RFA
2018-01-29
2018-01-29
Các
tổ chức về nhân quyền quốc tế và thậm chí Liên Hiệp Quốc lâu nay liên tục lên
tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.
“Như
nước đổ đầu vịt”
Các
tổ chức quốc tế luôn lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam gồm Ân xá Quốc
tế (Amnesty International), Human Rights Watch, Ủy ban bảo vệ các nhà báo CPJ,
tổ chức Freedom House, Phóng viên không biên giới-RFS, Cao ủy Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam...
Thông
thường những tổ chức này bày tỏ quan tâm đối với tình hình dân chủ nhân quyền ở
Việt Nam thông qua các phúc trình thường niên, thông cáo báo chí. Theo đó nêu
rõ tình trạng đàn áp, bắt bớ, đánh đập các nhà hoạt động, bloggers cổ võ cho tự
do dân chủ, bỏ tù họ với những bản án nhiều năm. Qua đó, các tổ chức vừa nêu
kêu gọi chính phủ Hà Nội ngưng các biện pháp đàn áp bị cho là vi phạm quyền con
người.
Hà
Nội luôn bác bỏ những cáo buộc như thế.
Mẹ
Nấm bị áp giải sau phiên phúc thẩm hôm 30/11/2017. Courtesy of Facebook
Nguyen Nu Phuong Dung
RFA
trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan,
là mẹ của blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện đang thụ án 10 năm tù
giam. Trường hợp của Mẹ Nấm có thể nói là một trong những vụ án được quốc tế đặc
biệt quan tâm và có một thời gian đã liên tục thúc giục Chính phủ Hà Nội cần hủy
bản án khắc nghiệt dành cho cô. Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, bà Tuyết Lan
nói rằng những lời kêu gọi này thực sự không có tác dụng ở Việt Nam, mặc dù bà
rất biết ơn sự quan tâm của họ:
Tôi
thấy nhiều nước họ quan tâm đến con tôi, nhưng chính quyền Việt Nam họ lờ tịt
đi họ không nghe không thấy, không cần biết cái gì cả. Bây giờ họ đã giúp mình
như vậy rồi, nhưng Chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo luật quốc tế thì
mình cũng đành chịu thôi. Xã hội Việt Nam là như vậy rồi thì mình cũng phải chịu
thôi chứ biết làm sao được. Khi mấy anh đó ở thế cùng thế kẹt thì may ra mới
nghe lời chứ lúc nào mấy anh cũng cho mình là đúng là vĩ đại thì mình cũng chịu
thua thôi.
Đồng
quan điểm với bà Tuyết Lan, nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng cũng nhận thấy rằng
những lời thúc giục của quốc tế chưa đem lại hiệu quả đối với chính quyền Việt
Nam:
Bởi
vì chính quyền Việt Nam gần như bất chấp tất cả các lời kêu gọi của quốc tế. Thậm
chí vừa rồi tôi được biết trường hợp của chị Cấn Thị Thêu đã có một nghị quyết
của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra bằng văn bản chính thức. Nhưng tôi
nghĩ với nhà cầm quyền Cộng sản thì rất khó. Từ bao nhiêu hiến chương hay văn bản
họ ký kết từ nhiều năm trước để đảm bảo quyền con người cho dân Việt Nam nhưng
họ hoàn toàn không thực hiện. Cho nên việc những người bất đồng chính kiến, những
tù nhân lương tâm ở Việt Nam hi vọng họ thực hiện những điều đó là rất khó.
Đáp
lại những kêu gọi hoặc báo cáo nhân quyền Việt Nam của các tổ chức quốc tế, Việt
Nam thường bác bỏ những cáo buộc vi phạm nhân quyền và cho rằng đây là những kết
luận sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.
Cựu
tù nhân lương tâm, blogger Nguyễn Ngọc
Già, người mới mãn án tù hôm 27 tháng 12 năm 2017 cũng nói với RFA chúng
tôi:
Nói
về Liên Hợp Quốc, thì đó là tổ chức lớn nhất hành tinh, với sự tham gia tự nguyện
của hàng trăm quốc gia. Chính vì tự nguyện tham gia nên tất cả các công ước đều
theo "cơ chế tự nguyện". Các quốc gia ký cam kết và nếu tự nguyện thực
thi thì tốt, nếu không cũng không có gì ràng buộc. Các tổ chức phi chính
phủ thì chức năng của họ như là người quan sát, dõi theo và lên tiếng cho chúng
tôi. Có lẽ cũng chỉ dừng lại đó, dù rất là biết ơn các tổ chức này, nhưng tôi
hiểu giới hạn của họ là chừng mực.
“Chỉ
nói không ăn thua”
Theo
bà Tuyết Lan, để sự can thiệp được
hiệu quả, các tổ chức quốc tế nên đưa những điều kiện về thương mại vào những
yêu cầu nhân quyền đối với Việt Nam:
Phải
áp đặt họ và phải làm mạnh mẽ hơn nữa về thương mại và về mọi thứ. Chẳng hạn họ
muốn xin cái gì thì bắt họ phải tuân thủ các điều kiện mà họ đã cam kết với quốc
tế, nghĩa là hãy trả quyền làm người cho người ta có quyền bày tỏ chính kiến.
Tôi nghĩ điều đó họ có thể làm được.
Mặc
dù mong ước là như vậy nhưng bà Lan cũng than thở rằng ước muốn đó khó lòng thực
hiện được bởi vì các quốc gia cũng phải đặt lợi ích kinh tế của họ lên hàng đầu.
Còn
nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng lại
có ý kiến khác:
Chúng
tôi nghĩ rằng sự hỗ trợ của quốc tế để có kết quả thực sự phải có một hình thức
chế tài rất rõ ràng với nhà cầm quyền Cộng sản. Chỉ cần căn cứ vào những điều họ
cam kết thì quốc tế đã có thể buộc họ thực hiện đúng như vậy rồi. Điều này tôi
cũng đã trao đổi với các cơ quan ngoại giao khi có dịp tiếp xúc, tôi đề xuất rằng
phải có hình thức chế tài đối với nhà cầm quyền Cộng sản.
Bà
Bùi Hằng là một trong những nhà hoạt động thường xuyên được các phái đoàn quốc
tế mời đến tham vấn trước các sự kiện về nhân quyền, chẳng hạn như đối thoại
nhân quyền thường niên với phía Việt Nam. Bà cho biết trong các buổi gặp gỡ này
bà yêu cầu họ thực hiện biện pháp chế tài với chính quyền Việt Nam và họ chỉ
nói là họ ghi nhận ý kiến đóng góp.
Ngoài
ra, nhà hoạt động nữ này còn chia sẻ rằng hiện tại giới đấu tranh dân chủ trong
nước không có nơi nào để “bấu víu” và luôn bảo nhau chuẩn bị sẵn tinh thần vì
nhà cầm quyền có thể dùng điều bà gọi là “mưu hèn kế bẩn” để đàn áp, bỏ tù anh
em đấu tranh bất cứ lúc nào.
No comments:
Post a Comment