Gianni Riotta
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
22/2/2017
Theo
yêu cầu của lãnh đạo, người ta giết hại những người bạn bị nghi ngờ. Ở Nga
Nemtsov bị giết ở địa điểm chỉ các Điện Kremlin vài bước chân.
Trong tác phẩm From Russia with Love của nhà văn Ian
Fleming, dường như điệp viên James Bond phải bị tình báo Liên Xô giết, sao cho
London bị buộc tội giết anh ta. Vụ án mạng sẽ làm cho đất nước này chia rẽ.
Trong cuốn sách, mọi thứ diễn ra khác hẳn - trong văn học không chỉ những quy
luật tàn bạo hoạt động, như trên thực tế. Trong văn học, những kẻ nắm quyền lực
không bao giờ kiểm soát được hậu quả của vụ giết người.
Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, Kim Jong-un, đã bị giết tại sân bay Kuala Lumpur của Malaysia. Ban đầu, có tin nói rằng ông ta bị sát hại bằng kim tiêm tẩm thuốc độc, sau đó lại nói rằng ông ta bị giết bằng chiếc khăn tay tẩm thuốc độc. Kẻ sát nhân - có lẽ là một phụ nữ trẻ (hoặc hai, đấy là theo các nguồn khác), hiện đang bị cảnh sát truy tìm. Lúc đó, Kim Jong-nam đang đợi chuyến bay đến Macau, một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, nơi có nhiều sòng bạc và gái mại dâm và cũng là nơi có Chủng viện Thánh Giuse được xây dựng từ lâu. Có thời, dường như Kim Jong-nam phải là người thừa kế quyền lực của người cha là Kim Jong-il để lại, nhưng em trai của ông này đã giành được lợi thế và Kim Jong-nam phải trốn trong khu vực nằm giữa Bắc Kinh và Macau, và trở thành nguồn thông tin quan trọng cho Trung Quốc, cũng là nước bảo trợ cho Bình Nhưỡng. Vài ngày sau khi cuộc phóng tên lửa ở Bắc Triều Tiên, trong khi tổng thống mới, Trump, tìm cách cải thiện quan hệ với Thủ tướng Abe của Nhật Bản, cái chết của Kim Jong-nam, một lần nữa lại tạo ra bầu không khí hoảng loạn, và không ai tưởng tượng được “kết thúc có hậu” như vẫn thấy trong điệp viên 007.
Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, Kim Jong-un, đã bị giết tại sân bay Kuala Lumpur của Malaysia. Ban đầu, có tin nói rằng ông ta bị sát hại bằng kim tiêm tẩm thuốc độc, sau đó lại nói rằng ông ta bị giết bằng chiếc khăn tay tẩm thuốc độc. Kẻ sát nhân - có lẽ là một phụ nữ trẻ (hoặc hai, đấy là theo các nguồn khác), hiện đang bị cảnh sát truy tìm. Lúc đó, Kim Jong-nam đang đợi chuyến bay đến Macau, một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, nơi có nhiều sòng bạc và gái mại dâm và cũng là nơi có Chủng viện Thánh Giuse được xây dựng từ lâu. Có thời, dường như Kim Jong-nam phải là người thừa kế quyền lực của người cha là Kim Jong-il để lại, nhưng em trai của ông này đã giành được lợi thế và Kim Jong-nam phải trốn trong khu vực nằm giữa Bắc Kinh và Macau, và trở thành nguồn thông tin quan trọng cho Trung Quốc, cũng là nước bảo trợ cho Bình Nhưỡng. Vài ngày sau khi cuộc phóng tên lửa ở Bắc Triều Tiên, trong khi tổng thống mới, Trump, tìm cách cải thiện quan hệ với Thủ tướng Abe của Nhật Bản, cái chết của Kim Jong-nam, một lần nữa lại tạo ra bầu không khí hoảng loạn, và không ai tưởng tượng được “kết thúc có hậu” như vẫn thấy trong điệp viên 007.
Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un
Những
vụ giết người tàn bạo
Nếu chế độ ở Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân
nhằm đe dọa Mỹ, vụ giết người tàn bạo này cũng là tín hiệu gửi đến Chủ tịch
Trung Quốc, Tập Cận Bình (một người thân cận với Tập, ông Chang Song Taek, chú
của Kim, đã bị giết sau khi bị kết án tử hình). Vì vậy, một lần nữa, trong thời
đại kỹ thuật số, luật chơi là do những tên giết người quyết định, tương tự như
giáo phái Assassins ở Ba Tư trong giai đoạn Thập tự chinh Thứ nhất. Bắc Triều
Tiên giết bừa bãi cả bạn bè lẫn đối thủ, những kẻ đầy quyền lực khác trên thế
giới này biết rằng, ngay cả trong thế kỷ XXI, máu vẫn có thể chảy mà không bị
trừng phạt.
Danh sách các đồng minh, bạn bè, và những người thân cận với Tổng thống Nga, Vladimir Putin - những người mà cuộc đời bị cắt đứt trong những tình huống đầy bạo lực và bí ẩn – chiếm trọn một trang trên Wikipedia. Những người thoát chết cho đến nay, ví dụ cựu tài phiệt Khodorkovsky - bị kết án tù dài hạn – hàng ngày phải sống trong tình trạng bất an: đội bảo vệ, không bao giờ ăn thức ăn chưa được kiểm tra, có thái độ nghi ngờ những người lạ mặt. Năm 2006, người ta đã dùng Polonius - cùng với các chất độc khác đã được thử nghiệm với các tù nhân trong những ngục tối ở trại giam Lubianka (Moscow) của KGB từ thời Stalin – để sát hại cựu điệp viên KGB Litvinenko: một số đồng nghiệp của Putin phản đối những phương pháp của ông ta (kênh truyền hình Fox ngay trong những ngày đầu trong chính quyền Trump lần đầu tiên đã gọi Putin là “kẻ sát nhân”). Người ta đã “loại bỏ” hết người này đến người khác. Trong số những người bất đồng chính kiến bị giết - danh sách vẫn chưa đầy đủ - có nhà báo Anna Politkovskaya và cựu lãnh đạo chính trị có sức lôi cuốn quần chúng là Boris Nemtsov, người đã bị giết tại địa điểm chỉ cách Điện Kremlin vài bước chân. Vô địch cờ vua thế giới, Kasparov, đối thủ của Putin, phải áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa.
Bức ảnh của Burhan Ozbilichi, cộng tác viên AP, chụp Mevlut Altintash với khẩu súng lục còn bốc khói - miệng hét lớn: “Allahu Akbar!” - mà anh vừa dùng để hạ sát đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ, Andrei Karlov, trở thành bức ảnh của năm 2016.
Tương tự như những kẻ giết người đồng nghiệp ở Nga và Bắc Triều Tiên, Altintash biết rằng, khác với vụ những vụ ám sát Rabin, Sadat, Gandhi, Moreau, Martin Luther King, Malcolm X, anh em nhà Kennedy và Thái tử Ferdinand, cái chết của Karlov sẽ không làm thay đổi được tiến trình lịch sử. Nhưng anh ta cũng biết rằng, sự hoảng loạn lan truyền ngay lập tức trên các mạng xã hội sẽ đưa thông điệp khủng khiếp của anh ta đến những nơi xa xôi nhất trên hành tinh này.
Và người phụ nữ kia – dù cô ta có là ai đi nữa – người đã đầu độc Kim Jong-nam cũng biết như thế. Kim Jong-nam là tay rất mê cờ bạc, lần đầu tiên bị bắt giữ ở Nhật Bản chỉ vì ông tìm cách vào Disneyland, trong khi đi du lịch với một tấm hộ chiếu giả. Nguyên tắc của phim hoạt hình của hãng Disney (trừ mẹ Bambi): không có ai chết hẳn. Có lẽ, đó là lý do vì sao Kim Jong-nam – người được sinh ra trên đất nước của những kẻ sát nhân, luật chơi cứng rắn của chúng lại được khởi động trong giai đoạn mà chúng ta từng kì vọng là ít khốc liệt hơn - muốn tới thăm đất nước của trí tưởng tượng.
Đã đăng trên Thời báo
La Tampsa (Italy)
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170218/238750953.html
Danh sách các đồng minh, bạn bè, và những người thân cận với Tổng thống Nga, Vladimir Putin - những người mà cuộc đời bị cắt đứt trong những tình huống đầy bạo lực và bí ẩn – chiếm trọn một trang trên Wikipedia. Những người thoát chết cho đến nay, ví dụ cựu tài phiệt Khodorkovsky - bị kết án tù dài hạn – hàng ngày phải sống trong tình trạng bất an: đội bảo vệ, không bao giờ ăn thức ăn chưa được kiểm tra, có thái độ nghi ngờ những người lạ mặt. Năm 2006, người ta đã dùng Polonius - cùng với các chất độc khác đã được thử nghiệm với các tù nhân trong những ngục tối ở trại giam Lubianka (Moscow) của KGB từ thời Stalin – để sát hại cựu điệp viên KGB Litvinenko: một số đồng nghiệp của Putin phản đối những phương pháp của ông ta (kênh truyền hình Fox ngay trong những ngày đầu trong chính quyền Trump lần đầu tiên đã gọi Putin là “kẻ sát nhân”). Người ta đã “loại bỏ” hết người này đến người khác. Trong số những người bất đồng chính kiến bị giết - danh sách vẫn chưa đầy đủ - có nhà báo Anna Politkovskaya và cựu lãnh đạo chính trị có sức lôi cuốn quần chúng là Boris Nemtsov, người đã bị giết tại địa điểm chỉ cách Điện Kremlin vài bước chân. Vô địch cờ vua thế giới, Kasparov, đối thủ của Putin, phải áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa.
Bức ảnh của Burhan Ozbilichi, cộng tác viên AP, chụp Mevlut Altintash với khẩu súng lục còn bốc khói - miệng hét lớn: “Allahu Akbar!” - mà anh vừa dùng để hạ sát đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ, Andrei Karlov, trở thành bức ảnh của năm 2016.
Tương tự như những kẻ giết người đồng nghiệp ở Nga và Bắc Triều Tiên, Altintash biết rằng, khác với vụ những vụ ám sát Rabin, Sadat, Gandhi, Moreau, Martin Luther King, Malcolm X, anh em nhà Kennedy và Thái tử Ferdinand, cái chết của Karlov sẽ không làm thay đổi được tiến trình lịch sử. Nhưng anh ta cũng biết rằng, sự hoảng loạn lan truyền ngay lập tức trên các mạng xã hội sẽ đưa thông điệp khủng khiếp của anh ta đến những nơi xa xôi nhất trên hành tinh này.
Và người phụ nữ kia – dù cô ta có là ai đi nữa – người đã đầu độc Kim Jong-nam cũng biết như thế. Kim Jong-nam là tay rất mê cờ bạc, lần đầu tiên bị bắt giữ ở Nhật Bản chỉ vì ông tìm cách vào Disneyland, trong khi đi du lịch với một tấm hộ chiếu giả. Nguyên tắc của phim hoạt hình của hãng Disney (trừ mẹ Bambi): không có ai chết hẳn. Có lẽ, đó là lý do vì sao Kim Jong-nam – người được sinh ra trên đất nước của những kẻ sát nhân, luật chơi cứng rắn của chúng lại được khởi động trong giai đoạn mà chúng ta từng kì vọng là ít khốc liệt hơn - muốn tới thăm đất nước của trí tưởng tượng.
Đã đăng trên Thời báo
La Tampsa (Italy)
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170218/238750953.html
No comments:
Post a Comment