Thanh Hà – RFI
Đăng ngày 28-02-2017
Vào
lúc tổng thống Donald Trump thông báo tăng 9 % ngân sách quốc phòng và muốn kho
vũ khí hạt nhân của Mỹ phải vượt qua mặt Nga, vậy châu Á Thái Bình Dương, đứng
đầu là Trung Quốc, sẽ lao vào một cuộc chạy đua vũ trang ? Động thái của
Washington là tín hiệu khuyến khích châu Á phát triển các chương trình vũ khí hạt
nhân ?
Trong bài phân tích trên trang mạng của báo Nhật Bản
The Diplomat số ra ngày 28/02/2017, Ankit Panda không mấy lạc quan cho rằng, chắc
chắn là Bắc Kinh sẽ lại càng nhân cơ hội này để “ hiện đại hóa và phát
triển các phương tiện phòng thủ thích hợp ”.
Một ngày trước khi phát biểu tại Quốc Hội, đích thân
tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 thông báo bơm thêm 54 tỷ đô la cho ngân sách quốc
phòng Mỹ vào năm tới, nâng ngân sách của Lầu Năm Góc lên thành hơn 620 tỷ thay
vì 584 tỷ đô la trong tài khóa 2017 – tương đương với 3,3 % tổng sản phẩm nội địa.
Ngược lại, Nhà Trắng sẽ mạnh tay cắt giảm các khoản chi tiêu “ không
mang tính quân sự ”.
Hiện tại ngân sách quốc phòng của Mỹ đứng đầu thế giới,
cao hơn rất nhiều so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Theo các số liệu
chính thức được Bắc Kinh công bố là chưa đầy 200 tỷ đô la cho tài khóa 2016.
Tuần trước, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Anh
Reuters, tổng thống Donald Trump khẳng định muốn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ phải
“ vượt trội hơn tất cả ” các nước khác, kể cả Nga. Chủ nhân
Nhà Trắng đặc biệt lo ngại khi thấy “ tiềm lực hạt nhân và quân sự của
Hoa Kỳ đã bị tụt hậu ”.
Trong thời gian vận động tranh cử, ứng cử viên tổng
thống của đảng Cộng Hòa từng chủ trương cắt giảm viện trợ cho các đồng minh
châu Á, và kêu gọi Hàn Quốc hay Nhật Bản phải tự lực trong lĩnh vực an ninh,
không nên trông chờ vào Mỹ.
Cũng trong thời gian vận động tranh cử, nhà tỷ phú địa
ốc Donald Trump không ngừng chỉ trích Hoa Kỳ can thiệp vào Irak năm 2003, hay
quyết định của tổng thống Obama dẫn đầu liên quân quốc tế oanh kích vào sào huyệt
của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Irak.
Nhưng khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump đã
có một cái nhìn khác.
Liên quan đến khu vực châu Á Thái Bình Dương, tác giả
Ankit Panda lưu ý : ông Trump luôn chủ trương nâng số lượng tàu chiến của Hải
Quân Hoa Kỳ đang từ 272 chiếc lên thành hơn 350 chiếc. Một phần trong số đó sẽ
có nhiệm vụ tuần tra trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Có điều, vào lúc đề nghị tăng ngân sách quốc phòng của
tổng thống Trump còn phải được Quốc Hội xem xét và thông qua, thì theo ghi nhận
của nhà báo Ankit Panda, có lẽ Bắc Kinh không lãng phí thời gian để tiếp tục củng
cố thêm các phương tiện quân sự của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, các phương tiện của Hải
Quân Trung Quốc đã được nâng cấp một cách nhanh chóng. Bắc Kinh đã trang bị
thêm cho lực lượng này cả tàu trên mặt nước lẫn tàu ngầm. Sau khi tàu sân bay
Liêu Ninh đã đi vào hoạt động, Trung Quốc sắp trình làng thêm chiếc hàng không
mẫu hạm thứ nhì.
Tất cả những động thái nói trên sẽ ảnh hưởng đến
toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là nơi mà theo báo cáo mới nhất của Viện
Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm SIPRI, trong 5 năm qua, các chi phí quân sự tăng
cao chưa từng thấy kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.
Đáng quan ngại hơn cả là việc Hoa Kỳ tăng ngân sách
quốc phòng còn có nguy cơ tràn sang cả lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
Hai ngày trước lễ Giáng Sinh 2016, khi chưa chính thức
nhậm chức, tổng thống tân cử Donald Trump trong một tin nhắn trên mạng Twitter
khẳng định : Hoa Kỳ “ cần củng cố mạnh mẽ và phát triển khả năng nguyên
tử cho đến khi nào thế giới tỉnh ngộ về vũ khí hạt nhân ”.
Gần đây hơn lãnh đạo Nhà Trắng không che giấu tham vọng
dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông, sức mạnh hạt nhân của Hoa Kỳ phải là số một
trên thế giới.
Donald Trump không ngần ngại chỉ trích hiệp ước
START cắt giảm số đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ được thông qua dưới thời tổng
thống Barack Obama là một “ hiệp ước tồi tệ ”.
Những tuyên bố như trên chẳng những là động lực thúc
đẩy Matxcơva lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mà còn châm thêm củi lửa để
Trung Quốc tăng thêm kho vũ khí nguyên tử, phát triển các hệ thống tên lửa hiện
đại như MIRV có khả năng mang nhiều đầu đạt hạt nhân.
Chính sách phòng thủ đang được tổng thống Donald
Trump định hình có nguy cơ đẩy châu Á Thái Bình Dương và cả phần còn lại của thế
giới vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Ngành công nghiệp vũ khí thông thường và hạt nhân
đang trông thấy một tương lai tươi sáng, nhưng đây hoàn toàn không phải là một
tin vui với nhân loại.
----------------------
28 tháng 2 2017
Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông tin rằng ông Barack Obama đứng sau các cuộc
biểu tình chống các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, và các vụ rò rỉ tin tức an ninh
quốc gia.
Ông cho hãng Fox News hay: "Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đứng đằng sau
[các vụ này] vì những người ủng hộ ông ta chắc chắn đứng đằng sau chúng".
Ông nói thêm: "Tôi cũng nghĩ rằng đó chỉ là chính trị mà thôi."
Ông Trump
không đưa ra bằng chứng nào cho những lời tuyên bố của mình. Người tiền nhiệm của
ông ở Nhà Trắng chưa có bình luận gì.
Ông Trump cũng nói về các kế hoạch ngân sách của
mình cũng như các vấn đề khác.
Sau
đây là tóm tắt những điều ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn dàn trải với
chương trình Fox & Friends:
§ Ông tự cho mình điểm 'C' về đưa các thông điệp của mình cho công chúng,
nhưng điểm 'A' cho thành tích và 'A+' cho nỗ lực
§ Kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ USD của ông sẽ được chi trả
nhờ "một nền kinh tế tăng tốc'.
§ Ông sẽ là "kẻ đạo đức giả" nếu ông tham dự Tiệc Phóng viên Nhà
Trắng sau khi đã nói nhiều về "tin giả".
Cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump được phát vài tiếng
trước khi ông có bài phát biểu đầu tiên tại kỳ họp chung của Thượng viện. Trong
bài phát biểu này, ông Trump sẽ giải thích thêm chi tiết về kế hoạch cắt giảm
chi tiêu và đẩy mạnh nền kinh tế.
Ông còn được hỏi về các cuộc biểu tình mà một số
chính trị gia Cộng hòa phải đối mặt khi họ gặp mặt dân cử trên toàn nước Mỹ, chứ
không phải biểu tình phản đối lệnh cấm người dân một số nước Hồi giáo vào Mỹ
như các hãng tin đã đưa trước đây.
Ông nói ông chắc chắn rằng những người ủng hộ Obama
đứng sau các cuộc biểu tình này cũng như rò rỉ các nguồn tin từ Nhà Trắng.
"Về chuyện ông ấy đứng đằng sau các vụ đó, đấy là chính trị. Và chuyện này
có thể sẽ còn tiếp tục," ông nói.
Ông được yêu cầu cho biết thêm chi tiết ông sẽ lấy
tiền ở đâu để trả cho khoản tăng chi tiêu quân sự 10% mà ông đề nghị cho năm
2018. Cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác có lẽ là không đủ để trả cho khoản
tăng chi phí quân sự này.
Ông Trump nói ông sẽ dùng "đúng đồng tiền bát gạo"
khi mua các thiết bị quân sự và sẽ yêu cầu các nước có sử dụng quân đội Mỹ
"bù lại bằng hình thức nào đó".
Nhưng ông nói mục tiêu chính của ông là phát triển nền
kinh tế.
"Chi phí quân sự của chúng ta có lẽ là chỉ trên 1% GDP một chút
nhưng nếu tôi đưa con số đó lên được 3% hay hơn nữa, chúng ta sẽ có một cuộc
chơi hoàn toàn khác," ông nói trên chương trình này.
Phân
tích của Anthony Zurcher, Phóng viên Bắc Mỹ của BBC News
Giữ cả hai cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động
tranh cử - tăng cường quân sự và bảo vệ phúc lợi - sẽ đặt vị tổng thống vào thế
khó.
Nếu ông Trump muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 54
tỷ USD mà không làm tăng thâm hụt ngân sách, khoản tiền này sẽ phải được tìm từ
nơi khác - và các khoản chi tiêu bắt buộc về phúc lợi và trả lãi suất các khoản
nợ đã chiếm tới gần 70% ngân sách của Mỹ.
Một số nguồn tin cho rằng Cơ quan Bảo vệ Môi trường
sẽ chịu cắt giảm mạnh, nhưng toàn bộ ngân sách hàng năm của cơ quan này cũng chỉ
có hơn 8 tỷ USD - chỉ là muối bỏ bể.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được cho là một nguồn cắt giảm
để tìm nguồn tiền cần thiết, và ngân sách 50 tỷ USD hàng năm (kể cả 22 tỷ USD
viện trợ trực tiếp) khiến bộ này là một mục tiêu hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, phần lớn tiền viện trợ nhân đạo được chi
cho các nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và chữa bệnh Aids ở các nước châu Phi
vùng cận Sahara nên khó mà cắt được. Một khoản khác cũng khó cắt được là khoản
hỗ trợ quân sự, chủ yếu là 3,1 tỷ USD hàng năm cho Israel.
Có lý do tại sao chính quyền Trump tuyên bố tăng
ngân sách quân sự trước khi nói rõ tiền sẽ từ đâu ra. Chi tiêu thì dễ mà cắt giảm
thì khó.
Nhà Trắng gửi dự thảo ngân sách năm 2018 của ông
Trump (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10) đến các cơ quan liên bang hôm thứ Hai.
Các cơ quan sẽ xem xét dự thảo và đề nghị sửa đổi
khi Nhà Trắng chuẩn bị đàm phán với Thượng viện.
Thượng viện, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, phải
phê chuẩn các khoản chi tiêu của liên bang.
Dự thảo của ông Trump được cho là sẽ gặp phản đối của
các nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa vì kế hoạch cắt giảm một số
chương trình trong nước Mỹ.
---------------------------------
Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 28-02-2017
Ngày
27/02/2017, Nhà Trắng đã nhận được các đề xuất của bộ Quốc Phòng tăng cường cuộc
chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo - Daech, đồng thời nhấn mạnh vai trò của
Hoa Kỳ trong cuộc chiến diễn ra từ hai năm nay.
Bản kế hoạch do bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis soạn
thảo được các quan chức chủ đạo của chính quyền Mỹ thảo luận. Tuy nhiên, Lầu
Năm Góc không nêu rõ nội dung bản báo cáo trên và cũng không nhắc đến lộ trình
đưa ra các quyết định.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff Davis chỉ cho
báo giới biết đó là một tài liệu ấn định khuôn khổ cuộc thảo luận sắp tới, với
mục đích thắng nhanh tổ chức thánh chiến Daech. Những đề xuất trên có ý nghĩa rộng
hơn, không chỉ mang tính quân sự và không chỉ liên quan đến Irak và Syria.
Trong số các đề xuất, Washington có thể tăng số lượng
cố vấn quân sự Mỹ tại Syria và Irak, thậm chí cho phép lính Mỹ trực tiếp tham
chiến chống Daech. Trong khi đó, người tiền nhiệm Barack Obama phản đối lựa chọn
này. Tuy nhiên, Obama vẫn gửi hơn 5.000 lính Mỹ đến Irak để huấn luyện và cố vấn
cho lực lượng quân sự nước này. Còn tại Syria chỉ có khoảng 500 cố vấn Mỹ.
Trong đợt vận động tranh cử tổng thống Mỹ, nhà tỉ
phú Donald Trump không ngừng chỉ trích diễn biến chậm chạp trong cuộc chiến chống
Daech ở Irak và Syria. Ngày 28/01/2017, chỉ tám ngày sau khi nhậm chức, tân tổng
thống Mỹ đã ra lệnh cho bộ Quốc Phòng trong vòng 30 ngày chuẩn bị một kế hoạch
mới nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống Daech.
Chính quyền Donald Trump từng hy vọng vào quá trình
sưởi ấm quan hệ với Matxcơva, một nhân tố chủ đạo trong cuộc xung đột tại
Syria, để tìm ra được giải pháp về các vấn đề chính trị liên quan đến Syria thời
hậu Daech. Dường như quá trình cải thiện quan hệ Nga-Mỹ không được thuận buồm
xuôi gió cho lắm và tổng thống Donald Trump vẫn chưa lên kế hoạch gặp đồng nhiệm
Nga Vladimir Putin.
Theo AFP, các quyết định về Daech mà Donald Trump
chuẩn bị đưa ra cũng là một bài trắc nghiệm về mối quan hệ giữa tổng thống Mỹ
và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis.
No comments:
Post a Comment