1-28-2018
Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc cần gì? Người viết cho rằng, đó là một thái độ [run rẩy]
như cách mà nhà lãnh đạo Yeltsin khi thăm Mỹ vào năm 1989,...
Chính
phủ Kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc đang thực sự nghĩ gì về dân?
Nhân
câu chuyện về ‘thế nước đang lên’ và ‘lòng dân đồng thuận’, những ngôn từ mà
lãnh đạo nhà nước và báo chí đang sử dụng trong những ngày này nhân dịp U23 vào
trận chung kết Á châu cúp.
Tôi
muốn nói nhiều hơn về sự mở mắt và nhận diện thực tế của các nhà lãnh đạo Đảng
và nhà nước.
Mới
đây nhất, vào ngày 24.01, trong chương trình Thời sự đề cập đến ‘đảm bảo trật tự
tại các trạm BOT’ sau Công điện 82 của Thủ tướng Chính phủ, VTV phản ánh cho biết: Các
địa phương có vấn đề nóng về BOT là Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng đều báo cáo,
quá trình điều tra xác minh đã phát hiện việc gây rối tại các trạm thu phí có sự
kích động của nhóm ‘Bạn hữu đường xa’ do Lê Trung Hiếu làm trưởng nhóm. Nhóm
này đã tổ chức phát tiền lẻ, tiền xu, vận động lái xe tổ chức đông người gây
ách tắc trên địa bàn nhiều tình.
Căn
cứ vào quan điểm này của VTV cho thấy, phía chính quyền đang vừa thực hiện
‘tuyên truyền vận động’, vừa tìm mọi cách để ‘lập lại an ninh trật tự’, và một
nhóm tương tác cho cánh tài xế giúp đỡ nhau trên đường là ‘Bạn hữu đường xa’ đã
bị biến thành một tổ chức kích động và mang tính thù địch như cách mà VTV phản
ánh hay chính ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mở lời cho việc ‘không thể để các
đối tượng xấu, các thế lực thù địch’ làm phức tạp tình hình ở BOT.
Dường
như đến nay, mâu thuẫn nội tại trong đường hướng và chủ trương phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam chưa bao giờ được giải quyết về hướng pháp lý mà chủ
trương vẫn là sử dụng tính bạo lực cưỡng chế của bộ máy nhà nước để thực thi.
Chính
tính lạm dụng này không những không giải quyết tốt sự tích tụ các vấn đề nằm
trong mâu thuẫn mà khiến mâu thuẫn bị đẩy xa hơn.
Chính
phủ kiến tạo hay cách kiến tạo của Chính phủ hiện thời không khác gì việc áp đặt
một bản án đã ký từ trước đối với những ai phản đối BOT, trên cơ sở bảo đảm –
giữ chặt bằng được BOT.
Cái
này nếu được cho là ‘thế nước đang lên’, ‘lòng dân đồng thuận’ thì mấy ai sẽ chấp
nhận?
Bộ
trưởng Bộ Công an - ông Tô Lâm nhấn mạnh yếu tố 'thế lực thù địch, kẻ xấu'
trong việc xử lý sự tắc nghẽn BOT ở các tỉnh thành gần đây.
Những
lời động viên kịp thời của ông Nguyễn Xuân Phúc cho một trận chung kết ‘bình
tĩnh, tự tin, chiến thắng’, hay huân huy chương lao động của ông Chủ tịch nước
đối với đội tuyển,… có thể làm đẹp Chính phủ, Nhà nước không? Có! Khi mọi cảm
xúc đang thăng hoa. Tuy nhiên, niềm vui đó hoàn toàn ngắn hạn, khi bầu không
khí ‘háo hức, rạo rực, cuồng nhiệt’ của trận đấu 3 năm trôi qua, thì người dân
sẽ đối diện với thực tại khắc nghiệt…
Rằng
xăng E95 tăng gía, E5 giữ giá nhưng có thể gây ì xe (thậm chí gia tăng hiện tượng
cháy xe), và người dân phải gánh thêm thuế phí qua hàng tá trạm BOT chạy dọc
chiều dài đất nước,… Mọi con mắt sẽ hướng về Chính phủ kiến tạo, với hình ảnh của
một Chính phủ lợi ích.
Bài
viết muốn đề cập rằng, đã đến lúc, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải biết
kiệm lời, nhất là lời hoa mỹ và biết nhìn vào thực tiễn để thực sự lắng nghe
người dân: muốn gì, cần gì.
Trong
một đánh giá nhân dịp Hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm ngoài,
tay bút Matthew Busch [1] cho hay: Dù đã đạt nhiều thành tựu về thương mại và đầu
tư, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những tàn dư tệ hại của quá khứ kinh
tế.
‘Tàn
dư’ tệ hại đó bao gồm cả tàn dư của những xu thế và tầm nhìn lỗi thời trong
cách phát triển kinh tế xã hội. Khi nó đảm bảo ý chí thống nhất và kiên định của
nhà cầm quyền, nhưng bỏ quên tiếng nói của người dân và cộng đồng.
Đây
không phải là sai lầm riêng của Việt Nam, mà trước đó, Liên Xô cũng đã từng mắc
phải [2]. Bộ trưởng Công nghiệp nặng Sergo Ordzhonokidze than phiền vào năm
1930: Tôi đoán họ nghĩ rằng chúng tôi là một lũ ngốc. Mỗi ngày họ cho
chúng tôi từ nghị quyết này đến nghị quyết khác mà không có cơ sở nào cả.
‘Không
có cơ sở nào cả’, vì thực tế, ý chí chủ quan của nhà nước đã chiếm lĩnh tất cả,
nên chủ trương – đường lối phát triển kinh tế xã hội vì thế rơi vào trạng thái
‘cưỡng chế’ hơn là hòa hợp [đồng thuận] với người dân.
BOT
cũng vậy, cho đến nay, Chính phủ không những không cho thấy tính tiến bộ và cầu
thị trong giải quyết bài toán mà mình vạch ra, ngược lại Chính phủ tìm mọi cách
bảo hộ và hợp pháp hóa các sai phạm do BOT. Do đó, BOT dù sẽ được ‘yên lặng’
khi có lực lượng vũ trang canh giữ, nhưng liệu nó yên lặng bao lâu? Và mất bao
lâu nữa để nó nổi sóng trở lại, trong sự âm ỉ của sự phẫn uất và bất công?
Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc cần gì?
Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng rất 'say xưa' khẳng định tại Hội nghị trực
tuyến tổng kết công tác dân vận toàn quốc năm 2017 và, triển khai nhiệm vụ năm
2018 do Ban Dân vận Trung ương vào ngày 10.01 rằng: Lấy kết quả phục vụ
nhân dân, sự hài lòng của nhân dân làm thước đo. Giữ kỷ cương phép nước nhưng
phải thuyết phục người dân; chúng ta đang theo định hướng thuyết phục và nêu
gương chứ không phải đem quyền lực ra để đè nén.
Nhưng kết quả Công điện 82 đã chứng minh ngược lại: đừng nghe, hãy nhìn!
Người viết cho rằng, đó là do Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thiếu một thái độ [run rẩy] như cách mà nhà lãnh đạo Yeltsin khi thăm Mỹ vào năm 1989 đã run rẩy tự hỏi: Họ đã làm gì cho người nghèo? (What have they done to our poor people). [3] Và khi trở về, ông đã tiến hành cải cách nhà nước trong đó giải phóng sự kiểm soát...
Và Chính phủ kiến tạo cũng thiếu sự
'run rẩy' và tự chất vấn mình khi nhìn sang nước bạn Campuchia [nơi bỏ trạm thu
phí cuối cùng vào ngày 13.01.2016].
Rõ
ràng, 'run rẩy' là điều cần học, không chỉ trong lời nói, mà cần biến nó thành
một kim chỉ nam cho cương lĩnh hành động, kiến tạo trong nhiệm kỳ của mình. Bởi
nếu không giải quyết BOT theo hướng đối thoại và chia sẻ, mà tập trung bảo vệ
cho bằng được ‘trạm thu ngân sách’ thì BOT sẽ là một đặc trưng Chính phủ phi
dân của nhiệm kỳ, sau những đặc trưng của chính phủ tiền nhiệm (ông Nguyễn Tấn
Dũng) là những ‘quả đấm thép’.
Đã
bao giờ, ông Nguyễn Xuân Phúc và bộ sậu của mình tự hỏi: vì sao việc huy động
vàng/ USD trong dân thất bại?
Ghi chú:
No comments:
Post a Comment