JOE FREEMAN - The Atlantic
Trà
Mi dịch
Posted on October 2, 2017 by editor — 0
Comments
Cuộc cách mạng áo cà sa thay đổi Miến Điện mười
năm trước đã che đậy những câu hỏi khó chịu về chủ nghĩa dân tộc của Phật giáo.
Các nhà sư Phật
giáo đi qua Chùa Shwe Indein gần hồ Inle ở Myanmar. Nguồn:Soe Zeya Tun /
Reuters
Vào một đêm ở
Rangoon năm ngoái, tôi gặp một người đã tham gia cuộc Cách mạng Áo cà sa ở Miến
Điện, cuộc cách mạng có hàng chục nghìn ngàn nhà sư và nữ
tu sĩ xuống đường phản đối chính quyền cũ, khiến quân đội đã ra tay đàn áp tàn
bạo cách đây 10 năm vào tuần này. Tôi đã gặp một ông sư để cùng uống bia và trò
chuyện nghe có vẻ hơi kỳ quặc; nhưng ông này từ lâu rồi đã rời bỏ nhà chùa, tuy
nhiên, nó giống như một hình thức tiêu biểu cho sự thay đổi bất ngờ của Miến Điện,
và vì nó thiếu một kết thúc thần tiên cho chuyện của quốc gia này.
Khi chúng tôi ngồi
trò chuyện với những người từng hoạt động trước kia, uống rượu và hút thuốc lá,
ông ta nói về cuộc đời bương chải kiếm sống và tình trạng không hoàn hảo của nền
dân chủ Miến Điện. Aung San Suu Kyi đã thắng cử từ tháng 11 năm 2015, nhưng
theo hiến pháp 2008, bà vẫn không được giữ vai trò tổng thống. Ông ước ao rằng
phải chi có nhiều người đã đi tranh đấu vì dân chủ hơn nữa trong chính quyền hiện
tại và ông nhớ lại cuộc đấu tranh chống lại sự bất công cùng với 80.000 nhà sư
trong cuộc Cách mạng Áo cà sa. Ông buồn bã nói,
“Tôi đã lãnh đạo họ.
Tôi muốn có dân chủ thực sự. Tôi muốn thấy những người đã hy sinh cuộc đời của
họ tham gia chính trị. Tôi muốn đúng người ngồi đúng chỗ.”
Giọng thất vọng của
ông ta cho thấy, ít nhất là với tôi, ông khó chịu nhận thấy rằng các nhà sư
không còn giữ vai trò mà họ đã từng làm trước đây.
Trong thời Các mạng
Áo cà sa, họ đã giúp đẩy đất nước này về hướng dân chủ, và tạo được một hình ảnh
kết tinh thành một huyền thoại trấn an: Những nhà sư, nói chung, là những người
yêu hòa bình, điềm tĩnh và “tốt”, và các nhà sư Miến Điện, nói riêng, là những
người hùng cao quý đứng dậy chống lại một chế độ quân phiệt tà ác. Nhưng chưa đầy
5 năm sau cuộc cách mạng, các nhà sư Miến Điện đã lên tiếng dữ dội trên các
phương tiện truyền thông về ảnh hưởng xấu của người Hồi giáo tại một đất nước
Phật giáo với sự chỉ trích đặc biệt nhằm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở
vùng Rakhine, gần biên giới MiếnĐiện-Bangladesh.
Trong thời gian ngắn
giữa hai giai đoạn của lịch sử Miến Điện, cuộc Cách mạng Áo cà sa đã thất bại? Hay
đơn giản là người ta đã hiểu lầm nó. Chuyện gì đã xảy ra với những nhà sư “tốt”
trong cuộc Các mạng? Có phải họ đang đồng loã với các nhà sư “xấu” – những người
theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường có tên trong những bản tin trang đầu
truyền bá tinh thần chống Hồi giáo?
Kỷ niệm 10 năm cuộc
cách mạng trùng hợp với thời điểm sức ép của quốc tế ngày càng tăng đối với người
lãnh đạo mặc nhiên của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, để đối phó với cuộc bức
hại người thiểu số Rohingya. Cũng như hình ảnh của Suu Kyi nhu thể một vị thánh
ở trần gia đang bị soi rõi, thì cũng nên có những nhận định lại về thần thoại
thiêng liêng của cuộc Cách mạng Áo cà sa. Điều đó không có nghĩa là xoá bỏ đi
những công trình các nhà sư đã đạt được trong cách mạng – như một số người đã đề
nghị rút lại giải Nobel Hoà Bình của bà Suu Kyi – nhưng nó có nghĩa là làm sâu
sắc hơn sự hiểu biết về Miến Điện và vai trò phức tạp của Phật giáo trong một
quốc gia phức tạp.
Cuộc Cách mạng Áo
cà sa có lẽ đã góp phần thúc đẩy chính quyền quân phiệt tiến tới cuộc đổi mới họ
đã chấp nhận vào năm 2011, đưa tới kết quả là Liên đoàn Dân chủ Quốc gia và người
lãnh đạo Suu Kyi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng nó cũng góp
phần gây ra một sự hiểu lầm về bản chất của Phật giáo tại Miến Điện, và những
gì mà Phật tử ở đây muốn. Câu chuyện phức tạp hơn những tu sĩ Phật giáo hay những
người bất đồng chính kiến khoác áo cà sa, những người không muốn gì hơn là chấm
dứt chế độ độc tài quân phiệt sắt máu. Với hình ảnh những cái bát khất thực lăn
lóc trên đường và những nhà sư can đảm đương đầu với một quân đội Miến Điện
hùng mạnh, cuộc Cách mạng Áo cà sa che giấu một nỗi sợ hãi thầm kín trong giới
những Phật tử về tương lai mong manh của đức tin của họ – họ cảm thấy rằng mặc
dù Miến Điện đa số là người Phật giáo, nhưng Hồi giáo vẫn là một mối đe dọa.
Thực tế, cảm nghĩ
này đã được thể hiện nhiều lần trước khi có cuộc Cách mạng Áo cà sa. Sự chống đối
Hồi giáo ở Miến Điện đã bắt đầu từ thời thuộc địa và Anh Quốc đã cho phép một
lượng lớn công nhân Nam Á vào Miến Điện ở cuối thế kỷ 19. Trong những năm 1920,
đã có những đợt bạo động bùng nổ định kỳ chống đối cộng đồng người Nam Á đang
phát triển, gồm cả những người Hồi giáo trong số đó. Sau khi độc lập và ngay từ
buổi đầu của chế độ quân phiệt năm 1962, Tướng Ne Win đã đuổi hàng trăm ngàn
người Nam Á, và chính phủ quan phiệt Miến Điện đã có chính sách khủng bố người
Rohingya. Dân thiểu số Rohingya thường bị coi là di dân từ Bangladesh, trong
khi thực sự họ đã có nguồn gốc nhiều đời sinh sống ở vùng Rakhine hàng trăm năm
trước.
Rosalind Russell viết
trong cuốn Burma’s Spring (“Mùa Xuân Miến Điện”) của bà:
“Dù số người
Rohingya đã giảm sút, thái độ thù nghịch đối với người Hồi giáo đã sôi sục suốt
thời chính quyền quân phiệt. Tự do ngôn luận đã bị kiềm chế, nhưng ác cảm với
người thiểu số thì vẫn không bốc hơi.”
Thái độ thù nghịch
chống đối người Hồi giáo đã xảy ra, – thỉnh thoảng biến thành những cuộc bạo động
– trong nhữn thập niên 1980, 1990 và trong năm 2001 khi khối Taliban (người Hồi
giáo chính thống Sunni) cho mìn nổ tung những tượng Phật tại Bamiyan, ở
Afghanistan (A Phú Hãn), Ngay cả khi cuộc Cách mạng Áo cà sa đang diễn ra,
Ashin Wirathu, một nhà sư sau này trở thành gương mặt đại diện cho chủ nghĩa
dân tộc cực đoan ở Miến Điện, đang bị giam giữ vì tội kích động bạo lực chống Hồi
giáo vào năm 2003.
Nhà sư cực đoan
Ashin Wirathu đang đọc một bài báo trên tạp chí TIME về chính ông, “Diện mạo của
Khủng bố Phật giáo”. Nguồn: suaranews.co
Sau năm 2011, mọi
thứ đã khác đi trong tiến trình chuyển đổi bất ổn. Một hệ thống kiểm duyệt rườm
rà trước khi xuất bản đã không còn. Quyền tự do ngôn luận mới đến với người Miến
Điện cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet tới người dân. Wirathu được
thả trong một đợt ân xá. Năm 2012, những bạo động giữa các nhóm dân tăng lên
trong vùng Rakhine, giết chết hàng trăm người và khiến 140.000 người Rohingya
phải di cư vào các trại tị nạn trong nước, Những cuộc bạo động không còn bộc
phát mỗi vài năm nữa, nà xẩy ra hàng năm. Những nhóm người Phật giáo theo chủ
nghĩa dân tộc không bao lâu đã sáng chói dưới ánh đèn sân khấu, trong khi nhiều
nhà sư ôn hoà, nếu còn sống sót sau cuộc đàn áp, trong những năm Cách mạng Áo
cà sa đã bị buộc phải lưu vong, hoặc phải đối phó với các vấn đề tâm lý từ khi
họ ở trong tù. Các tu viện, được nhà nước hậu thuẫn, không chấp nhận họ. Chỉ mới
năm năm trước đây những lễ kỷ niệm cuộc Cách mạng Áo cà sa mới được phép diễn
ra công khai ở Miến Điện.
Tuy nhiên, thật quá
hời hợt nếu cho rằng không có những điểm chung về ý thức hệ giữa những nhà sư
cách mạng và khối tăng sĩ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong đó. Dù đã có
nhiều nhà sư của thời Cách mạng Áo cà sa đã lên tiếng chống lại bạo lực tôn
giáo và cổ xuý hoà giải, họ vẫn có thể chia sẻ một số quan điểm với những ngượi
theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là khi nói về tiểu số người Rohingya. Mark
Farmaner, giám đốc của tổ chức ủng hộ Burma tại London, Anh Quốc, viết cho tôi
trong một email rằng khi một trong những người lãnh đạo Các mạng lãnh đạo của
Áo cà sa viếng thăm văn phòng của tổ chức này, đã nói rằng nên quản thúc người
Rohingya trong các trại tạm trú cho đến khi họ bị trục xuất. Quan điểm cho rằng
dân Rohingya là những người ngoại quốc không phải là quan điểm hiếm thấy, ngay
cả trong số những người hoạt động ủng hộ dân chủ.
Bạo lực giữa Phật
giáo và người Hồi giáo sau năm 2011, và sự bùng nổ ngôn ngữ hận thù trong xã hội
trực tuyến, ngày càng nhiều đã góp phần làm tăng ảnh hưởng của các phong trào
Chủ nghĩa Dân tộc ở Miến Điện và sự gia tăng tước đoạt ở vùng Rakhine đã góp phần
vào việc hình thành Đoàn quân cứu rỗi Rohingya, và họ, vào tháng 10 năm 2016 và
tháng 8 năm nay, đã giết hại lực lượng an ninh quốc gia và đưa quân giải phóng
phía bắc tiểu bang Rakhine.
Khi thế giới đang phải
làm một cuộc thẩm định lại về Miến Điện và những gì dường như đã là một phần của
những thành công trong việc dân chủ hóa đất của họ, thì cũng cần nhớ rằng một
cuộc khủng hoảng có thể giúp mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và
chính trị của một quốc gia. Nhưng đánh giá quan trọng này này không nên chỉ xảy
ra giữa những ký giả tò mò, hay các nhóm hoạt ộộng nhân quyền, và những người từng
ủng hộ lâu cuộc đấu tranh cho nền dân chủ của Miến Điện.
Một vài điều như thế
đã xảy ra vào năm 2013, tờ Irrawaddy đã cho đăng tải một bài báo có tựa đề “Hai
phía của Tăng đoàn”, là hai bài phỏng vấn với hai nhà sư khác nhau: một là một
người nổi tiếng trong nhóm cựu cách mạng áo cà sa, và hai là một thành viên của
phong trào mới hiện hữu hai năm nay tên là phong trào Phật tử Quốc gia “969” –
Khi được hỏi về phong trào “969”, nhà sư cựu Cách mạng Áo cà sa đã trả lời:
“Vì nhà chức trách
liên hệ đã đã không có hành động cần thiết. Thêm nữa dù hầu hết người Miến Điện
khoan dung, nhưng vẫn có khuynh hướng chống Hồi giáo. Ttương tự như những gì đã
xảy ra trong quá khứ, khi mà chúng tôi chân thành ủng hộ bất cứ ai nói xấu về
quân đội [chính quyền quân phiệt].”
Nhưng loại tự phê
này có thể thấy được một cách giới hạn ở những nhà sư cấp tiến, những người còn
sót lại sau cuộc Cách mạng Áo cà sa, và dường như họ không ở vào vị trí để
thách thức quan điểm chống Hồi giáo hiện nay. Hoặc có thể họ không muốn đủ để
làm như thế, và vì vậy luận thuyết “nhà sư tốt” so với “ác sư” chỉ là một huyền
thoại.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin
ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
*
Nguồn: The ‘Good Monk’ Myth. How the Saffron Revolution, which
transformed Burma ten years ago, obscured uncomfortable questions about
Buddhist nationalism. JOE FREEMAN. The Atlantic. SEP 29, 2017.
No comments:
Post a Comment