29/04/2017
Nhân 30-4 năm nay tôi xin được chia sẻ đôi điều suy
ngẫm về tổng thống Nguyễn văn Thiệu và thời cuộc 1963-75.
Khởi
nghiệp từ Việt Minh…
Ít ai biết được, năm 1945, ông Nguyễn Văn Thiệu gia
nhập lực lượng Việt Minh và nhanh chóng được bổ nhiệm vai trò Huyện Ủy.
Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng 1 năm,
ông nhận ra: "Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy
ban xã, họ tịch thu đất đai", nên ông rời bỏ cộng sản.
Một
chỉ huy quân đội dũng cảm.
Ông Thiệu gia nhập Quân đội Quốc gia, tháng 6-1949,
ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Huế với cấp bậc Thiếu úy. Ra trận ông nổi tiếng
dũng cảm và có năng lực chỉ huy, đến năm 1954 ông đã được thăng tới cấp Thiếu
tá chỉ huy Liên đoàn 11 Bộ binh.
Trong một cuộc hành quân tại quê nhà, Việt Minh cho
rút vào căn nhà gia đình ông, họ tin rằng ông sẽ không dám tấn công. Họ đã lầm
ông cho nổ tung căn nhà, đánh bật Việt Minh ra khỏi khu vực.
Sang thời Đệ nhất Cộng hòa ông chứng tỏ là một sỹ
quan trẻ có tầm nhìn chiến lược. Ông tham dự nhiều khóa đào tạo sỹ quan cao cấp
do Hoa Kỳ tổ chức.
Năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Chỉ huy trưởng
Trường Võ Bị Đà Lạt và sau đó Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu.
Năm 1959, ông được thăng cấp Đại tá làm Tư lệnh Sư
đoàn 1 Bộ binh và sau đó Sư đoàn 5 Bộ binh.
1-11-1963
: Ông Thiệu bước vào chính trường…
Khi trở thành nguyên thủ quốc gia ông Thiệu giữ thái
độ cứng rắn với cộng sản, với lập trường bốn không: không chấp nhận, không
thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.
Có lẽ tin đồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn đối thoại
với Bắc Việt đã dẫn ông Thiệu đến quyết định tham gia đảo chánh 1-11-1963.
Nhiều bằng chứng cho thấy ông rất kính mến ông Diệm
và khi cầm quyền ông ngầm ủng hộ việc vinh danh ông Diệm.
Sau đảo chánh miền Nam bước vào một giai đoạn khủng
hoảng chính trị: Phật giáo liên tục biểu tình, các chính phủ dân sự bất lực,
phía quân đội liên tục đảo chánh và người Mỹ cho đổ quân vào Việt Nam.
Ông Thiệu là mẫu người trung dung và ôn hòa nên luôn
được đa số các phe cánh ủng hộ. Ông được thăng Thiếu tướng và nhận vai trò Uỷ
viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thứ trưởng Quốc phòng.
Đầu năm 1965 ông được thăng Trung tướng và khi Thủ
Tướng Trần văn Hương cải tổ nội các ông được mời giữ chức Đệ Nhị Phó Thủ tướng
đặc trách Quốc Phòng.
Khi Thủ Tướng Phan Huy Quát lập nội các, ông Thiệu
được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quân lực, kiêm Tổng
Thư ký Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực.
Ngày 8/3/1965, Hoa Kỳ đột ngột cho đổ quân vào cảng
Đà Nẵng. Nhiều tài liệu cho rằng Thủ Tướng Phan Huy Quát chỉ được phía Hoa Kỳ
báo cho biết khi họ đã đổ quân.
Khi làm việc với người Mỹ, ông Thiệu tỏ ra cộng tác
và ôn hòa hơn các tướng lãnh khác nên được người Mỹ ủng hộ.
Ngày 14-6-1966, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy
Quát giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực.
Ngày 19-6-1966, Hội đồng Quân lực bầu Trung tướng
Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Thiếu tướng Nguyễn
Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.
Ngay khi cầm quyền ông Thiệu tuyên bố cho mở cuộc bầu
cử Quốc hội Lập hiến. Quyết định của ông được tất cả mọi phe cánh nhiệt tình ủng
hộ, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chánh 1-11-1963 gây
ra.
Ngày 3-9-1966 một Quốc Hội Lập Hiến hình thành với
118 dân biểu đắc cử và đến 1-4-1967 bản Hiến pháp được công bố làm cơ sở pháp
lý cho Đệ Nhị Cộng hòa.
Trở
thành Tổng thống…
Ngày 3-9-1967, với tổng cộng 11 liên danh tranh cử Tổng
thống và có trên năm triệu cử tri, chiếm tỷ lệ 80% tổng số cử tri đi bầu, Liên
danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu và Liên danh về
nhì của luật sư Trương Đình Dzu với 17%.
Tình hình chính trị được ổn định nhưng tình hình
quân sự thì ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Người Mỹ đã không thể nhanh chóng đẩy
lùi được cộng quân, số binh sỹ thương vong ngày một cao làm giảm tinh thần chiến
đấu quân đội, giảm sự ủng hộ quốc hội và của dân Mỹ.
Cộng sản tuyên truyền “Mỹ xâm lược” nên Thanh niên
miền Bắc và ở thôn quê miền Nam gia nhập bộ đội với quyết tâm “giải phóng miền
Nam”. Cộng sản Nga, Trung Hoa và Đông Âu lại gia tăng viện trợ cả quân sự lẫn
và kinh tế cho Bắc Việt.
Đúng ngày Tết Mậu Thân 1968 cộng sản cho phát động
“tổng tấn công và nổi dậy” tại thủ đô Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền
Nam. Trong năm 1968 lại thêm hai lần tổng tấn công. Cả ba cuộc tấn công đều thất
bại số thương vong, bị bắt, ra hàng lên đến cả trăm ngàn người.
Biến cố Mậu Thân đã được ông Thiệu tận tình khai
thác qua chiến dịch Phụng Hoàng nhằm vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng cộng sản tại
nông thôn và bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố của du kích cộng sản.
Chiến dịch đã mang lại kết quả tốt đẹp cho đến cuối
năm 1971, chiến dịch đã bắn hạ trên 20 ngàn cán binh cộng sản, 30 ngàn bị bắt
và đặc biệt là trên 20 ngàn người ra hồi chánh. Cán bộ còn sống sót phải rút về
Bắc, lên núi, sangCam Bốt hay sang Lào ẩn trốn.
Để tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản tại Cam Bốt,
ngày 28-4-1970, với sự hỗ trợ của Mỹ và Cam Bốt, ông Thiệu cho quân đội tấn
công vào các căn cứ cộng sản tại miền Đông Cam Bốt.
Chỉ trong vòng 2 tháng chiến dịch mang lại nhiều
thành quả tốt đẹp: Trung ương Cục miền Nam bị phá tan, hằng ngàn cán binh cộng
sản bị loại khỏi vòng chiến, hằng ngàn vũ khí cá nhân, súng cối, rốc két, xe tải,
nhiều đạn dược, gạo và lương thực bị tịch thu hay phá hủy.
Đến ngày 8-2-1971, ông Thiệu tuyên bố mở chiến dịch
đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.
Ông Thiệu biết rõ thế mạnh của quân đội Bắc Việt là
rừng núi nên chiến thuật cơ bản vẫn là đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút về. Ông cần
sự yểm trợ hùng hậu của không quân và nhất là trực thăng Hoa Kỳ.
Điều đáng tiếc quốc hội Hoa Kỳ không đồng ý quân đội
Hoa Kỳ tham chiến tại Lào. Chiến dịch không đạt được kế hoạch đã đề ra, hai
binh chủng chính quy là Dù và Biệt Động Quân thiệt hại nặng nề về nhân lực.
Nhiệm
kỳ 2…
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống lần thứ hai, các liên
danh tranh cử lần hồi rút hết, vì thế chỉ còn liên danh ông Thiệu và Phó Tổng
Thống Trần văn Hương.
Sang mùa hè 1972, quân đội Bắc Việt từ Lào
và Cam Bốt tấn công Tây Nguyên, đánh chiếm Lộc Ninh, bao vây An Lộc,
và vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị. Theo lệnh ông Thiệu quân lực Việt Nam
Cộng Hòa đã chiếm lại cổ thành Quảng Trị trong đổ nát.
Ông thiệu là hình ảnh của một vị tổng thống dân cử
thời chiến. Đến nay, nhiều người vẫn nhớ hình ảnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa
đáp trực thăng xuống An Lộc ngay khi quân đội cộng sản rút lui, hay dùng xe
Jeep Quân Đội chạy quanh vùng Quảng Trị khi thành phố này vừa được chiếm lại.
Ngày
vui sướng nhất của đời tôi...
Nói về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thể quên được
ngày 26-3-1970, Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR). Tại Cần Thơ
ông tuyên bố: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi...”.
Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình NCCR coi như đã
hòan tất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.
Mặc dù chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, ngay cả
khi quân đôi Mỹ đã rút đi và Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế cho miền Nam, đời sống
của dân miền Nam vẫn khá xung túc.
Hiệp
định Paris mở đường cho cộng sản chiếm miền Nam
Trận Mậu Thân 1968 về quân sự cộng sản đã hoàn toàn
thất bại, nhưng dân Mỹ mất niềm tin vào chính phủ nên đòi hỏi Quân đội phải rút
khỏi miền Nam.
Nhìn một cách tổng quát, các chiến lược ông Thiệu
đưa ra như Bình Định Nông Thôn, Người Cày Có Ruộng đã vô hiệu hóa chiến tranh
du kích. Bắc Việt phải dùng quân đội chính quy từ miền Bắc đánh rồi rút về phía
bên kia Vĩ Tuyến 17, hay sang Cam Bốt, Lào.
Trong khi người Mỹ không đồng ý để miền Nam đánh ra
Bắc. Các trận đánh sang Cam Bốt và Lào chỉ giúp tiêu hao lực lượng đối phương
giải quyết tạm thời thế bị bao vây.
Để rút khỏi Việt Nam trong danh dự và đảm bảo việc
trao trả tù binh, người Mỹ đi đêm với phía cộng sản sửa soạn Hiệp Định Paris
1973.
Hiệp Định không đòi hỏi quân đội Bắc Việt phải rút về
Bắc vì thế lúc đầu ông Thiệu không đồng ý ký.
Bằng văn bản chính thức Tổng thống Nixon phải hứa
Hoa Kỳ bảo đảm có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để miền Nam chống lại
quân đội Bắc Việt và sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.
Ông Nixon còn cho biết nếu miền Nam không ký thì Hoa
Kỳ sẽ đơn phương ký hiệp định Paris.
Thậm chí ông Nixon còn hăm dọa sẽ lật đổ và giết ông
Thiệu như họ đã từng làm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.
Khi ấy miền Nam đã không còn được xem là vị trí chiến
lược của Hoa Kỳ, Mỹ cũng đã đổi chính sách với Đài Loan sau khi tổng thống
Nixon sang thăm Trung cộng năm 1972.
Chiến tranh Việt Nam bước sang một giai đoạn mới khi
Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 19/1/1974. Ông Thiệu ra lệnh tấn công
trước và công khai lên án Trung cộng trước Quốc Tế.
Phần người Mỹ không ủng hộ, phần phải lo tập trung
tài lực chống lại cộng sản bảo vệ miền Nam, ông Thiệu hoãn quyết định tấn công
tái chiếm Hoàng Sa.
Miền
Nam sụp đổ
Sang năm 1974, Tổng thống Nixon phải đối đầu với vụ
Watergate nên không thể giúp miền Nam như lời ông đã hứa.
Hoa Kỳ cắt giảm cả viện trợ quân sự lẫn kinh tế. Đạn
dược, nhiên liệu, quân trang, quân cụ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa càng ngày
càng thiếu hụt.
Miền Bắc thì được phe cộng sản tăng cường viện trợ
quân sự. Đường mòn Hồ chí Minh được mở rộng, ngày đêm đưa cán binh, quân trang,
quân cụ vào chiến trường miền Nam.
Tháng 3-1975, quân đội Bắc Việt mở cuộc tổng tấn
công. Ông Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên. Dân chúng vì sợ cộng sản nên
chạy theo quân đội gây náo loạn khi bị cộng sản tấn công. Cuộc rút quân thất bại.
Quân đội Bắc Việt lần nữa vượt vĩ tuyến 17, họ nhanh
chóng chiếm được miền Trung. Người Mỹ vừa không viện trợ cho miền Nam vừa ép
ông Thiệu phải từ chức, bàn giao chính phủ cho ông Trần văn Hương, và thu xếp để
ông Thiệu rời Việt Nam.
Cộng sản lúc này đã làm chủ được cả tình hình quân sự
lẫn chính trị. Họ ép ông Hương phải nhường chức cho Tướng Dương Văn Minh.
Khi ông Minh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng Hòa
buông súng thì cộng sản quay ra buộc ông Minh phải đầu hàng vô điều kiện, chấm
dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.
Kết
Việt Nam Cộng Hòa là 1 nước nhỏ phải chống trả cả một
khối cộng sản nên không có lựa chọn khác hơn phải làm đồng minh và nhận viện trợ
của Mỹ.
Đáng tiếc chính phủ Mỹ đã đảo chánh Tổng Thống Ngô
Đình Diệm rồi đổ quân vào Việt Nam.
Trong hoàn cảnh lúc đó các phe cánh tại miền Nam cần
một mẫu người vừa giỏi quân sự, vừa biết chính trị, lại phải vừa được lòng người
Mỹ. Nhân vật này không ai khác hơn ông Thiệu.
Khi được giao phó quyền hành ông Thiệu đã chính danh
bằng cách xây dựng một hiến pháp và hai lần ra tranh cử Tổng Thống.
Trong thời gian ông cầm quyền ông đã xây dựng được một
nền dân chủ nghị trường non trẻ, một xã hội dân sự có tổ chức, một nền kinh tế
thời chiến phát triển, một đất nước nông nghiệp người cày có ruộng và một tầng
lớp trí thức được đào tạo cho công cuộc kiến thiết đất nước hậu cộng sản.
Với lập trường chống cộng dứt khoát, ông nhiều lần đẩy
lui được các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt. Nhưng cuối cùng chính phủ Mỹ
đã bắt tay với Trung cộng, cắt viện trợ, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.
Xét cho cùng thời cuộc đã đưa ông Thiệu từ một lãnh
đạo quân sự trở thành một lãnh đạo chính trị thời chiến, một vai trò xét ra thời
ấy không có người có thể làm tốt hơn ông.
Thời cuộc cũng đã đẩy ông trở thành một tị nạn cộng
sản. Đến chết ông trăn trối mong ước Việt Nam sớm có tự do, để hài cốt ông được
mang về yên nghỉ nơi quê cha đất tổ.
Nhân 30-4 xin trân thành ghi ân Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu và tất cả những bậc đã bảo vệ miền Nam tự do. Lịch sử rồi sẽ công bằng
đánh giá lại vai trò của Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
30/4/2017
------------------------
Ngày
30/4, nghe ca khúc "Việt Nam Ngàn Năm Biển Hát"
30/04/2017
Trả lời phỏng vấn của ban biên tập Việt Báo về những
suy nghĩ đối với ngày 30/4, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc đã trả lời như sau.
Các bạn thân mến,
Ngày mai 30/4 là kỷ niêm thứ 42 năm đau thương xa
quê hương kể từ 1975. Xin gửi lại các bạn bài hát Việt Nam Ngàn Năm
Biển Hát, bài hát tôi đã được hân hạnh gửi đến các bạn hai năm qua.
Mỗi khi 30/4 trở về, tôi luôn luôn muốn được chia xẻ
với các bạn dòng nhạc này bởi các bài viết, kỷ niệm hay hồi ký về ngày ly hương
đã quá nhiều trên trang mạng và email, với tôi chỉ còn những dòng nhạc để gửi đến
các bạn thay vì dòng chữ.
Nỗi nhớ nhung về Saigon Mơ Trong Nỗi Nhớ đã được gửi
đến các bạn tuần trước, nay xin chuyển nỗi nhớ nhung đó thành niềm tự hào về đất
nước và tình yêu quê hương.
Niềm tự hào đó nó sẽ sống mãi ngàn đời bởi chúng ta
khi ra đi đã mang theo cả một lịch sử đất nước, một lịch sử dựng nước, một lịch
sử giữ nước và một lịch sử tự do thật sự.
Nếu các bạn mỗi khi nghe lại bài hát và còn cảm thấy
được một niềm tự hào nồng ấm đang dâng lên trong tim, tôi nghĩ các bạn vẫn còn
thấy được mình ở trong những ngày tháng đó.
Hãy cố gắng giữ ngọn lửa đó mãi mãi sáng ngời bởi
khi nó mà tắt lịm, các bạn cũng như tôi sẽ không còn nhìn thấy gì chung quanh,
đằng sau và phía trước, ngay cả chính mình. Lịch sử sẽ ngưng lại khi ánh
sáng tắt rụi.
Tôi không tin vậy vì:
Việt Nam là tiếng yêu người
Là giấc mơ của ngàn năm biển hát
Việt Nam là những hy vọng
Là ánh dương của bình minh ngời sáng.
Mời
các bạn click link dưới đây để nghe lại bài hát :
No comments:
Post a Comment