Sao
có thể cảnh cáo cái đám không còn tồn tại, đồng thời cách chức cái chức
đã mất từ lâu? Như vậy thì khác gì xử tử hồn ma, hay thiến cái đã bị hoạn?
Giả sử đấy chỉ là thoáng lú lẫn của một trí tuệ già nua đơn độc, thì có
thể đổ thừa cho hậu quả khắc nghiệt của thời gian. Đằng này nó lại là sản
phẩm trí tuệ tập thể, của bộ sậu mười đầu với tuổi bình quân mới khoảng
59, thậm chí lại còn "được
thống nhất rất cao (100% bằng phiếu kín)". Vậy thì biết đùn đẩy về
đâu?
Quyết định quái dị ấy không chỉ thể hiện tầm
tư duy, mà còn phản ánh cả thực trạng tệ hại vô vọng của bộ máy cầm quyền. Tham nhũng đã tàn phá đất
nước đến mức không thể làm ngơ, nên ít nhất cũng phải diễn màn chống tham
nhũng, để xoa dịu lòng dân, cũng để tỏ ra bản thân trong sạch. Có điều,
khi rác rưởi đã ngập tràn thiên đình, thì ai còn đủ sạch để đóng vai tẩy
uế? Với cơ chế bầu cử bằng phiếu kín và chỉ trúng cử nếu nhận được đa số
(trên 50%) phiếu bầu, mà bao kẻ nổi tiếng tham nhũng vẫn vênh vang trên
thượng tầng, thì đủ biết đa số guồng máy quyền lực thuộc loài nào. Đương
nhiên, cái loài ấy chẳng dại dột đến mức bầu kẻ khác loài làm thủ lĩnh, để
rồi sau đó có thể quay ra chống lại loài mình. Vì vậy, đừng ngạc nhiên
trước cảnh
Ừ
thì chống tham nhũng, nhưng biết chừa ai chống ai bây giờ? Cùng chen chúc
trên con thuyền mục ruỗng, bị đè nặng bởi lực cộng hưởng của lòng tham vô
đáy. Nếu "tự ta
đánh ta" (như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phân trần với nhóm "đại cử
tri" được tuyển chọn ở Quận Ba Đình vào sáng ngày
17/10/2016), thì con thuyền độc tài sẽ tròng trành trên sóng dữ, rồi chìm nghỉm
dưới dòng chảy của lịch sử. Vả lại, dù khác băng nhưng vẫn cùng giuộc, nếu
ngăn đồng chí ngoạm thì đồng chí cũng chẳng để mình xơi. Nên phải tránh động
chạm đám đương chức đương quyền, đương cùng thi đua... tham nhũng. Mà chỉ
mó máy vài vị nghỉ hưu - đã tịt đường tham nhũng. Âu cũng là cách kết hợp
biểu diễn quyết tâm với trả chút thù xưa. Song ngay cả với hội đã về vườn,
thì dũng khí cầm quyền cũng chẳng đủ để vuốt râu hùm. Đành quay ra cắt
chút móng của đám tay chân. Và chọn loại đủ nhỏ để dễ vầy vò, nhưng cũng
đủ to để gây ấn tượng khi phô diễn. Phải chăng, với bối cảnh nôm na như vậy
thì mới lý giải nổi: Tại sao Vũ Huy Hoàng được mặc sức tung hoành thuở
đương chức Bộ trưởng, mà lại bị lôi ra làm vật hiến tế lúc mới hạ cánh về
hưu? Tất nhiên, khi trên dưới đều quá rõ "lỗi này đâu phải
chỉ riêng em", thì bậc đàn anh thường chỉ vung tay... tẩm quất.
Mà vừa tẩm lại vừa run, vừa nhỏ nhẹ: "Thế
đã đủ đau chưa?"
Nghĩa
là, sau hơn hai tháng rưỡi huy động tư duy và cân nhắc kỹ lưỡng, "hệ
thống chính trị" đã tìm được ba chữ "xóa tư
cách" để thay cho từ "cách chức" trớ
trêu. Song cái thứ thay thế còn tệ gấp bội.
Căn
cứ vào đâu mà họ lại hành xử như vậy? Đương nhiên, dư luận lành mạnh tán
thành xử lý tội phạm, nhất là những tội phạm lớn, có tầm ảnh hưởng trên
toàn quốc. Song chẳng thể đồng tình với cách xử lý bất chấp Hiến pháp và
pháp luật. Nếu tôn trọng nguyên tắc "Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật" và "Không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội",
được hiến định tại Điều 16 Hiến pháp 2013, thì bất luận chức nhỏ hay to,
đã nghỉ hưu hay đang đương chức, nếu phạm tội thì đều phải đem ra xử lý.
Không thể chỉ trị đám tay chân sa cơ, mà làm ngơ đầu sỏ. Không thể chỉ
xoáy vào vài lỗi vặt, mà bỏ qua những tội tày đình. Không thể chỉ đào bới
vi phạm đã qua, mà nhắm mắt trước những tội ác hiện hữu. Đặc biệt, cơ
quan lập pháp và cơ quan hành pháp không thể vượt quyền hạn hiến định, mà
lấn át chức năng của cơ quan tư pháp.
Trong
số nhiệm vụ và quyền hạn được quy định rõ tại Điều 74 của Hiến pháp 2013, thì Uỷ ban thường vụ Quốc
hội không có bất cứ quyền xử lý nào đối với chức danh Bộ trưởng. Mặc dù
Khoản 2 Điều 74 cho phép Uỷ ban thường vụ Quốc hội "ra pháp
lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao", và đối với trường hợp
ông Vũ Huy Hoàng thì Nghị quyết số
33/2016/QH14 của Quốc hội đã "giao Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý
theo quy định của pháp luật",
nhưng chẳng hề tồn tại quy định nào của pháp luật cho phép Ủy ban thường
vụ Quốc hội và Chính phủ "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng".
Ngay cả bản thân Quốc hội, với nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều
70 của Hiến pháp 2013, cũng chỉ được "phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức... Bộ trưởng". Còn Thủ tướng Chính
phủ, với nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 98 của Hiến pháp
2013, thì chỉ được phép "trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức... Bộ trưởng". Hiển nhiên, Bộ trưởng
được đề cập phải thuộc nhiệm kỳ của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đương
nhiệm. Chứ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không thể trình Quốc hội thời Chủ tịch
Nguyễn Thị Kim Ngân bổ nhiệm, hay miễn nhiệm, hay cách chức Bộ trưởng
trong Chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Như
vậy, Hiến pháp
2013 không cho
phép Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm đứng
ra cách chức hay xóa tư cách Bộ trưởng thuộc nhiệm kỳ trước, thường được gọi
là nguyên Bộ trưởng. Do đó, Nghị quyết số
344/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 106/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ rõ ràng là vi hiến!
Cần
khẳng định rằng: Khi Hiến pháp đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của tổ
chức hay cá nhân nào đó, thì luật và các văn bản dưới luật không được
phép vi hiến, bằng cách nới rộng hay thu hẹp phạm vi quyền hạn hiến định ấy.
Vì vậy, không thể đem bất cứ văn bản pháp lý nào khác để biện hộ cho sự
vi hiến của Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 và Quyết định số 106/QĐ-TTg.
Phần
lớn các tác giả của hai quyết định vi hiến ấy vốn là Đại biểu Quốc hội
Khóa XIII, tức là đã từng trực tiếp tham gia chỉnh sửa dự thảo và thông
qua Hiến pháp 2013. Do đó, họ không thể viện cớ là chưa có thời gian đọc
Hiến pháp. Vậy thì tại sao lại làm trái Hiến pháp? Nếu đã đọc rồi nhưng
không hiểu, thì trình độ ấy có xứng đáng để tham gia cơ quan lập pháp, hoặc
điều hành cơ quan hành pháp hay không? Và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có xứng
đáng với nhiệm vụ "giải thích Hiến pháp..." (được
quy định tại Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp 2013) hay không? Còn nếu đã hiểu
mà vẫn cố tình vi phạm Hiến pháp, thì căn cứ vào Điều 46 Hiến pháp 2013 (Công
dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật), họ có xứng đáng là
công dân CHXHCN Việt Nam hay không? Và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có xứng
đáng với nhiệm vụ "giám sát việc thi hành Hiến pháp..." (được
quy định tại Khoản 3 Điều 74 Hiến pháp 2013) hay không?
Phải
chăng, chỉ dùng để hù dọa và áp bức dân chúng, chứ bản thân thế lực
cầm quyền hiểu rõ hơn ai hết Hiến pháp
CHXHCN Việt Nam có
đáng được tôn trọng hay không, nên họ mới ngang nhiên chà đạp Hiến pháp
dưới nhiều hình thức khác nhau? Một trong những hành vi vi hiến đặc trưng của bộ sậu
chóp bu là cố tình trì hoãn, không chịu ban hành các luật tương ứng,
nhằm ngăn cản công dân thực hiện các quyền cơ bản được hiến định tại Điều 25 Hiến
pháp 2013, đó là "quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Vậy là họ tự viết, tự khen, rồi tự xé. Cái thứ bị bản thân tác
giả cư xử như vậy có xứng đáng với tên gọi "Hiến
pháp" hay không?
Trớ
trêu thay, khi xóa tư cách Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011
- 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, thì cũng xóa cả hiệu lực của
các văn bản mà ông ta đã ký trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 với tư cách Bộ trưởng
Bộ Công Thương. Đồng thời cũng xóa cả trách nhiệm về các sai
lầm hay tội lỗi mà ông ta đã phạm phải trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 trên tư
cách Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tương tự như trường hợp nhận tiền của
người vi phạm giao thông, chỉ có thể coi đó là hành vi nhận hối lộ nếu
người nhận tiền có tư cách cảnh sát và có nhiệm vụ kiểm soát giao thông.
Ngược lại, không thể quy tội nhận hối lộ nếu người nhận tiền không có tư
cách cảnh sát, mà chỉ là một gã ăn xin lơ ngơ, lại bị ai đó nhân danh tổ
chức chụp lên một bộ quân phục cảnh sát, để hù dọa khách qua đường (giống
như nông dân dựng bù nhìn để dọa và xua đuổi chim chóc trên đồng lúa).
Đương nhiên, được cho tiền thì ăn xin có quyền nhận, mà không thể bị quy
tội.
Đừng
cố cãi như vậy! Ngoài nhiệm kỳ 2011 - 2016 thì Vũ Huy Hoàng
còn là Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2007 - 2011. Cho nên, dù đã bị Ủy
ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ "xóa tư cách
nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016" một
cách vi hiến, thì ông Vũ Huy Hoàng vẫn còn giữ trọn tư cách
nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2007 – 2011. Và vì vậy vẫn
có quyền hưởng mọi bổng lộc của nguyên Bộ trưởng và lấp ló đó đây với tư
cách nguyên Bộ trưởng.
Dõng
dạc tuyên bố "xóa tư cách nguyên Bộ trưởng" của
ông Vũ Huy Hoàng. Nhưng trên thực tế lại không hề "xóa tư
cách nguyên Bộ trưởng" của ổng. Diễn trò gì kì vậy?
Ban
Bí thư Trung ương ĐCSVN xuất chiêu. Rồi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ
tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam cùng tung chưởng. Nói theo mốt đại ngôn của
chính giới, thì đã "huy động cả hệ thống
chính trị vào cuộc". Nhưng chỉ để diễn
trò... vi hiến.
Chẳng
lẽ chỉ trò khỉ mới xứng đáng kết thúc năm rõ khỉ hay
sao?
Hà Nội, ngày 27/1/2017, tức 30 tháng Chạp năm con Khỉ
*
Cùng tác giả:
|
No comments:
Post a Comment