốc gia có
quy mô tương tự khác đều có vô số lực lượng chính trị và các nhóm lãnh đạo
tranh giành quyền lực với nhau. Trung Quốc chỉ có một. Và trong đảng Cộng sản độc
quyền, hiện chỉ có một nhà lãnh đạo thống trị. Từ tháng 3, ông ta sẽ trở nên áp
đảo hơn nữa.
Chúng
ta có thể lý giải điều này như thế nào? Về cơ bản, đó là một sự xác nhận rằng
quả xúc xắc đã được gieo xuống, và giờ đây tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào tài
lãnh đạo của Tập trong vai trò công cụ chính trị chính để điều khiển con tàu khổng
lồ này hướng tới số phận lịch sử của nó. Năm 2021 đánh dấu mục tiêu cho lễ kỷ
niệm trăm năm đầu tiên (ngày thành lập ĐCSTQ), đó là việc đạt được sự hiện đại
hóa theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Đó là một thời điểm có tầm quan trọng biểu
tượng lớn. Nó đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của sự yếu đuối, nạn nhân, và phải
chấp nhận sự cưỡng ép của quốc gia khác. Sự phục hưng của Trung Quốc – hoặc ít
nhất là giai đoạn đầu của quá trình đó – sẽ được hoàn thành.
Việc
đạt tới thời điểm đó không thể bị đưa vào nguy hiểm. Tập và các đồng nghiệp của
ông biết họ có sự ủng hộ của công chúng trong vấn đề này. Có người Trung Quốc
nào muốn nhìn thấy đất nước họ quay trở lại với nguy cơ bị tổn thương như trong
quá khứ? Với tầm nhìn năng động cho tương lai như vậy, Tập có thể yêu cầu sự ưu
ái của các đồng bào mình trong việc ban cho ông bất kỳ vị trí nào mà nền lãnh đạo
ưu tú của ông đòi hỏi. Điều này rất quan trọng trong việc chuyển tải tính mục
đích, sự ổn định và sự chắc chắn.
Dĩ
nhiên, câu hỏi tế nhị là việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào một động thái chiến lược
đặc biệt như vậy sẽ thực sự hiệu quả hay không? Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch,
đất nước sẽ tiếp tục đi theo hướng tích cực, với các vấn đề trong nước được quản
lý, và đôi khi được giải quyết, thì lúc đó câu trả lời có thể là có. Nhưng nếu
có sự gián đoạn và hỗn loạn, ván cược mà Tập đã đặt ra trong việc đặt quá nhiều
trách nhiệm lên vai trò lãnh đạo của ông cũng có thể trở thành một điều rủi ro.
Như mọi khi trong chính trị Trung Quốc, lợi ích và rủi ro luôn cao – và vào thời
điểm đặc biệt này, chúng chưa bao giờ cao đến thế. Mặc dù vậy, Tập đã làm rõ một
điều. Đó là trong nước, bất kể điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới, thì về lãnh
đạo cấp cao, sẽ không có người thứ hai nào đứng sau ông!
*
Kerry
Brown là giáo sư chuyên ngành nghiên cứu Trung Quốc và là giám đốc Viện Lau về
Trung Quốc tại King’s College, London.
--------------------------
Có
Thể Bạn Quan Tâm:
No comments:
Post a Comment