1 Tháng Mười, 2017
Đối với Đông Nam Á,
thập kỷ 70 là những năm tháng xảy ra lắm chuyện. Năm 1964 bùng nổ chiến tranh
Việt Nam, không những xảy ra thương vong cực lớn, mà ở đây đã trở thành chiến
trường giao tranh giữa hai tập đoàn lớn – Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản.
Sự thất bại của Mỹ làm thành trò cười cho người đời, đây là một sự thực mà ai
cũng thấy. Còn đằng sau sự thành công của Trung Quốc lại ẩn chứa vô số nguy cơ,
rất cần phanh phui nó ra, rất cần nghiên cứu. Trung Quốc luôn luôn lo sợ Việt
Nam thống nhất và mạnh lên, họ càng sợ Nam, Bắc Việt Nam bắt tay hợp tác với
nhau. Ý kiến khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về chiến lược chiến tranh Việt
Nam nảy sinh chính từ bối cảnh này. Trung Quốc muốn làm theo chiến thuật kéo
dài và chậm lại, còn Việt Nam lại muốn đánh nhanh, giải quyết nhanh. Tiếp sau
đó, năm 1969 xảy ra xung đột biên giới Trung – Xô làm cho Trung Quốc cảm thấy mối
đe dọa lớn nhất không phải là Mỹ, mà là Liên Xô. Cách nhìn của Bắc Kinh về cục
diện thế giới đã có sự thay đổi, họ bắt đầu nhích lại gần Mỹ, xa rời Liên Xô.
Tuy Việt Nam bao giờ
cũng tính chuyện giữ vị trí trung lập giữa Trung Quốc và Liên Xô, nhưng sau khi
Liên Xô chiếm một trong những nguyên nhân chính là do Liên Xô đã cung cấp cho
Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, còn Trung Quốc thì chưa có khả năng về phương diện
này. Một nguyên nhân nữa làm cho Trung – Việt bị chia rẽ là do nổ ra xung đột
Việt Nam Cămpuchia, Chính phủ Cămpuchia thân với Trung Quốc thì tự nhiên làm
cho Việt Nam phải sát với Liên Xô. Liên Xô và Trung Quốc luôn tự coi mình là kẻ
bảo hộ truyền thống của châu Á, rất nhiều lợi ích của hai nước này đều gửi gắm
vào các nước láng giềng nhỏ bé; ngược lại, các nước Cộng sản ở Đông Nam Á cũng
có lợi ích trông mong vào Liên Xô và Trung Quốc. Chiến tranh Việt Nam đã làm
cho Hà Nội có thể duy trì “trung lập” giả vờ, nhưng đến khi kết thúc chiến
tranh thì Việt Nam tất phải chỉ được chọn lấy một trong hai, hoặc Liên Xô, hoặc
Trung Quốc. Sự lựa chọn này tất nhiên phải suy xét đặt lợi ích lên hàng đầu. Việt
Nam đã lựa chọn Liên Xô, trước hết là do họ không có oán thù nhau trong lịch sử,
thứ hai là Liên Xô không gây cho Việt Nam cảm giác an ninh biên giới bị đe dọa.
Điều quan trọng nhất là do Liên Xô giàu có hơn Trung Quốc, có thể cung cấp cho
Việt Nam những vũ khí, kỹ thuật hiện đại, giúp cho Việt Nam mở rộng được thế lực
ở Đông Dương. Trong chương này chúng ta thảo luận sơ lược tình hình diễn biến về
sự khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam trên mặt chính sách và ngoại giao,
ngoài ra còn nêu thêm vấn đề biên giới và Hoa kiều. Trung Quốc luôn coi hai vấn
đề này là nguyên nhân để họ phát động cuộc phản kích, nhưng sự thật chúng chỉ
là công cụ của mục đích chính trị thực chất của họ. Sau khi Trung Quốc ra sức
tuyên truyền, họ đã đạt hiệu quả lớn nhất là kích động được sự phẫn nộ của dân
chúng và cũng chỉ làm được như vậy thì Trung Quốc mới có thể thuận lợi tiến
hành một cuộc “Chiến tranh chính nghĩa dân tộc”.
Trung Quốc, đồng
minh lớn của Bắc Việt đã phản bội họ trong chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc.
Và cũng tại thời điểm này, thuật ngữ ngoại giao “ngoại giao bóng bàn” được ra đời
với hàm ý có qua có lại, hai bên cùng có lợi.
Chiến lược quân sự của hai bên Trung – Việt
trong chiến tranh Việt Nam
Do cách nhìn khác
nhau về chiến lược nên đã làm lung lay quan hệ giữa hai nước Trung Quốc, Việt
Nam. Hà Nội cho rằng Bắc Kinh kiếm lợi trong việc kéo dài chiến tranh Việt Nam,
còn Mátxcơva thì nhân đó thấy có lợi cho mình nên đã rất nhẫn nại tăng thêm mối
nghi ngờ của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Trong trình bầy ở tiết này, chúng ta có
thể thấy rõ chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam có chỗ rất giống với
chính sách của Sta-lin đối với Trung Quốc vào hồi những năm 1940. Chiến lược của
Trung Quốc lâu nay vẫn có ba nguyên tắc chính: xây dựng lực lượng phòng ngự
tích cực; lợi dụng cách đánh khôn khéo trong chiến tranh để chống lại sức mạnh
quân sự ưu thế hơn của đối phương; chiến tranh nhân dân. Rất rõ, đó là sản phẩm
của tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời kỳ nội chiến ở Trung Quốc. Về mặt này do
Việt Nam đã luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh trong nước, cho nên họ có
điều kiện phát triển chiến lược của mình, ứng dụng tổng hợp chiến tranh du
kích, chiến tranh nhân dân và tiêu diệt chiến tranh quy mô lớn. Chiến dịch Điện
Biên Phủ nổi tiếng là một thí dụ như vậy.
Có một điều khiến
người ta cảm thấy như là một sự châm biếm, đó là nhiều nhà quan sát của Trung
Quốc và nước ngoài tỏ rõ ý kiến rằng, thắng lợi của cuộc chiến tranh này lại
chính là do Việt Nam đã không thành thạo vận dụng chiến lược đại quy mô của
Trung Quốc cùng với cố vấn và viện trợ quân sự. Sau năm 1966, Trung Quốc
và Việt Nam bất đồng ý kiến với nhau là do những việc có liên quan đến sự lựa
chọn nên dùng chiến lược nào để tiến hành đấu tranh ở Miền Nam Việt Nam. Trung
Quốc muốn tránh sự báo thù của Mỹ và không muốn có một Việt Nam thống nhất, hiếu
chiến, nên chủ trương phải tiến hành “chiến tranh nhân dân” trường kỳ. Việt Nam
cũng đồng ý chiến lược “chiến tranh nhân dân”, nhưng lại chủ trương phải đánh
được những trận quy mô lớn vào lúc thích hợp. Trung Quốc chủ trương “chiến
tranh nhân dân” trường kỳ là dựa trên nhiều lý do. Đầu tiên là Trung Quốc muốn
trói chặt cả hai tay của Mỹ và tiêu hao sức chiến đấu của nó. Lawson nói: “Loại
chiến tranh này rất thích hợp với Mao Trạch Đông dùng để đối phó với sức mạnh của
Mỹ, muốn làm cho Mỹ bị sa lầy trong các chiến trường trên thế giới, với chỗ
này, mất chỗ khác, luôn phải đối phó”. Thế nhưng Bắc Kinh không lường trước được
Mỹ nhanh chóng rút khỏi Miền Nam Việt Nam.
Thoạt đầu Bắc Kinh
có dự liệu rằng Mỹ chịu sức ép trong nước, nên sẽ khó mở rộng chiến tranh. Hơn
nữa, đây cũng là một cuộc chiến tranh ôn hòa, khó tạo nên động cơ Mỹ sử dụng vũ
khí hạt nhân, hoặc cũng khó dẫn đến một cuộc quyết liệt như chiến tranh Triều
Tiên. Bởi vì tất cả những điều đó đều rất làm tổn hại đến Trung Quốc khi còn
chưa phục hồi kinh tế do đại nhảy vọt bị thất bại, và gây cản trở các hành động
của cuộc Cách mạng văn hóa. Ngoài việc muốn tránh xung đột với Mỹ, Bắc Kinh còn
cho rằng, đánh du kích lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm bớt các loại vũ khí hiện
đại chính xác. Cuối cùng Bắc Kinh cho rằng, nếu Việt Nam vận dụng thành công
sách lược của Trung Quốc, sẽ có thể chứng minh cho thế giới thứ ba thấy rõ tư
tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc hơn đứt Liên Xô một
nước. “Sách trắng” của Việt Nam công bố năm 1979 nêu rõ, trong thời gian chiến
tranh Việt Nam, Hà Nội có những quan điểm không giống với Bắc Kinh.
Tiến hành chiến
tranh trong lòng địch, một cụm từ của Hà Nội nhưng nếu quy chiếu theo về các định
nghĩa của khủng bố, thì những cuộc tấn công của lực lượng biệt động Sài Gòn là
hành vi khủng bố.
Hà Nội cho rằng, sở
dĩ Bắc Kinh chủ trương đánh du kích lâu dài ở Miền Nam Việt Nam là vì “Họ không
muốn chiến tranh Việt Nam kết thúc sớm. Không những họ muốn làm tiêu hao, làm yếu
lực lượng quân cách mạng Việt Nam, mà đồng thời còn để đạt được các mục tiêu lợi
ích riêng của họ. Chiến tranh kéo càng dài, họ càng có thể vỗ ngực trổ tài “viện
trợ cho Việt Nam”, giương cao lá cờ “triệt để cách mạng” tập trung sức mạnh vào
châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh để tăng cường cho phong trào chống Liên
Xô”. Trong thời kỳ đang còn chiến tranh, Hà Nội luôn nhấn mạnh hai vấn đề: một
là Bắc Kinh “không hiểu tình hình chính trị ở Miền Nam Việt Nam, nên rất ít đề
cập đến nó”; hai là, “phong trào chống chiến tranh” ở Mỹ”. Sự khác nhau về chiến
lược giữa Trung, Việt đã dẫn đến các quan điểm khác nhau của hai bên đối với việc
đàm phán.
Khi Mátxcơva ép Hà
Nội đàm phán với Mỹ, thì Bắc Kinh cho rằng, Hà Nội đi theo con đường của “Chủ
nghĩa xét lại”. Đồng thời khi Trung Quốc tiến hành đàm phán với Mỹ khiến Việt
Nam cho rằng, Bắc Kinh sẽ yêu cầu một Việt Nam chia cắt. Khi Mỹ đang rút dần khỏi
Miền Nam Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu lo lắng đến ảnh hưởng của Liên Xô đối với
Hà Nội sẽ ngày càng lớn, vì vậy cũng làm cho Trung Quốc phải bắt đầu sao nhãng
phong trào cộng sản ở Đông Nam Á.Trong chương sau chúng ta sẽ thảo luận tiếp về
sự khác nhau về chiến lược giữa Trung Quốc và Việt Nam ảnh hưởng đến quan hệ
hai nước như thế nào. Hiện ở cuối tiết này, chúng ta hãy quay trở lại tháng 11
năm 1971 với câu chuyện đối thoại giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng. Mao Trạch
Đông nói: “Cán chổi ngắn quá, không thể quét tới nơi quá xa được. Đối với Đài
Loan, chổi của chúng tôi phải với hơi xa mất một chút. Đồng chí ạ, Nguyễn Văn
Thiệu Miền Nam Việt Nam cũng nằm ngoài phạm vi năng lực của các đồng chí, chúng
ta phải chấp nhận tình hình này.” Phạm Văn Đồng trả lời: “Chổi của Miền Bắc Việt
Nam cũng đủ dài đấy.”
No comments:
Post a Comment