BBC
Tiếng Việt
2 tháng 6, 2017
Thời
Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và một số nước Đông Âu một mặt cấm công dân của họ
xuất cảnh tự do, mặt khác lại tước quốc tịch và trục xuất các nhà bất đồng
chính kiến, văn nghệ sỹ và người Do Thái ra khỏi xứ.
Chính quyền Hitler tước quốc tịch Đức và trục xuất người Do Thái. ALERIE BILDERWELT/GETTY IMAGES
Trong số những nhân vật nổi tiếng có nhà văn Boris
Pasternak (1890-1960), được giải Nobel Văn học năm 1958 nhưng không thể xuất cảnh
khỏi Liên Xô để nhận.
Nhà văn khác, ông Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008)
cũng rơi vào tình cảnh tương tự năm 1970 khi được trao Nobel Văn học.
Theo quy định của Liên Xô, một khi đã rời tổ quốc
sang Stockholm nhận giải, họ sẽ không được quay về.
Sang năm 1974, ông Solzhenitsyn bị tước quyền công
dân rồi trục xuất luôn khỏi Liên Xô và chỉ trở về Nga sau khi hệ thống xã hội
chủ nghĩa tan rã.
Ở một diện rộng hơn, người dân các nước cộng hòa
của Liên Xô không được quyền xuất cảnh tự do và ai đã ra đi không được phép đều
bị coi là kẻ thù và không được trở về.
Một số dân tộc như Tatar bị lưu đày hàng loạt và
không được phép quay trở lại quê hương bản quán.
Các hành động này gợi lại thời kỳ chế độ Adolft
Hitler tước quốc tịch của công dân Đức gốc Do Thái để truy bức, trục xuất hoặc
tiêu diệt họ trước và trong Thế Chiến 2.
Sau
Chiến tranh Lạnh
Nhà văn Boris Pasternak không thể rời Liên Xô sang Thuỵ Điển nhận giải
Nobel Văn học. JERRY COOKE/GETTY IMAGES
Nhưng đến sau Chiến tranh Lạnh cũng vẫn có các vụ
chính phủ trục xuất công dân nước mình.
Nhìn chung, về pháp luật, việc một chính phủ đồng
ý trục xuất công dân nước mình sang nước khác chỉ xảy ra khi có thỏa thuận
pháp lý về dẫn độ tội phạm, theo Katheryn Westcott trong một bài trên BBC
năm 2013.
Nếu xảy ra ở diện rộng, đây là hành động mang
tính thanh lọc chủng tộc như đã xảy ra ở Nam Tư cũ sau khi hệ thống cộng sản
tan rã.
Trung Quốc cũng đẩy đi nhiều nhà hoạt động sau vụ
đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn tháng 6/1989.
Gần đây hơn cả, có vụ xảy ra năm 1998 khi chính quyền
Ethiopia cho vây bắt hàng nghìn dân và tống họ sang Eritrea với lý do họ thuộc
nhóm sắc tộc Eritrea.
Theo Natalie S. Klein, vụ này gợi lại các vụ trục xuất
người Do Thái ở nước Đức phát-xít là là hành động vi phạm mọi công ước quốc tế
về nhân quyền.
Nhưng việc một chính thể từ chối không bảo vệ
công dân mình mà còn truy bức họ, có thể vì lý do chính trị, chủng tộc, hoặc
đơn giản là vì sự vô trách nhiệm của bộ máy, đã và đang xảy ra.
Công
dân tự thân hay của nhà nước?
Hoa Kỳ cũng từng bị phê phán vì để hai khái niệm
công dân của nhà nước (state citizenship) và công dân của quốc gia (national
citizenship) không được định nghĩa rõ với người da đen.
Đây là chuyện xảy ra vào thời kỳ sơ khai của cuộc
đấu tranh dân quyền (Civil Rights).
Trước khi Tu chính án 14 trong Hiến pháp công nhận
quyền công dân cho mọi người sinh ra ở Mỹ, tòa án và cảnh sát hay diễn giải
luật để bác bỏ quyền của người da đen giành được tự do từ chủ nô (free
blacks).
Dù đã không còn là nô lệ, họ thường rơi vào cảnh
nghèo túng và dễ bị cảnh sát bắt giam, trục xuất khỏi chỗ ở, nhốt vào nhà tế bần
bất chấp ý kiến của mình.
Đôi khi, các bang ở Mỹ còn bắt người đưa lên phương
tiện công cộng tống sang một nơi khác.
Bởi khi đó quan niệm là quyền công dân do nhà nước
định đoạt chứ phải là quyền tối thượng và tự nhiên mà ai cũng có như một phần
nhân phẩm và tự do của họ.
Staughton Lynd từ Đại học Yale bị hủy hộ chiếu vì sang thăm Hà Nội thời
Chiến tranh Việt Nam. BETTMANN/GETTY IMAGES
Sang thời Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ không cấm nhưng
cũng trừng phạt công dân của họ tới các nước 'thù địch' và chuyện xóa hộ chiếu
Mỹ đã xảy ra với một số nhân vật phản chiến chống lại chính sách của Mỹ ở
Việt Nam.
Ví dụ ông Staughton Lynd, người theo đạo Quaker
(sinh năm 1929) bị mất vị trí giảng dạy ở Đại học Yale và hủy hộ chiếu sau khi
sang Hà Nội cùng Herbert Aptheker and Tom Hayden trong thời cao điểm của Cuọc
chiến Việt Nam.
Ngày nay luật pháp Mỹ không cho phép tước đoạt quyền
công dân, nhưng vẫn có những trường hợp đơn lẻ bộ máy hành chính "vô cảm"
ở Hoa Kỳ trục xuất công dân của họ.
Hồi 2013, nhà báo William Finnegan trong bài
"Bộ máy Trục xuất" (The Deportation Machine, A citizen trapped in
the system), nói về Mark Lyttle, một người Mỹ ở North Carolina bị đuổi khỏi nước.
Sau một lần ông bị bắt, giới chức địa phương đã tự
ý bỏ trống mục Quốc tịch, Ngôn ngữ và viết vào mục Nơi sinh (Birth Country)
trên giấy tờ của Mark Lyttle là "Mexico".
Theo Finnegan, rất có thể là vì người công chức thấy
Mark Lyttle là da nâu chứ không phải da trắng và muốn tìm cách tống cổ ông ra
khỏi Mỹ.
Từ đó, các giấy tờ tiếp theo ghi đương sự là
"công dân Mexico" và họ đã trục xuất ông sang Mexico.
Nhưng ông không được chính quyền Mexico thừa nhận
và họ tống ông sang Guatemala.
Tại đây, Mark Lyttle đã vào lãnh sự quán Hoa Kỳ thuyết
phục các quan chức cấp tấm hộ chiếu tạm thời.
Ông bay về Atlanta để rồi lại bị bắt vì "nhập
cảnh trái phép", và phải mất nhiều thời gian mới phục hồi được quy chế về
bản thân.
Các
luật cơ bản
Các công ước Liên Hiệp Quốc cố gắng bảo vệ người vô tổ quốc, người tỵ nạn
và cấp giấy thông hành cho họ. Bản quyền hình ảnhANDREW RENNEISEN/GETTY
IMAGES
Bên cạnh các lỗi hành chính, cố ý đuổi công dân của
mình đi là hành động vi phạm các luật cơ bản.
George Hicks viết trên trang The New Yorker
(08/09/1993) về sự kiện nhà hoạt động Hàn Đông Phương, công dân Trung Quốc bị
tống cổ khỏi Trung Quốc:
"Ở Trung Quốc, chính quyền sợ hãi chính công
dân nước họ."
Theo Hicks, các nước có luật pháp có thể bắt, xử
tù, thậm chí xử tử công dân của mình nhưng chỉ các nhà nước côn đồ (rogue
states) mới "xua đuổi công dân của mình ra khỏi nước, hủy hộ chiếu và biến
họ thành vô tổ quốc".
Vì điều này đi ngược lại nỗ lực của Liên Hiệp Quốc
cố gắng bảo vệ những người bị tước quốc tịch.
Công ước về người vô tổ quốc và tỵ nạn năm 1954 yêu
cầu các chính thể bảo vệ họ tối đa, hỗ trợ họ có giấy tờ đi lại và trợ giúp
hành chính.
Công ước 1961 tiếp tục nhấn mạnh đến nhu cầu giảm đi
con số người vô tổ quốc và nêu rõ cả nhóm vô tổ quốc và tỵ nạn đều có quyền rời
đi khỏi nơi bị truy bức, nguy hiểm cũng như quyền trở về quê hương bản quán.
Văn bản của Công ước 1961 hạn chế tối đa các trường
hợp chính quyền có thể tước quyền công dân và quốc tịch.
Tuy nhiên hiện mới chỉ có 68 quốc gia, không gồm bất
cứ nước nào trong ASEAN, ký kết hoặc phê chuẩn Công ước 1961 (Convention on
the Reduction of Statelessness), theo trang
của Liên Hiệp Quốc tính đến 05/2017.
No comments:
Post a Comment