Tuesday, March 21, 2017

HUỲNH ĐỨC THƠ VỚI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ (Người Buôn Gió)




Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Huỳnh Đức Thơ chủ tịch thành phố Đà Nẵng có vợ chính thức tên Vân Anh, Thơ hồi làm chủ tịch quận Ngũ Hành Sơn lấy thêm vợ lẽ là Lê Thị Mỹ Hạnh, có chung với nhau một đứa con tên là Lê Đức Duy.

Lê Thị Mỹ Hạnh khi có con với Thơ, đã tận dụng ưu thế trở thành một bà trùm bất động sản đầy quyền lực ở thành phố Đà Nẵng. Rất nhanh chóng Hạnh đã tạo dựng được khối tài sản khổng lồ mà một doanh nhân tài giỏi, làm ăn lương thiện cũng khó mà mơ được.

Lòng tham không đáy, hay là thấy cơ hội Huỳnh Đức Thơ làm chủ tịch chỉ có thời. Lê Thị Mỹ Hạnh đã tận dụng đưa em rể mình là Lê Thái Sơn nhập cuộc hốt bạc. Huỳnh Đức Thơ chiều lòng về lẽ, ép công ty 319 miền Trung phải nhận Lê Thái Sơn vào làm cán bộ tại đây.

Khi Thái Sơn được nhân vào làm tại công ty 319 miền Trung đánh cướp nhiều đất đai ở đây, dưới sự che chở của ông anh cọc chèo Huỳnh Đức Thơ đang làm ông trùm Đà Nẵng. Thái Sơn đã tự ý chỉ đạo công ty  Cổ phần biển Tiên Sa, một công ty sân sau của Thơ phối hợp với công ty 319  chuyển đổi mục đích ban đầu , xây 40 móng biệt thự tại bán đảo Sơn Trà, tính chuyện xây biệt thự bán thu tiền.

Đó là lý do vì sao báo chí đưa tin bán đảo Sơn Trà bị băm nát mà cơ quan chức năng quản lý không biết. Một người dân trong ngõ hẻm chỉ cần xây bức tường, lợp mái hiên đã xuất hiện ngay lực lượng chức năng , quản lý xây dựng đến hỏi thăm ngay trong ngày. Thế mà cả một vùng đất tuyệt đẹp, đang bị xây dựng ầm ầm đến 40 móng biệt thự rải rác. Máy móc san ủi cây cối như một công trường khổng lồ, vậy mà cơ quan quản lý Đà Nẵng không biết.?


Thành uỷ Đà Nẵng nhận được tin báo, đã chỉ đạo cán bộ quận đến làm việc. Nhưng công ty Tiên Sa không cung cấp hồ sơ và cũng không có cán bộ quận và làm việc, khi biết đoàn cán bộ không phải từ chủ tịch Thơ điều xuống.


Cuối cùng phải đến khi báo chí lên tiếng về việc phá hoại cảnh quan ở bán đảo Sơn Trà, nơi đã được phê duyệt thành công viên quốc gia trong những năm tới đây. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ buộc phải thò mặt ra lấp liếm.

 Trước khi thò mặt ra, Thơ đã chỉ đạo đàn em tạo dư luận để giảm nhẹ sự việc. Thơ sai Trần Viết Phương, phó giám đốc sở nông nghiệp và phát triển thành phố Đà Nẵng phát biết dự án này không nằm trong quy hoạch khu bảo tồn Sơn Trà, đây là đất trồng rừng, rừng nghèo. 

Thật thủ đoạn, báo chí nói rừng quy hoạch công viên quốc gia. Đệ tử Thơ nói là rừng nghèo nằm ngoài quy hoạch bảo tồn. Thế cứ nằm ngoài ranh giới bảo tồn là tha hồ xây biệt thự, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mà không cần xin phép, hoặc xây xong thì xin phép hay sao.? Tại sao phải xây biệt thự, khách sạn để bán, mà không cho người dân bản địa được ở cạnh khu bảo tồn.?

Kiểu thanh minh hộ cho doanh nghiệp của Trần Viết Phương là giọng điệu bao che quen thuộc của Thơ. Dự án biệt thự Sơn Trà là một trong nhiều cú hốt bạc của Huỳnh Đức Thơ, năm trong số những biệt thự ấy đã được Thơ nhắm làm quà cho vài uỷ viên bộ chính trị. Nên Thơ coi thường dư luận, thả rông cho Thái Sơn đạo diễn 319 và công ty Tiên Sa lộng hành cướp tài nguyên đất nước làm của riêng trục lợi.

 Khi cho Trần Viết Phương giảm nhiệt đánh lạc hướng dư luận, giảm nhẹ tính chất vi phạm của các công ty sân sau, Huỳnh Đức Thơ xuất hiện và ra lệnh tạm dừng thi công để xem xét.

 Và rồi trong lệnh dừng ấy, Thơ gợi ý mở đường cho doanh nghiệp.

Thứ nhất Thơ nói sẽ rà soát lại quy hoạch khu vực xem phù hợp hay không.

Một giọng điệu bịp bợm, xảo trá định làm lại luật. Đã sai là phải xử lý, làm gì có chuyện xem xét lại luật còn phù hợp hay không.? Rõ ràng Thơ có dấu hiệu bao che.

Thứ hai Thơ nói, phù hợp thì chúng ta xử phạt rồi xem xét cho chủ đầu từ bổ sung giấy tờ để cho phép tiếp tục thi công.

Vậy ý đồ của Thơ muốn nói quy hoạch trước kia không phù hợp, việc nhà đầu tư Tiên Sa vi phạm không đáng xử lý vì quy hoạch lỗi thời, giờ xem xét lại quy hoạch và cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công.

Khốn nạn hết chỗ nói,  Công ty sân sau có em cọc chèo của Thơ  từ kẻ vi phạm công khai, ăn cướp trắng trợn tài nguyên lại được mở đường hợp thức hoá chính thức.

Cách chỉ đạo của Thơ như thế, bảo sao các công ty Thơ có cổ phần không lấn át được doanh nghiệp khác và mau chóng làm giàu. Nếu việc ở bán đảo Sơn Trà là do công ty khác làm, có lẽ Thơ đã đưa ngay lên thủ tướng để làm cho đến nơi, đến chốn ngay từ khi động đến viên gạch đầu tiên.

Việc bao che cho công ty Tiên Sa cũng như việc bao che cho công ty thép Dana Ý gây ô nhiễm môi trường. Rồi dùng tiền ngân sách thành phố hỗ trợ giúp cho công ty mình góp vốn như Dana Ý có phải là tham nhũng hay không.?

Một công ty khác nếu vi phạm nhỏ, bị Thơ diệt đến nơi đến chốn. Còn công ty sân sau của Thơ vi phạm tày trời lại được hợp thức hóa dưới sự hỗ trợ của uỷ ban nhân dân thành phố.

Như thế có phải là bất công , có phải là vi phạm điều luật 37 phòng chống tham nhũng quy định - người đứng đầu, người cấp phí không được góp vốn tại doanh nghiệp mình trực tiếp quản lý.

Hôm đi giải cứu đàn em ở bán đảo Sơn Trà, Thơ lệnh cho Phước Sơn gửi trước giấy mời cho tất cả cơ quan báo chí  và cho xe đưa đón, phong bì , phong bao đầy đủ. Đến hơn 80 nhà báo rồng rắn kéo theo sau lưng Thơ đến Sơn Trà , tháp tùng y như một vị lãnh chúa quyền uy. Trước đó khi đánh hơi thấy việc Sơn Trà bị đưa lên báo, ngay lập tức Thơ đã rút Thái Sơn ra khỏi công ty 319 để xoá dấu vết. Giờ chỉ cần xem hồ sơ công tác của Thái Sơn sẽ ra câu hỏi, tại sao Thái Sơn lại ra khỏi công ty đúng dịp này.


Đoàn báo chí bám theo Thơ đến Sơn Trà, khiến người dân kinh ngạc tưởng có vị tổng thống cường quốc nào đến Việt Nam. Rồi ngồi họp báo chí vây quanh Thơ lắng nghe kính cẩn còn hơn cả chủ tịch Hồ Chí Minh sống lại.

 Việc quà cáp, phong bì, đưa đón đến mấy chục nhà báo đi theo mình đến Sơn Trà. Mang lại hình ảnh lố bịch, kệnh cỡm của quan chức lãnh đạo. Phải chăng đất nước này đã đến hồi loạn, mỗi một vùng nổi lên một sứ quân cát cứ làm lãnh chúa một vùng ?

 Có vẻ là thế thật, nhìn Huỳnh Đức Thơ oai như thống lĩnh  giữa đám đàn em và báo chí đang kính cẩn lắng nghe từng lời huấn dụ, nghĩ mà buồn cho đất nước này không biết sẽ về đâu.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 19:47 







No comments:

Post a Comment