Thứ
Tư, 12/27/2017 - 11:30 — VietTuSaiGon
Chuyện này không phải
mới, nhưng cách làm của nhà cầm quyền Cộng sản trong thời gian gần đây khiến
cho người ta phải đặt câu hỏi về vị trí khá mới mẻ của nhà lãnh đạo Cộng sản: Họ
đang tự đặt mình vào tư thế một đảng khấu? Vị trí lãnh đạo quốc gia của người Cộng
sản đã hoàn toàn mất?
Sở
dĩ tôi phải đặt ra những câu hỏi này vì hiện tại, những nhà nước Cộng sản còn tồn
tại sau biến cố sụp đổ toàn diện của hàng loạt nhà nước Cộng sản Đông Âu, sự mất
dấu của khối SEV, họ được đặt trong vị trí Tân Cộng sản, một loại Cộng sản mới,
thức thời hơn với những chính sách cởi mở và gần với thế giới tiến bộ hơn so với
sự độc tài, chuyên chế có phần man rợ, u tối của những nhà nước Cộng sản đã chết.
Chí
ít, sau năm 1990, Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba cũng có những bước
tiến về mặt kinh tế, đối ngoại và đối nội. Điều này đã giúp cho họ có được những
thành tựu đáng kể về việc củng cố sức mạnh đảng phái trong thời đại mới, khi mà
nhu cầu về dân chủ, dân quyền trong một sinh quyển xã hội dân sự ngày càng mạnh
lên. Nhưng!
Thay
vì tiếp tục bước thêm một bậc trên tam cấp tiến bộ, những người Tân Cộng sản của
Việt Nam và Trung Quốc lại bị chi phối bởi tập khí Cộng sản thâm căn đế cố của
họ. Họ lại quay trở lại thời kì độc tài, toàn trị gắt gao nhất bằng cách dùng gọng
kiềm bạo lực cũng như thủ đoạn chính trị để bóp chết mọi thứ chung quanh họ. Thậm
chí những gì được xem là cơ bản, tối thiết của người dân, họ cũng sẵn sàng bóp
ngạt và triệt tiêu.
Cấm
các hoạt động tôn giáo, đập phá hang đá Giáng Sinh, cấm treo cờ tôn giáo, gây hấn
với nhà chùa, nhà thờ, nhà dòng và tạo ra một hệ thống tôn giáo quốc doanh… Có
thể nói đây là những bước thụt lùi đáng sợ về tư duy lãnh đạo của người Cộng sản.
Vì sao?
Vì
điều này vô hình trung làm lộ bản chất đảng khấu thay vì bản chất nhà lãnh đạo
quốc gia của đảng Cộng sản. Một nhà lãnh đạo quốc gia phải là một nhà tổ chức
được hệ thống nhà nước tiến bộ, nếu tổ chức được hệ thống nhà nước tối ưu thì
càng tốt. Mà với một nhà nước tiến bộ, một nhà nước tối ưu thì vấn đề tự do tôn
giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận và nhiều yêu cầu tự do khác phải được đặt
lên hàng đầu.
Vì
sao nhà nước tiến bộ và nhà nước tối ưu phải đặt các yêu cầu tự do lên hàng đầu?
Vì với tư cách một nhà quản lý vĩ mô, có đủ khả năng bảo vệ và đảm bảo an sinh
cho nhân dân, việc thỏa mãn các nhu cầu này như một câu trả lời về tầm bao
quát, năng lực tổ chức, che chở, và tính khoa học, tính nhân văn của nhà nước
đó. Rất tiếc, các nhà nước Cộng sản mặc dù đã có những cố gắng trong phát triển
kinh tế nhưng về mặt bản chất, khi thoát được cơn khủng hoảng sụp đổ có tính
xâu chuỗi của lịch sử, họ quay ngay trở lại bản chất gốc của họ.
Một
thứ bản chất độc đoán, độc tài và sợ hãi. Độc đoán, độc tài bởi sợ hãi. Dường
như nhà nước Cộng sản thiếu các yếu tố rất căn bản để trở thành nhà quản lý tiến
bộ, đó là tính nhân văn, tôn trọng sự thật và sự tự tin.
Vì
thiếu tính nhân văn nên hầu hết mọi hoạt động của nhà quản lý Cộng sản đều
không được lòng dân, bởi sự tồn tại và phát triển của chế độ luôn là gánh nặng
trên đôi vai nhân dân.
Vì
phải léo hánh, lạn lách, lươn lẹo để tồn tại và phát triển trong một tâm thế đi
ngược với xu hướng tiến bộ nên sự thật luôn là một thứ gì đó có hại cho người Cộng
sản trong quá trình quản lý, lãnh đạo đất nước. Chính vì phải tồn tại ngược qui
luật nên nhà quản lý Cộng sản luôn sợ sự thật, và tự do báo chí, tự do ngôn luận
là kẻ thù của nhà quản lý Cộng sản.
Một
khi không được lòng dân, không tôn trọng sự thật thì thiếu tự tin là một hệ lụy
tất yếu của nhà cầm quyền Cộng sản. Với một tâm thế thiếu tự tin trong lãnh đạo,
người Cộng sản sẽ sợ hãi, hoài nghi và có cái nhìn cừu thù với bất kỳ tổ chức,
nhóm xã hội hay tôn giáo nào có tiếng nói lan tỏa, có độ bao phủ về uy tín hoặc
tâm linh.
Và
chính vì thiếu tự tin mà nhà lãnh đạo Cộng sản rất lo sợ trước bất kì hoạt động
nào có tính thu hút của các tôn giáo, các nhóm, các tổ chức trong xã hội. Cấm
các sinh hoạt văn hóa tôn giáo là một trong những động thái nhằm ngăn chặn sự
phát triển và chặn đứng bất kì mối nguy nào từ phía bị ngăn chặn. Sâu xa hơn,
nó cũng cho thấy đây là một động thái có tính cạnh tranh và đố kị, chất chứa mặc
cảm, tự ti của một đảng khấu không có đủ uy tín và năng lực quản lý.
Và
một khi tự đặt mình vào vị trí của một đảng khấu, thao túng, độc đoán, chuyên
chế, độc tài và tham lam… Thì hẳn nhiên vị trí của một nhà lãnh đạo, một nhà tổ
chức quản lý quốc gia đã hoàn toàn mất. Đây là sự bất lợi vô cùng lớn cho sự tồn
tại của đảng Cộng sản. Nếu như hành vi này xảy ra trước năm 1990, nghĩa là trước
thời gian sụp đổ của hệ thống Cộng sản xã hội chủ nghĩa trên thế giới, khi mọi
thông tin còn bị giới hạn và xã hội dân sự chưa có tính phổ quát như hiện tại…
thì đảng Cộng sản còn có thể hi vọng xoay xở, tiếp tục phát triển bằng các thao
tác mị dân thêm một thời gian nữa.
Nhưng
với hiện tại, khi mọi thứ đã phát triển, thế giới internet đã giúp cho đại bộ
phận người dân có thể cập nhật thông tin đa chiều và nhận thức của người dân
cũng phát triển đáng kể. Dù có cố gắng chối bỏ hoặc đánh tráo khái niệm kiểu gì
thì đảng Cộng sản cũng tự nhìn thấy được sự khủng hoảng và mối nguy sụp đổ của
họ. Bởi ngay trong lựa chọn độc tài, toàn trị, bóp ngạt tôn giáo và lấy cấm
đoán làm kim chỉ nam quyền lực cũng đã chạm phải ngòi nổ phản kháng trong nhân
dân.
Và
trên phương diện chính trị, một khi chọn tư thế đảng khấu để đối đầu và cấm đoán
mọi hoạt động của các tổ chức xã hội, các nhóm và các tôn giáo trong nhân dân…
Thì đảng Cộng sản đã không còn cách nào khác, chấp nhận để lộ thân phận của một
đảng khấu, không đủ sức mạnh bao quát và dung nạp của một nhà tổ chức lãnh đạo
quốc gia. Điều này gây ra hệ lụy không hề nhỏ cho tương lai quốc gia.
Bởi
với người dân các quốc gia Cộng sản, thay vì có một nhà nước với đầy đủ tư cách
nhà lãnh đạo quốc gia thì họ phải gánh trên vai một gánh nặng đảng khấu cùng
hàng loạt sự chèn ép và bất công do đảng khấu đó gây ra. Nguy cơ nội chiến, nội
loạn và đất nước đi đến bế tắt là chắc chắn xảy ra.
Rất
tiếc, sau nhiều năm gắng gượng và có nhiều thay đổi để phát triển kinh tế, nhà
cầm quyền Cộng sản ở các nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa, mà nổi trội là Trung Quốc
và Việt Nam lại chọn tư thế của một đảng khấu để tự đẩy mình vào cuộc “đá cá
lăn dưa” với giang hồ. Mà biểu hiện rõ nét nhất của nó là cấm kị tôn giáo, triệt
tiêu tiến bộ và chấp nhận đánh đổi vận mệnh quốc gia bằng sự tồn tại của đảng,
của tổ chức. Một đất nước
mà nhà lãnh đạo rơi vào trạng huống đảng khấu thì còn lâu lắm mới bình yên để
phát triển, thật là buồn khi nghĩ đến điều này!
No comments:
Post a Comment