Khánh
An
02/05/2017
Kỳ
1
'TPP
– 1' và 'nghi án' gian lận thương mại
Hành động "nặng tay" đầu tiên của tân Tổng
thống Hoa Kỳ, Donald Trump, ảnh hưởng đến Việt Nam ngay trong ngày đầu nhậm
chức là thẳng tay loại bỏTPP.
Dù đã lường trước, và thậm chí, Thủ tướng Việt
Nam, Nguyễn Xuân Phúc, còn có động thái "đánh tiếng" trong cuộc phỏng
vấn với Bloomberg Television ngày 13/1, rằng ông hy vọng Washington sẽ "tái
cân nhắc quyết định vì TPP có thể mang lại lợi ích cho nước Mỹ",
nhưng khi TPP bị chính thức bãi bỏ, Việt Nam cũng như các nước thành
viên TPP đều không giấu nổi thất vọng, lúng túng và lo lắng.
‘TPP
– 1’ và nỗi lo Trung Quốc
Một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của
Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trong cuộc phỏng vấn với VOA sau khi ông Trump
đắc cử và tuyên bố sẽ bãi bỏ TPP, thừa nhận có một "khoảng
trống" đáng lo ngại mà Hoa Kỳ để lại khi TPP mất đi.
"Khoảng trống đó chưa có ai kịp thời trám vào,
thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng dùng tất cả tiềm lực và khả năng của
mình để làm việc đó. Đấy là thách thức rất lớn đối với Việt Nam vì Việt
Nam hiện nay đã nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc".
Trong hiệp định đã được bàn thảo trong 6 năm của 12
quốc gia, Việt Nam được cho là nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu TPP
được thông qua. Nếu thỏa thuận này được thông qua, tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam có thể đạt đến 8%/năm vào năm 2030.
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt
6,21%, thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 6,7%. Nhưng yếu tố quan trọng hơn,
theo thống kê do BộCông Thương Việt Nam công bố cho thấy trong năm 2016,
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, lên
tới 28 tỷ đôla.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên Cứu của
Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam, nói với VOA vào lúc TPP sắp phá sản
: "Việt Nam sẽ phải tìm mọi cách thôi, để phát triển các
quan hệ khác và không để cho việc thiếu vắng TPP khiến ảnh hưởng
của Trung Quốc ở Việt Nam tăng lên".
"Kế hoạch B" cho trường hợp TPP bị gạt
bỏ hiện đang được Việt Nam ra sức thực hiện, trong đó phải kể đến nỗ lực
thiết lập các thỏa thuận song phương hoặc các thỏa thuận nhóm nhỏ với các
quốc gia láng giềng hoặc các nước Châu Mỹ Latinh, hoặc thậm chí giữcho
TPP tiếp tục sống ngay cả khi không có Mỹ : "TPP – 1".
Nền
kinh tế ‘làm thuê’
Ngoài việc từ bỏ TPP, một trong những trụ cột
chính của chính sách xoay trục sang Châu Á của người tiền nhiệm Barack Obama,
tân Tổng Thống Trump cũng bắt đầu những bước thực hiện lời hứa lấy lại việc làm
cho người Mỹ bằng chính sách bảo hộ kinh tế, khiến Việt Nam càng thêm
rơi vào thế khó.
Ngày 31/3, ông Trump ký sắc lệnh hành pháp, yêu cầu
xem xét lý do và thủ phạm gây ra thâm hụt thương mại lên đến 500 tỷ đôla ở Mỹ đối
với 16 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhiều chuyên gia đánh giá danh sách 16 nước mà ông
Trump ra lệnh phải xem xét về vấn đề "gian lận thương mại"
là chưa thỏa đáng về nhiều khía cạnh.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê của
Liên Hiệp Quốc, phân tích : "Trump hiện nhìn vấn đề thương mại
là giữa hai nước với nhau, chứ không phải là tổng thể kinh tế thế giới.
Một nước có thể deficit (thâm hụt) với một nước thứ hai, nhưng lại
surplus (thặng dư) với nước thứ ba. Đó là chuyện bình thường. Ví dụ như Việt
Nam hiện giờ. Samsung sản xuất rất nhiều thứ ở các nước khác. Việt
Nam không sản xuất chip được thì Samsung nhập nó vào, sản xuất ra smartphone
(điện thoại thông minh) rồi chủ yếu xuất sang Mỹ. Đó là lý do tại sao xuất
khẩu của Việt Nam đến 32 tỷ, tăng rất nhanh đối với Mỹ, là vì những điều như vậy".
Và vì vậy, theo Tiến sĩ Việt : "Trong trường
hợp đó, Trump không thể nào xử lý vấn đề từng nước một như hiện
tại được".
Tại cuộc hội thảo về các tác động của chính
sách chính quyền Trump lên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức
tại Đại học Harvard vài ngày ngay sau khi lệnh hành pháp trên được đưa ra,
Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống
Trump có thể gây tổn thương nền kinh tế Việt Nam, dẫn tới suy yếu
trong kim ngạch xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt đồng ý với nhận định này. Ông
chỉ rõ nền kinh tế Việt Nam hiện là "kinh tế làm
thuê", "gia công", chỉ mang lại lợi ích nhiều nhất cho…
Trung Quốc và các nước khác ! Chẳng hạn, theo ông, các dự án bauxite tại
Việt Nam cho tới nay phục vụ rất ít cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng
Trung Quốc lại là nước hưởng lợi nhiều nhất.
"Có nghĩa là các giá trị tạo ra ở Việt
Nam có lợi rất ít cho người Việt Nam, may ra được 5-6%. Lợi nhiều nhất là cho
Trung Quốc và các nước khác",theo nhận định của Tiến sĩ Vũ Quang Việt.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, để giảm bớt
rủi ro bị Mỹ hay các nước trừng phạt kinh tế, Việt Nam phải nghiêm
túc xem xét, phân tích lại nền kinh tế của mình, mạnh dạn từ bỏ vai
trò làm thuê, gia công đểkhông bị biến thành nước thứ ba cho các nước
khác lợi dụng, đặc biệt là Trung Quốc.
"Bây giờ Việt Nam phải suy nghĩ xem cái gì
tạo ra công ăn việc làm thật sự cho mình, cho Việt Nam", Tiến sĩ
Việt kết luận.
Bất
lợi ‘phi thị trường’
Vấn đề nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ và
ngược lại, theo chuyên gia Phương Nguyễn của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc
Tế (CSIS) tại Washington D.C., còn cần phải chờ khi tân chính quyền
Hoa Kỳ bổ nhiệm xong vị trí đại diện thương mại của Mỹ.
Nhưng một yếu tố bất lợi khác khi Hoa Kỳ xem
xét về vấn đề thương mại với Việt Nam, theo bà Phương Nguyễn, là tình
trạng phi thị trường - non-market economy - của nền kinh tế Việt
Nam. "Nếu TPP được đưa vào thực hiện, và nếu Việt Nam bị xếp hạng
non-market economy, thì vấn đề đó trước sau gì cũng sẽ được giải quyết.
Còn bây giờ, khi không có TPP, mà Việt Nam vẫn bị xếp hạng non-market
economy thì rất bất lợi, dễ bị phía Hoa Kỳ đưa ra những trường hợp
như countervailling (chống trợcấp, đối kháng)".
Theo chuyên gia CSIS, một khi vị trí đại diện
thương mại của Mỹ có người đảm nhiệm, Hoa Kỳ sẽ tìm cách thương lượng
để hàng hóa của Mỹ được nhập khẩu vào Việt Nam dễ dàng hơn và
hàng hóa Việt Nam nhập vào Mỹ có thể sẽ phải chịu thuế tương
xứng.
*
*
Kỳ
2
Việt
Nam trong bức tranh ‘vô chiêu’ của Trump
Chiến thắng tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald
Trump hồi tháng 11 năm ngoái đồng nghĩa với nỗi lo chiến lược xoay trục sang
Châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama có nguy cơ bị phá sản,
nhường chỗ cho nghị trình "American First" (Nước Mỹ trên
hết) của vị tân tổng thống có khuynh hướng bảo hộ.
Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã có
những bước đi quá chậm trong việc bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí
cốt lõi và định hình chính sách đối ngoại cho khu vực Đông Nam Á, khiến Hà Nội
không khỏi hoang mang và sốt ruột, theo nhận định của các chuyên gia của Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington D.C.
Bấp
bênh "xoay trục Châu Á"
Theo phân tích của Giáo sư Ngô Vĩnh Long của
trường đại học Maine, Hoa Kỳ, nước Mỹ dưới thời của cựu Tổng thống Obama
đã ra sức củng cố ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
"Nhưng mà ASEAN là một tổ chức rườm rà. Mặc
dù nó có đối thoại về an ninh, nhưng nó lại không đồng nhất nên không thể hành
xử được", theo nhận xét của chuyên gia nghiên cứu về Châu Á.
"Thành ra ông Obama và những người làm chính
sách của Mỹ mới đưa ra TPP (Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình
Dương). Mà TPP với 12 nước đã trao đổi, đồng ý với nhau về các chính
sách và phải làm những gì, cái đó cũng giống như một thế cờ dùng nhiều
con cờ bao vây nếu muốn một nước nào đó không đi đến những hành động gây
nguy hại cho mọi người", vẫn theo lời Giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Tuy nhiên, "thế cờ" mà Mỹ đã kỳ
công tạo dựng những năm qua đã từng bước sụp đổ ngay trong những ngày đầu
ông Trump lên giữ trọng trách đứng đầu nước Mỹ.
Giáo sư Long nói : "Tất cả những viên gạch
quan trọng mà các đời tổng thống của Mỹ vừa qua đã đặt cho nền tảng chung
giữa Mỹ và các nước ASEAN cũng như Châu Á, thì ông Trump tôi thấy có
vẻ như rất lơ là".
Sự lơ là của tân chính quyền Hoa Kỳ đối với
chính sách đối ngoại được xem là quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực đã khiến
các quốc gia như Việt Nam lo ngại về lực hút của "quỹ đạo
Trung Quốc" đối với các thành viên ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á nói
chung.
Cuối tuần qua, Hội nghị thượng đỉnh giữa các
lãnh đạo ASEAN đã kết thúc với một tuyên bố dài 25 trang nhưng hoàn toàn
không đề cập đến những hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa
của Bắc Kinh ở Biển Đông. Điều này phần nào cho thấy "uy lực"
của Trung Quốc trên các thành viên ASEAN có chiều hướng tăng lên trong lúc tân
chính quyền Mỹ còn chưa ổn định.
Cá
lớn bắt tay nhau ?
Mặc dù chưa định hình một chính sách đối ngoại cụ thể nào
đối với khu vực Châu Á, nhưng chính quyền Trump cũng đã có các động thái
được xem là nổi bật đối với Châu Á, trong đó phải kể đến chuyến công du đầu
tiên của tân Ngoại trưởng Rex Tillerson tới Bắc Kinh, mở đầu việc chuyển
sang giai đoạn "nồng ấm hơn" giữa Bắc Kinh và Washington sau những
căng thẳng ngoại giao giữa hai bên sau khi ông Trump tiếp nhận điện thoại của Tổng
thống Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố sẽ xem xét lại nguyên tắc
"Một Trung Quốc".
Cuộc tiếp đón khá long trọng của tân Tổng thống Mỹ dành
cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida là bước tiếp theo
khiến cho các quốc gia ASEAN lo lắng về khả năng Washington sẽ hy
sinh một số lợi ích ở Biển Đông để có được những lợi ích
thương mại với Bắc Kinh. Dù thừa nhận quan ngại trên là có cơ sở, nhưng một
số chuyên gia cho rằng khả năng trên là khó xảy ra.
Chuyên gia Phương Nguyễn của CSIS nhận định với VOA
: "Cũng khó biết được là Trump có một chiến lược lớn đối với Biển Đông như thế nào
hay không. Nhưng những người ở xung quanh advise (cố vấn) cho
Trump từ phía quân đội của Hoa Kỳ chẳng hạn, theo như mình đánh giá
thì những người đó không dễđ ể cho Tổng thống Trump có thể có những
bước đi làm ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu
Á-Thái Bình Dương đâu".
Trong khi đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nêu lên một khía
cạnh khác : "Nếu Mỹ bây giờ đi tay đôi với Trung Quốc, thì Mỹ sẽ mất
sự ủng hộ của tổ chức đa phương như ASEAN. Bất cứ nước
nào trên thế giới từ xưa tới giờ, mạnh đến đâu đi nữa, cũng cần phải có đồng
minh. Mà nếu ông Trump bỏ đồng minh và bỏ luôn các tổ chức đa phương
giúp cho Mỹ có được vị thế như ngày nay, trong đó có ASEAN,
APEC…, thì tất nhiên ông làm cho Mỹ yếu đi chứ không phải là làm cho
Mỹ mạnh trở lại như ổng tưởng".
Việt
Nam nên làm gì ?
Trong tình hình chính sách bất định cho tới lúc này
của chính quyền Trump, các chuyên gia cho rằng Việt Nam không nên quá tập trung
vào 4 năm nhiệm kỳ của ông Trump để đề ra chiến lược, mà nên chờ đợi
và tập trung cho kế hoạch dài hạn.
"Thật ra bây giờ Việt Nam không cần phải
chứng minh gì với Mỹ hay các nước khác. Mà Mỹ bây giờ mới cần phải chứng
minh cho Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Vậy thì để xem thử Mỹ họ chứng
minh như thế nào thì mình lúc đó mới thấy là nên làm như thế nào
để có lợi nhất".
Những bước chiến lược mà Hà Nội đang thực hiện để tiếp
cận được với chính quyền Trump, theo đánh giá của chuyên gia Phương Nguyễn, là
khá thành công và "am hiểu" cho tới lúc nay. Tuy nhiên đây chỉ là
bước đầu trong chiến lược lớn của Hà Nội. Những bước tiếp theo cần phải chờ xem
chính quyền Trump có thực sự có một chiến lược lớn trong khu vực hay
không, và nếu có, thì vị trí của Việt Nam ở đâu trong chiến lược
này.
Bà Phương nói : "Cái interest (lợi ích) của Hà
Nội bây giờ là phải tạo ra một environment trong khu vực mà Mỹ vẫn tiếp
tục có mặt ở đó và không tạo ra một sơ hở, một lỗ hổng nào trong
khu vực".
Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia
của Liên Hiệp Quốc cho rằng Việt Nam cần nhìn nhận thực tế "không bè
bạn" của mình để hành xử. Ông nói : "Từ xưa tới giờ, Việt
Nam chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ. Có thể nói thật ra là Việt Nam
tưởng Trung Quốc là đồng minh của mình nhưng không phải như vậy. Cho nên,
Việt Nam không có đồng minh, mà cơ bản là không có bạn. Ngay cả Nga
cũng không phải là bạn của Việt Nam, mà Nga cũng không coi Việt Nam là bạn. Phải
nhận thấy cái đó để giữ được thế độc lập".
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cũng cho rằng tình trạng
"cô đơn" của Việt Nam càng tăng lên vào lúc này khi có thêm một số thành
viên trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia có chiều hướng ngả về Trung
Quốc. Nhưng theo ông, đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam để chủ động
liên kết các nước láng giềng có cùng tranh chấp với Trung Quốc.
Tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ thông báo Tổng thống Donald
Trump quyết định sẽ tới tham dự Hội nghị APEC được tổ chức tại
Việt Nam vào tháng 11 tới. Có ý kiến cho rằng đây sẽ là dịp để Tổng
thống Trump đưa ra sáng kiến hậu TPP. Tuy nhiên, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho
rằng sự kiện này không có ảnh hưởng quan trọng đối với Việt Nam cho bằng
sự chủ động của Hà Nội trong khối ASEAN.
"APEC không quan trọng bằng ASEAN. ASEAN là tổ chức
độc nhất đa phương hiện nay có các cơ chế để bàn cãi về vấn đề an
ninh trong khu vực".
Theo ông, Việt Nam có thể tận dụng lúc này để tranh
thủ sự ủng hộ của dân chúng ở các nước khác như Philippines
hay thậm chí tại Mỹ. " Vì các nước khác họ không năng động nên Việt Nam cần
phải năng động", theo ông. "Nhất là tranh đấu dựa trên cái phán quyết
của PCA (Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye). Nếu cần thì lại kiện thêm
Trung Quốc. Ví dụ như Việt Nam có thể kiện thêm Trung Quốc về vấn
đề quần đảo Hoàng Sa dựa trên phán quyết của PCA".
Chẳng hạn, theo Giáo sư Long, Việt Nam có thể dựa
trên phán quyết của CPA để kiện Trung Quốc về lệnh cấm hàng năm đối với
ngư dân của các nước nhưViệt Nam, Philippines ở các ngư trường
truyền thống như ở bãi Scaborough.
Khánh
An
Nguồn : VOA, 02/05/2017
No comments:
Post a Comment