Chủ
Nhật, 01/28/2018 - 21:37 — VietTuSaiGon
Giải
U23 Châu Á khép lại với cúp vàng thuộc về Uzbekistan, huy chương bạc thuộc về
Việt Nam trong sự tiếc nuối của hàng triệu người hâm mộ. Nhiều từ ngữ “vuột mất”,
“không may mắn”, “các anh hùng”… được dùng với tầng suất cao để nói về các cầu
thủ U23 Việt Nam cũng như nói về chức á quân của họ trong mùa giải.
Hàng
triệu người xuống đường, đi bão (thêm một khái niệm mới trong tiếng Việt) sau
khi trận cầu diễn ra và sau đó một ngày, người ta vẫn tiếp tục đi bão, hô to “Việt
Nam vô địch”.
Các
báo trong nước tha hồ ca ngợi đội tuyển Việt Nam, nhiều bài viết còn “gáy” rằng
đẳng cấp U23 Việt Nam đã bước vào hàng bóng đá quốc tế. Cùng với sự gáy này là
nhiều pha nhảy cầu, tự tử (nhưng may mắn có người kịp cứu) vì kết quả bóng đá.
Nhiều
băng rôn, biểu ngữ thể hiện sự vô văn hóa đã căng lên và được phổ biến trên mạng
xã hội, có tính mạ lị, chửi bới đội tuyển và một số cầu thủ U23 UZB.
Nhiều
người xem giải trận chung kết U23 Châu Á là một cái Tết sớm của Việt Nam, thậm
chí còn lãng mạn hơn khi nói rằng trận cầu này đã kết nối mọi con tim trong và
ngoài nước, nó như một giềng mối hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Về
phía chính phủ Việt Nam, họ đã cho hãng VietJet Air cung cấp một chuyên cơ chở
đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Trong đó, điều đáng nói là hãng VJA đã cho các
cô người mẫu mặc bikini tha hồ õng ẹo trình diễn trước các cầu thủ trẻ. Hình ảnh
này nhanh chóng tạo thành cơn sóng phản đối trong người hâm mộ.
Chưa
dừng ở đây, tuyển U23 VN phải chịu đói, chịu lạnh sau một loạt trận đấu dài
hơi, mệt mỏi để vào lăng báo công với Hồ Chủ Tịch, sau đó ngồi xe buýt ra sân Mỹ
Đình, tiếp tục ngồi nghe ông Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin Việt Nam đọc một
bài diễn văn dài dòng, hoa mỹ đến tận 10 giờ đêm.
Trong
khi đó, đội tuyển U23 UZB cũng về nước trên một chuyên cơ, họ được bố trí ngồi
nghế hạng thương gia trong không khí yên tĩnh, các cầu thủ mặc quần tây đen, áo
sơ mi dài tay trắng, đeo cravat đen, nhìn hết sức lịch lãm và đẹp.
Các
báo, đài và người hâm mộ UZB cũng tránh được tình trạng gáy đến khản cổ, tránh
được tình trạng bão ngoài đường, hay nói cách khác là UZB tránh được tình trạng
ốp đồng tập thể trong và sau mỗi trận đấu, cho dù kết quả, đội tuyển quốc gia của
họ vô địch Châu Á, họ vẫn bình thản, không hề có dấu hiệu ốp đồng tập thể như VN.
Vì
sao lại có chuyện trái ngược này? Và những gì đã diễn ra, xảy ra tại Việt Nam
cho thấy điều gì?
Có
thể trả lời nhanh, gọn rằng tầm mức văn hóa của Việt Nam còn quá thấp, điều này
không thể chối bỏ mà phải nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi cho văn minh, văn
hóa hơn!
Và,
dù nói như thế nào đi nữa thì nói cho cùng, người Việt Nam quá buồn, quá thiếu
thốn, quá mất tự do. Một khi không còn niềm hạnh phúc nào khác, người ta ký
thác hi vọng và hạnh phúc vào một thứ gì đó mơ hồ, không có giá trị thật. Một khi
quá cô đơn và mất tự do, người ta sẽ gào thét thành bão mỗi khi có cơ hội an
toàn. Điều này hoàn toàn ứng với người Việt Nam.
Ở
khía cạnh thứ nhất, tầm mức văn hóa Việt Nam còn quá thấp, ở đây tôi không nói
đến khía cạnh văn hóa, sự hiểu biết cũng như khả năng ứng xử hay suy tư của từng
cá nhân mà tôi muốn nói đến cái gọi là “văn hóa vĩ mô”. Bất kì một quốc gia nào
cũng có văn hóa vĩ mô, nó được điều tiết bởi hệ thống cầm quyền thông qua cơ
quan văn hóa. Có nghĩa là nếu như nhà cầm quyền UZB cũng cổ xúy, cũng tụng ca,
cũng bốc thơm chiến thắng của các tuyển thủ quốc gia họ cỡ như Việt Nam thì chắc
chắn, hiệu ứng đám đông của UZB cũng sẽ xảy ra, và sự cố ốp đồng tập thể của họ
cũng diễn ra.
Nhưng
không, UZB đã chọn một phông văn hóa khác, điềm đạm, không ồn ào. Đương nhiên,
nếu người dân không hưởng ứng, không sẵn sàng bão thì nhà nước , báo chí có vẫy
quạt ba tiêu cỡ nào cũng không bao giờ thành gió. Ở đây, một vấn đề khác, nó
cũng không hoàn toàn thuộc về phông văn hóa cá nhân mà bị tác động bởi các
chính sách vĩ mô về văn hóa, kinh tế, chính trị.
Một
quốc gia mà xung năng tràn ra đường của người dân quá cao mỗi khi có lễ hội,
bóng đá, thì việc đầu tiên cần phải xem lại chính sách văn hóa, kinh tế, chính
trị mà người dân quốc gia đó đang thụ đắc hoặc gánh chịu.
Khi
con người không còn niềm vui nào khác, không còn quyền tự do nào khác, không
còn hạnh phúc nào khác, thì người ta sẽ dễ dàng ký thác niềm vui, hạnh phúc và
cả nỗi đau vào bàn nhậu và sân bóng đá và thơ. Bởi chỉ có ở bàn nhậu và làm
thơ, người ta mới đủ “dũng khí” để nói những gì mình muốn nói và xả mọi ưu phiền,
bực dọc, ức chế vào hơi men. Chỉ có ở sân bóng đá, nơi mà hàng triệu người trực
tiếp hoặc gián tiếp tranh giành lấy một quả cầu tròn, mọi nỗ lực và xung năng
được ký thác vào đó.
Việt
Nam là một cường quốc nhậu, đúng, Việt Nam là một cường quốc thơ, đúng, Việt
Nam là một cường quốc bóng đá, đúng! Tất cả ba cường quốc trên đây đều đúng với
Việt Nam. Mặc dù là cường quốc nhậu nhưng hiếm có người Việt Nam nào đủ tửu lượng
để thử thách với các tửu thủ phương Tây, hoặc gần hơn là Lào, Thái Lan. Mặc dù
là cường quốc thơ, người người làm thơ, nhà nhà làm thơ nhưng các nhà thơ Việt
Nam vẫn không được bạn đọc thế giới biết đến là bao. Mặc dù là cường quốc bóng
đá, từ trẻ em cho đến người già sẵn sàng hò hét, lăn xả vì bóng đá nhưng nền
bóng đá Việt Nam cũng luôn ở mức lẹt đẹt, cố lắm thì mới hi vọng vươn tới đằng
cấp Châu Á!
Vì
sao lại có chuyện tréo ngoe như vậy? Vì cái động cơ lớn nhất để tiến đến một cường
quốc không phải là động cơ nội tại của mỗi con người trong nhân dân mà là sự dắt
mũi của hệ thống cầm quyền. Nhậu, làm thơ và đá banh như một cửa thoát cho mọi
xung năng dân tộc.
Một
quốc gia có truyền thống yêu văn chương, yêu hòa bình, yêu sự tiến bộ, nó được
đánh giá không phải bởi số đông người cầm bút mà bởi giá trị suy tư, hàm lượng
tri thức cũng như giá trị phát sáng trong các tác phẩm từ quốc gia đó. Không phải
người Pháp, người Nhật, người Mỹ hay người Nga nào cũng biết làm thơ hoặc thích
làm thơ, nhưng nền văn học của các quốc gia này vẫn là đỉnh cao nhân loại.
Không
phải người Tây Ban Nha, người Anh, người Bồ Đào Nha, người Nga, người Đức, người
Brazil, người Thụy Điển nào cũng mê mẩn trái bóng, cũng sẵn sàng ào ào xuống đường
mỗi khi đội tuyển quốc gia của họ chiến thắng nhưng các quốc gia này vẫn là cường
quốc bóng đá.
Và
rượu cũng vậy, tại các quốc gia được xem là cường quốc rượu bia như Pháp, Đan Mạch,
Hà Lan… Nguồn tư bản mang về từ việc sản xuất rượu, bia của họ luôn ở mức khổng
lồ, nhưng không vì vậy mà người dân của họ ai cũng mê rượu, ai cũng nhậu be
bét.
Bởi
hầu hết người dân của các quốc gia tiến bộ có quá nhiều vấn đề để quan tâm và
quá nhiều thứ khác mang lại hạnh phúc cho họ hơn là rượu bia, làm thơ và bóng
đá. Một chế độ phúc lợi xã hội tốt, một nền giáo dục tốt, một nền an ninh bảo vệ
người dân tốt, có sở hữu nhà đất và không phải lo toan khi đụng đến đất đai, một
nền y tế tử tế, một nền văn học không mang tính tuyên truyền, một nền văn hóa cởi
mở… Chỉ chừng đó yếu tố, người dân có thể làm những gì người ta cảm thấy cần
làm, muốn làm như biểu tình phản đối chính sách công bất cập, tìm hiểu về âm nhạc,
tìm hiểu về văn chương một cách thấu đáo và đa chiều… Có một ngàn lẻ một cơ hội
hạnh phúc đối với người dân các quốc gia tiến bộ và bóng đá, thơ hay nhậu chỉ
là một trong một ngàn lẻ một cơ hội đó.
Ngược
lại, ở Việt Nam, dường như mọi thứ cơ hội cho người dân giống như các quốc gia
tiến bộ đều không có, bạn chỉ cần ra đường biểu tình vì môi trường cũng có thể
bị tù mọt gông. Bạn chỉ cần phát biểu chống lãnh tụ Cộng sản, mạng sống bạn bị
đe dọa. Bạn chỉ cần chơi với những người hoạt động xã hội dân sự, bạn rơi vào
đích ngắm của an ninh… Và cơ hội duy nhất để bạn không bị nguy hiểm là làm thơ,
nếu làm thơ ca ngợi chế độ, bạn sẽ có lộc, nếu làm thơ ưu thời mẫn thế mà bạn
biết giấu nỗi lòng vào con dế, con lợn, con bò hay cái cây, cánh đồng, đám mây…
thì bạn tạm an toàn.
Ngoài
ra, bạn có thể ký thác mọi ẩn ức, xung năng và đau khổ vào sự hò hét cổ vũ bóng
đá trên danh nghĩa cổ vũ cho “màu cờ sắc áo” hoặc bạn ném nó ra bàn nhậu một
cách bâng quơ như những Lưu Linh đầy hiền triết thời hiện đại. Và bạn có quyền
la hét, có quyền cởi áo quần (nhưng không được quấn cờ vào chỗ kín!) đi long
nhong ngoài đường mỗi khi “bão” sau trận cầu đội nhà.
Tất
cả những cánh cửa hạnh phúc cho người Việt Nam đều nằm quanh quẩn trong bóng
đá, làm thơ và nhậu. Điều này như như một hạnh phúc không thể chối bỏ của người
Việt Nam. Và với đà này, cũng đừng đòi hỏi gì nhiều thêm về phông văn hóa của
người Việt mà chỉ cần dừng ngang ở mức này là may mắn lắm rồi. Muốn thay đổi
phông văn hóa của người Việt không hề khó, bởi căn tính người Việt là một căn
tính tốt. Chỉ cần có một khuôn văn hóa vĩ mô không phải như hiện tại thì mọi
chuyện sẽ khác xa! Nói vậy để đừng quá tuyệt vọng nếu chúng ta có những đường
hướng cách mạng và những đám đông hò hét, cổ vũ cho đội bóng chuyển sang hò
hét, cổ vũ cho sự tiến bộ và tự do. Hoàn toàn không khó!
---------------------------------
Chủ
Nhật, 01/28/2018 - 14:38 — truongduynhat
Không
bàn chuyện vú mông mấy nàng Vietjet. Thiên hạ xâu xé quá đủ, và cũng nhảm rồi.
Hậu U 23, tôi muốn nhắc chuyện khác: những nhân vật được đánh dấu khoanh tròn
trong các bức ảnh kèm sau.
Họ
là ai?
Những
bộ vét tông đạo mạo ngáng che cả khuôn mặt huấn huyện viên Park Hang Seo, cùng
các tuyển thủ trên đoàn xe chiến thắng hôm qua.
Họ
là ai?
Những
gương mặt đáng tuổi cha chú, chen giành hết hàng đầu trong bức ảnh Thủ tướng chụp
chung với các tuyển thủ.
Delete,
ném bỏ hết những khuôn mặt đánh dấu khoanh tròn ấy, thì cuộc trở về của đoàn
quân U 23 sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Không
thể nói gì khác hơn: ấy là những hình ảnh thể thao phi thể thao, văn hoá phản
văn hoá. Nó còn tệ hơn rất nhiều và thấp hơn cả những màn “văn hoá vú mông” của
Vietjet.
No comments:
Post a Comment