19-2-2-107
Cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên và em
Trần Chí Kiên, nạn nhân bị đụng gãy chân. Ảnh: internet
Thời gian qua, dư luận phản ứng gay gắt về hành vi
gian dối, vô đạo đức, tha hoá nhân cách của người giáo viên giữ vai trò ” Sự
nghiệp trồng người”. Tôi nhớ lại cách đây chục năm, Bà Lê Hiền Đức (có thời
gian giúp việc bên cạnh Bác Hồ) gọi điện thoại cho tôi, Bà yêu cầu tôi tiếp một
giáo viên và vài ba phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc tố cáo Cô giáo hiệu
trưởng độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ, cắt xén tiền ăn của hơn 400 học sinh
, tham ô gần 70 triệu đồng;… Phụ huynh và một vài cô giáo phản ánh, thì cô hiệu
trưởng này còn thách thức: “Ai kiện, tôi chỉ đường cho mà kiện, tôi có đầy ô
che không sợ ướt áo”.
Tôi đọc tên cô hiệu trưởng này nghe quen quen, tìm lại
hồ sơ vụ việc vì lâu quá rồi nên chưa tìm thấy. Tôi xác minh lại thì đúng là Cô
Tạ Thị Bích Ngọc.
Lúc đó Văn phòng luật sư Vì Dân có văn bản kiến nghị
đến UBND Quận Cầu Giấy, tôi nhớ là Bà Vân Khanh – Phó Chủ tịch UBND Quận Cầu Giấy
thời kỳ đó có chỉ đạo Thanh tra và Phòng Giáo dục Quận xác minh làm rõ. Kết quả
khẳng định bà Bích Ngọc có một số vi phạm.
Nhưng đáng tiếc Quận ủy, UBND Quận Cầu Giấy không có
hình thức kỹ luật mà chuyển Cô Bích Ngọc sang trường khác để yên lòng phụ
huynh. Hoá ra cô Ngọc chuyển về Trường tiểu học Nam Trung Yên và hệ quả là vụ
việc vừa qua.
Tính chất vụ việc làm gãy chân cháu Kiên cũng không
đặc biệt nghiêm trọng nếu như tính trung thực và đạo đức của thầy cô giáo được
quán triệt. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn dối trá, hầu hết các giáo viên và ép buộc
học sinh nói dối vụ việc. Tính nghiêm trọng của vụ việc là ở chỗ đó, “Hiền dữ
phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, thầy cô phải làm gương
cho học sinh, huống hồ chi lại dạy học trò, lôi kéo vào sự giả dối – tội lỗi
này không thể dung tha được !
Mặt khác, nếu như UBND Quận Cầu Giấy, với vi phạm của
Cô Ngọc, trên cơ sở khiếu nại, tố cáo của giáo viên và phụ huynh Trường Nguyễn
Khả Trạc, kiến nghị của Bà Hiền Đức và Văn phòng luật sư Vì Dân mà xử lý nghiêm
minh theo quy định của pháp luật và kiên quyết như ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch
UBND Thành phố HN) thì vụ việc vừa qua không xảy ra.
Người Xứ Nghệ có câu tục ngữ: “Ăn trắt quen mồm, ăn
trộm quen tay”, nếu xử lý không nghiêm, thiếu triệt để,…thì pháp luật sẽ bị coi
thường, thiếu bình đẳng, người vi phạm lãnh đạo người chân chính, kẻ trộm cắp
lên VTV ngồi chễm chệ thuyết giáo về văn hoá, giáo dục, đạo đức lối sống, lễ hội,…cho
toàn dân nghe như bà Kiều Trinh; hoặc kẻ gian manh, thủ đoạn, gian dối lại đứng
trên bục giảng dạy học trò là trụ cột tương lai của nước nhà như bà Bích Ngọc;…
Vì cội nguồn, góc cạnh của tính chất vụ việc và hệ
luỵ của nó; tôi cho rằng cần phải khai trừ ra khỏi Đảng (không thể để những con
người dối trá trong Đảng) và loại khỏi ngành giáo dục đối với Bà Tạ Thị Bích Ngọc;
có như vậy mới đảm bảo tính trong sáng của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật;
vả lại mới có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung.
--------------------------------
Mạc Văn Trang
Posted by adminbasam on
19/02/2017
Nhà giáo – ThS Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc
“Đêm hội trăng rằm 2015”. Ảnh: internet
Việc bà Tạ Bích Ngọc HT trường TH Nam Trung yên, Hà
Nội đi xe taxi vào sân trường, đâm gãy chân HS Kiên lớp 2A4 đang chơi ở sân trường,
thực ra chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng tại sao lại thành chuyện lớn?
CHUYỆN
NHỎ, nếu như bà Ngọc xuống xe, cùng mọi người chạy lại
nâng em Kiên lên, hỏi han, đưa em ngay đi bệnh viện, báo cho gia đình em và GV
chủ nhiệm biết. Bà thành thật nhận lỗi (ai chả mắc lỗi lầm), xin lỗi gia đình
em Kiên và mọi người, khắc phục hậu quả, rút kinh nghiêm chung về việc đi xe
vào sân trường… Đó là lương tâm, trách nhiệm của một người bình thường.
CHUYỆN
LỚN bởi vì, người HT – linh hồn của nhà trường – tấm
gương đạo đức cho GV và HS, đã không làm được điều bình thường, mà bộc lộ một
nhân cách thấp kém:
1. Đi xe ô tô trong sân trường đã sai, đâm gãy chân
HS của mình mà vô cảm bỏ đi, thật khó tưởng tượng, không thể chấp nhận được;
2. Khi gia đình HS có ý kiến, đã không thừa nhận, lại
gian manh chỉ đạo làm phiếu lấy ý kiến CB, GV, CNV, HS, làm báo cáo, rằng ngày
đó không có xe nào đi vào trường, em Kiên chơi và tự ngã gãy chân. Đây là việc
làm đổi trắng thay đen, lấp liếm khuyết điểm của bản thân một cách trắng trợn,
bất chấp sự thật. Hành động đó vừa ngu xuẩn, vừa khinh khi, coi thường tất cả…
3. Bà Ngọc dám làm những chuyện ngang ngược đáng đến
như vậy, vì tin rằng ở cương vị hiệu trưởng của bà ta, với các “mối quan hệ” và
“ê kíp lãnh đạo” đã xây dựng được thì các GV, HS, cha mẹ HS và dư luận xã hội
“không là cái đinh gỉ”! Bà muốn che giấu khuyết điểm, tội lỗi, báo cáo sai là
chuyện “bình thường”. Chắc chuyện này cũng đã quen với bà xưa nay, và vẫn trót
lọt, nhưng không ngờ “đi đêm lắm, có ngày gặp ma”!
4. Bà Ngọc mà trở thành hiệu trưởng theo đúng “quy
trình đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn” cán bộ lãnh đạo, thì không hẳn chỉ một
trường hợp. Có bao nhiêu phần trăm cán bộ lãnh đạo như bà Ngọc? HT là linh hồn
nhà trường. HT nào, nhà trường ấy. Hơn nữa HT còn là “Bộ trưởng tại chỗ” (Hồ Ngọc
Đại). Cán bộ quản lý yếu kém đúng là vấn đề chí nguy của hệ thống giáo dục nay.
5. Khi HT hỏng thì tạo ra hiệu phó, ê kíp lãnh đạo hỏng,
nội bộ GV chia rẽ, môi trường văn hóa sư phạm tiêu cực, hỏng cả một nhà trường.
Bà hiệu phó trường TH Nam Trung yên đúng là làm tay sai cho bà Ngọc một cách đê
hèn. Bà này cũng cần cách chức cho chuyển đi trường khác làm GV…
Tóm lại, ngành giáo dục không thể nào chấp nhận một
hiệu trưởng như bà Ngọc. Bộ trưởng GD và Chủ thích TP Hà Nội đã yêu cầu xử lý
nhanh “vụ bà Ngọc”. Nếu không xử lý nghiêm chuyện này, cả chính quyền Hà Nội và
Bộ GD&ĐT đều chẳng còn ai tin tưởng!
-----------------------
18-2-2017
Bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Có
một câu chuyện như thế này: tại một trường học, cô hiệu
trưởng đi taxi vào thẳng trong sân trường đâm phải một học sinh khiến em học
sinh ngã gãy xương đùi phải vào viện. Tuy nhiên thay vì lắng nghe, trực tiếp giải
quyết vấn đề thì cô hiệu trưởng này lại chối biến bằng cách đi phát phiếu thăm
dò. Kết quả: 100% giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các em học
sinh khác đều khẳng định không có chiếc taxi nào chạy vào sân trường. Vụ em học
sinh lớp 2 bị thương là do em chạy chơi và tự ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuộc
điều tra và tìm được chiếc taxi gây tai nạn cùng nhận được lời khai của một số
nhân chứng, cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích chính thức nào từ phía
hiệu trưởng về vụ này.
Một
câu chuyện khác, xuất phát từ Facebook của một nhóm tâm sự giấu mặt
(hay còn gọi là Confession) tại một trường học cấp 3 có tiếng ở Hà Nội, khi học
sinh này kể về việc mình bị chấn thương trong một vụ nổ phòng thí nghiệm, dẫn đến
bỏng cấp độ 3, không thể đến trường dù đang trong giai đoạn ôn thi vào đại học.
Vấn đề là vụ nổ được em nhắc tới bị nhà trường giấu nhẹm và không một ai dám đả
động đến. Câu chuyện này đã gây hoang mang và nhận được nhiều sự chú ý quan tâm
từ cộng đồng học sinh trung học tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng không có một tin tức
chính thức nào từ đại diện của trường.
Trong khi đó, một tờ báo điện tử Giáo dục Việt
Nam đăng bài phát hiện một điểm dạy thêm học sinh cấp 1 tại Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo được viết dưới dạng điều tra chụp lén từ ngoài cửa
với hình ảnh nhiều đôi dép học sinh để ở tầng trệt, hay đôi khi có phụ huynh thả
con cái trước cửa nhà bị nghi là địa điểm dạy thêm không giấy phép. Tác giả bài
báo còn đề nghị UBND Q1 vào cuộc để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng tiêu cực
trong giáo dục như thế này. Cũng cần phải nhắc lại luật cấm dạy, học thêm mới
được Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành vào năm ngoái để tránh việc thầy
cô và học sinh lơ là, coi nhẹ thời gian học chính thức trên trường lớp.
Nhìn vào thực trạng chìm nổi của giáo dục Việt Nam
mà cảm thấy hoang mang vô cùng. Nguyên nhân gốc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của giáo viên, học sinh như chương trình học chính quy, các hình thức thi tuyển
hay môi trường giáo dục thì không bao giờ được quan tâm và tìm cách giải quyết.
Trong khi đó luôn luôn thấy những câu chuyện đáng kinh ngạc như vừa kể xuất hiện.
Nền giáo dục Việt đang xuống cấp trầm trọng không phải ở riêng việc thiếu
chuyên môn, thiếu tổ chức mà là thiếu tư cách đạo đức – một nhân phẩm cần có nhất
của nghề dạy học. Những câu chuyện mà phụ huynh phàn nàn về trường lớp những thập
niên về trước mới chỉ xoay quanh việc đổi mới chương trình học, lo ngại con cái
mình trở thành “chuột bạch” cho các dự án cái cách giáo dục thất bại. Đến nay,
chúng ta còn phải đặt thêm câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm của thầy cô.
Nhớ lại cách đây không lâu cả nước phẫn nộ với những
đoạn clip cô giáo trông trẻ dọa nạt, đánh mắng trẻ nhỏ tại nhà mẫu giáo tư thục
Lan Anh tại Sài Gòn, nhớ những cái tát trời giáng hay véo rách tai hoặc khía
thước vào tay học trò khi phạm lỗi đã từng được đồng loạt đưa lên báo cách đây
5,7 năm về trước. Cho đến bây giờ, có khác chăng là cách ngược đãi tinh vi hơn,
và những kẻ mang danh “thầy” danh “cô” ấy không còn màng đến trách nhiệm và sự
xấu hổ về hành vi của mình. Và từ đó từng lứa học trò trẻ Việt Nam khi bước ra
đời, khi sống với thế giới xung quanh, làm sao để chúng biết xấu hổ khi chối bỏ
trách nhiệm là việc duy nhất mà những kẻ làm nghề giáo đã từng dạy dỗ? Mà cũng
chẳng biết hy vọng sao đây khi ở đất nước Việt trong thời đại mới, cha mẹ cũng
lo chăm chăm đi tìm một trung tâm du học có uy tín thay vì đấu tranh để xây dựng
cho con một ngôi trường có môi trường học tốt. Con đi du học nước nào cũng đều
được cả, vì chắc chắn là vẫn tốt hơn Việt Nam. Và những kẻ đã đi, thì chẳng khi
nào muốn quay trở về, buồn thay, bởi họ biết xấu hổ!
------------------
Dân Luận tổng hợp
19/02/2017
DL
- Vụ việc một học nam lớp 2 bị xe chở hiệu trưởng tông gãy xương đùi đang gây
phản ứng mạnh trong dư luận. Mỗi ngày, càng có thêm nhiều người trong cuộc lên
tiếng khẳng định có xảy ra sự việc trên. Cùng với đó, báo chí cũng lật lại hồ
sơ cô hiệu trưởng này từng ăn chặn tiền của học sinh năm 2006.
Giáo viên đồng loạt tố cáo sự giả dối của hiệu trưởng
Theo VietNamNet,
ông Trần Chí Dũng, phụ huynh của em Trần Chí Kiên cho biết vào ngày 1/12/2016,
em Kiên (học lớp 2 tại trường tiểu học Nam Trung Yên) đang chơi trong sân trường
thì bị một chiếc taxi tông mạnh làm em bị gãy xương đùi. Trong xe lúc này có bà
hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và một cô giáo khác. Khi xảy ra sự việc, bà Ngọc
đi thẳng lên phòng còn cô giáo đi cùng gọi bảo vệ đưa Kiên đi cấp cứu.
Sau đó, bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định với
báo chí là không hề có sự việc xe taxi chạy vào trong sân trường và em Kiên bị
gãy xương đùi là do đùa giỡn té ngã. Thậm chí, bà Ngọc còn làm cả phiếu khảo
sát toàn trường về vụ tai nạn này để chứng minh. Theo đó, kết quả khảo sát được
báo cáo là 100% giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên không nhìn
thấy việc cháu Kiên bị taxi đâm phải trong sân trường.
Phiếu khảo sát do nhà trường yêu cầu giáo viên và học
sinh điền. Ảnh: Dân Việt
Sự việc vỡ lở khi công an tìm ra tài xế chiếc taxi
lái xe tông em Kiên ngày hôm đó là ông Trần Quốc Tuấn . Cũng theo VietNamNet,
ông Tuấn đang bị cách ly không được tiếp xúc với báo chí, người ngoài. Vợ ông
Tuấn cho hay chồng mình có kể lại vụ việc vào ngày 1/12/2016, ông Tuấn có lái
xe đụng phải một học sinh trong trường. Một cô giáo mở cửa xuống đỡ em học sinh
rồi nói với ông Dũng rằng không có việc gì cả cứ ra về.
Đến ngày 18/2/2017, VnExpress dẫn
lời 18 giáo viên của trường Nam Trung Yên đồng loạt phản bác kết quả báo cáo rằng
có 100% giáo viên không nhìn thấy vụ tai nạn. Đồng thời, cô giáo chủ nhiệm của
em Kiên cũng cho biết có học sinh cùng lớp đã kể với cô rằng chính em đã trong
thấy xe taxi chở cô hiệu trưởng gây tai nạn.
Ngoài ra, các giáo viên còn cho biết nhà trường
thông báo mục đích của việc khảo sát là về an toàn và an ninh trường học phục vụ
cho việc thanh tra tháng 3 của Phòng GD&ĐT chứ không hề nói khảo sát về vụ
việc cháu Kiên bị gãy chân.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu tạm
ngưng công tác đối với hiệu trưởng này trong lúc đợi kết quả điều tra. Tuy
nhiên đến nay, bà Ngọc vẫn còn đang tại vị.
Hiệu
trưởng từng cắt xén tiền ăn của học sinh
Đây không phải là vụ bê bối đầu tiên của bà hiệu trưởng
Tạ Thị Bích Ngọc. Năm 2006, bà Ngọc từng bị tố cáo cắt xén tiền ăn của các em học
sinh.
Theo Dân
Việt, vào năm 2006, Bà Ngọc đang là hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn
Khả Trạc (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thanh tra quận Cầu Giấy kết luận bà Ngọc để xảy
ra nhiều sai phạm, trong đó có việc lập "quỹ đen" cắt bớt tiền ăn của
các em học sinh.
Theo đó, tổng số tiền ăn một ngày của 400 học sinh
là 2,2 triệu đồng. Thế nhưng số tiền thực chi cho bữa ăn chỉ có hơn 1,7 triệu đồng.
Bà Ngọc đã cắt bớt khoảng 500.000 đồng.
Tuy bị phát hiện nhưng bà Ngọc vẫn ung dung tại vị.
Bà và các cán bộ liên quan chỉ phải nộp vào quỹ 20 triệu để khắc phục hậu quả.
Đến năm 2009, Bà Ngọc bị phát hiện tham ô thêm 18
triệu đồng nữa của học sinh. Lúc này, bà Ngọc mới bị thuyên chuyển công tác
sang làm hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên.
--------------------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment