Vụ anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ Cộng Sản Bắc Hàn
bị truy sát hôm 13 tháng 2-2017 tại phi trường Malaysia đang khiến dư luận quốc
tế sôi động và đồn đoán là vụ truy sát dã man này do người em đang làm lãnh tụ
Bắc Hàn chủ mưu. Vụ truy sát này khiến nhiều người liên tưởng tới những vụ truy
sát và bắt cóc các đối thủ chính trị, các người chống đối chế độ do Liên Xô và
Cộng Sản Việt Nam thực hiện.
Chỉ việc google "các vụ bắt cóc của Cộng Sản Việt
Nam tại Thái Lan" rồi tại Cambodia, ngay lập tức chúng ta được các tin tức
Công An Việt Nam bắt cóc người tị nạn tại Thái Lan và Cambodia như sau:
- Apr 22, 2010 - Cách đây khoảng một tuần, vợ chồng
người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, được Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công
nhận, bị bắt cóc...
- Tình báo Cộng sản Việt Nam bắt cóc người Việt tị nạn
tại...
Tôi tên là Thạch Nhỏ, dân tộc Khmer Krom, quốc tịch
Việt Nam, sinh quán tại Sóc... bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản Việt
Nam, lánh nạn tại Cambodia... Năm 2002 nó bắt cóc nhà sư Thích Trí Lực đưa về
Việt Nam giam giữ 20 tháng tù.
Oct 14, 2009 - tức Nguyễn Cẩm Công bắt cóc mang về
Việt Nam đưa ra tòa xử án... Công Cẩm cùng các mật vụ của cộng sản Việt Nam tại
Cambodia cũng...
- Những chi tiết chung quanh câu chuyện mục sư A
Đung bị... - Hung Viet
- Mục sư A Đung bị mật vụ Việt cộng bắt cóc tại
Phnom Penh... tỵ nạn chính trị tại Cambodia vừa bị mật vụ của cộng sản Việt Nam
bắt cóc lúc 5 giờ chiều thứ Ba,...
- Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Cambodia... bị mật vụ của cộng
sản Việt Nam bắt cóc tại đô thị Phnom Penh cuối năm 2001 khi Đại Đức đã được cấp
quy chế tỵ nạn và...
- Jun 21, 2008 - Mục sư người Thượng cùng gia đình bị
bắt cóc ở thủ đô Phnom... nạn chính trị tại Cambodia vừa bị mật vụ của cộng sản
Việt Nam bắt cóc lúc...
Liên xô cũng nổi tiếng những vụ truy sát đối thủ
chính trị tại nước ngoài mà vụ nổi tiếng từ thập niên 1930s là vụ truy sát lãnh
tụ Đệ Tứ Quốc Tế Trotsky.
Tin tức vụ truy sát Trotsky dĩ nhiên hiện nay có thể
truy cập dễ dàng bằng google. Nhưng bài dưới đây ghi lại những hình ảnh và tin
tức tôi chụp được trong lần viếng thăm Viện Bảo Tàng Trotsky tại Mexico City,
thủ đô của Mexico tháng 1 năm 2009 cũng mang lại cho độc giả một số thông tin
lý thú.
Trước tiên, tôi giật mình với tấm hình dưới
đây:
Hình chụp Ủy ban Trung Ương đảng Cộng Sản Liên Xô
năm 1917. Cho tới trước năm 1940, ngoài Stalin chỉ còn một người sống sót là
Trostky.
Nên nhớ rằng Trotsky từng một thời là nhân vật quan
trọng thứ hai sau Lenin, với những chức vụ và công tác quan trọng như mấy tấm
hình dưới đây:
Hình chụp Lenin đọc diễn văn trước đám đông tại
Moscow ngày 5/5/1920. Trong khi Trotsky và Kemenev đang chờ tới lượt.
Trotsky, Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh Cách mạng
(President of the Revolutionary War Council) đang duyệt qua hàng quân.
Trotsky, Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh Cách mạng
(President of the Revolutionary War Council) đang đứng trên xe tăng đọc diễn
văn.
Mặc dù đã từng có vai trò quan trọng như vậy, nhưng
cũng như các nhân vật quan trọng khác của cuộc cách mạng Cộng Sản Liên Xô 1917,
Trotsky cũng bị loại trừ và truy sát tới cùng trong một chiến dịch thanh trừng
đẫm máu kéo dài do Stalin chủ trương.
Trong bảo tàng viện Trotsky tại thủ đô Mexico có tấm
bảng giới thiệu Ủy Ban Dewey, một ủy ban trung lập tái điều tra vụ án Stalin
xét xử Trotsky như hình dưới đây do tôi (Nguyễn Tường Tâm) chụp khi thăm viếng
Viện Bảo Tàng này.
* Tầm bảng giới thiệu Ủy ban Dewey ghi: "Trong
công cuộc thanh trừng đẫm máu do Stalin thực hiện vào thập niên 1930s, những
phiên tòa tại Moscow vào tháng 8-1936 và tháng 1-1937 do Stalin chỉ đạo chống lại
nhóm gọi là "Những lão đồng chí tiền khởi nghĩa 1917" (Bolshevik
"Old Guard"), kết án Trotsky và con trai ông ta Leo Sedov các tội phản
cách mạng trầm trọng. Những tội danh bị cáo giác từ kích động và chỉ đạo những
hoạt động khủng bố và phá hoại nhằm mục đích sát hại những nhà lãnh đạo của Đảng
Cộng sản và của Chính quyền Xô Viết, trong đó dĩ nhiên có cả Stalin, tới tội
danh gián điệp và dự trù liên minh với nước Đức của Hitler và Nhật bản để khởi
động chiến tranh chống lại Liên Xô, hoàn toàn với mục tiêu tái lập chế độ tư bản
ở Liên Xô. Trotsky và Leo Sedov bị kết án tử hình khiếm diện.
Dưới áp lực của Ủy ban bảo vệ Trotsky của Hoa Kỳ, một
Ủy ban Điều tra Công bằng được thiết lập nhằm mục đích thu thập tài liệu và lời
khai bảo đảm sự bảo vệ Trotsky một cách công bằng và cần thiết (fair and
necessary) chống lại vụ xét xử (của Moscow).
Các thành viên của Ủy ban Dewey (như là sau này người
ta gọi như thế), là tiến sĩ John Dewey, người đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy
ban...
Ủy ban họp tại Căn nhà Mầu xanh (the Blue House) từ
ngày 10 tới 17 tháng 4-1937. Lúc đó Trotsky có dịp trưng ra những bằng cớ không
thể chối cãi chứng tỏ ông ta vô tội, tiết lộ bản chất gian trá của vụ xét xử.
Vào ngày 13-12, Ủy ban Dewey công bố kết luận: Trotsky và Leon Sedov (con trai
ông) vô tội."
*Theo tài liệu trên mạng về Ủy ban Dewey, Stalin đã
thực hiện cuộc thanh trừng đẫm máu kéo dài cùng với những phiên tòa có án sẵn
(frame-up trials) qua đó Stalin củng cố sự độc tài khủng bố của ông ta trên đất
nước Xô Viết.
Tay chân bộ hạ của ông ta đã dựng lên bốn phiên tòa
chính từ 1936 tới 1938. Vụ xử thứ nhất gọi là "vụ xử 16 người". Vụ thứ
hai là "vụ xử 17 người" diễn ra vào tháng 1-1937. Rồi tới vụ thứ ba xử
bí mật Nguyên Soái (Marshal) Tukhachevsky và một nhóm tướng lãnh cao cấp nhất của
Hồng Quân Liên Xô vào tháng 6-1937. Cuối cùng là "vụ xử 21 người" vào
tháng 3-1938.
Những bị can trước vành móng ngựa gồm tất cả thành
viên của Bộ Chính Trị của Lenin, ngoại trừ chính Stalin. Trotsky mặc dù vắng mặt,
là bị can chính. Trotsky cùng với những "lão đồng chí Bolshevik thời tiền
cách mạng tháng 10" (the Bolshevik Old Guard) bị cáo buộc âm mưu ám sát
Stalin và các nhà lãnh đạo Sô Viết khác, âm mưu phá hoại sức mạnh kinh tế và
quân sự của nhà nước, và sát hại hàng loạt công nhân Liên Sô. Họ cũng bị cáo buộc
rằng ngay từ những ngày đầu tiên của Cách mạng Nga, làm gián điệp cho Anh,
Pháp, Nhật, và Đức đồng thời bí mật thỏa thuận với các viên chức của Hitler và
Mikado để nhượng nhiều mảnh đất rộng cho tư bản Đức và Nhật. Các bị can tại
Moscow bị bắt buộc nhận tội. Chỉ có mình Trotsky không nhận tội (ghi chú của
Ng. T. Tâm: Trotsky lúc đó đã lưu vong)
Stalin đã không từ những cộng sự viên thân cận nhất
hay thành viên của chính gia đình ông ta. Ngay cả hai nhân vật Yagoda và
Yezhov, là hai người tổ chức các vụ xử án truy bức đầu tiên, cuối cùng cũng bị
thảm sát.
Stalin đã bắt giam và xử tử hầu hết các người quan
trọng tham gia cuộc Cách mạng Tháng 10.
Trong 1966 đại biểu trong Quốc hội Sô Viết năm 1934
thì 1108 đã bị bắt giữ. Trong số 139 thành viên Ủy ban Trung Ương thì 98 bị bắt.
Cùng với 3 nguyên soái Sô viết, có từ 1/3 tới 1/2 của 75,000 sĩ quan Hồng quân
bị bắt và bắn chết.
Các cuộc thanh trừng vào thập niên 1930s rộng khắp tới
độ không một nhân vật chính nào của cuộc Cách mạng Tháng 10, sống sót để ăn mừng
kỷ niệm 50 năm biến cố này, ngoại trừ một phụ tá tin cẩn của Stalin là Molotov.
Cuộc khủng bố đã để lại nhiều tang thương cho xã hội Sô Viết. Ngày nay ít có
gia đình nào không bị đau khổ vì ảnh hưởng của sự khủng bố thời thập niên
1930s.
Cũng tương tự như Stalin, Cộng Sản Việt Nam sau khi
chiếm được chính quyền ở miền Bắc năm 1954 đã thanh trừng mấy trăm ngàn người từng
ủng hộ hay từng là đồng chí thân cận với họ. Ông Võ Nguyên Giáp, một công thần
lớn của chế độ, có lẽ cũng đã học được kinh nghiệm từ chiến dịch thanh trừng đẫm
máu của Stalin nên đã nín thở qua sông trong suốt thời gian bị loại khỏi Bộ
Chính Trị cho tới lúc qua đời.
Chính phủ Na Uy dưới áp lực nặng nề về kinh tế và
ngoại giao từ đại sứ Liên Xô, đã bắt giam vợ chồng Trotsky. Sau đó vợ chồng
Trotsky được vận động cấp qui chế tị nạn ở Mexico.
*Trong Bảo Tàng Viện, tấm bảng giới thiệu gia đình của
Trotsky ghi những chi tiết rùng rợn như sau:
"Trong lịch sử của Phong trào Lao Động Quốc
Tế, chưa có sự kiện nào giống như sự khủng bố (persecution) mà Trotsky và những
người theo ông phải trải qua. Toàn bộ gia đình Trotsky đã bị xóa sổ
(annihilated) trong đợt khủng bố này. Hai người con rể của Trotsky, Platon
Volkow và Man Nevelson, đã bị cầm tù vào thập niên 1920s vì là người chống đối
(opponents) chính quyền. Sau khi Trotsky bị trục xuất tới vùng xa xôi Alma-Ata.
Hai người con gái của Trotsky, Nina và Zinaida, bị tước bỏ mọi trợ giúp, mặc dù
Nina bị lao. Sự đàn áp cha cô và bỏ tù chồng cô, khiến cô sớm qua đời vào tuổi
26, tháng 6-1928. Sau đó hai người chồng của Nina và Zinaida bị bắn chết. Người
vợ đầu của Trotsky, Alexandra Sokolovskaya, lãnh trách nhiệm nuôi con gái của
Nina (tức là nuôi cháu ngoại), Volina, sinh năm 1925. Nhưng khi bà Sokolovskaya
bị bắt giam thì con bé cũng bị bắt giam (was taken into custody) và mất tích
không dấu vết. Con gái đầu của Trotsky, Zinaida, cũng bị lao và rất xuống tinh
thần (depressed) vì chồng cô cũng bị tù và cái chết của người em gái, đã xin
phép đến sống với cha tại Prinkipo (Thổ Nhĩ Kỳ), cùng với con trai nhỏ, Sieva
Volkow, cũng đang bị bệnh. Giấy phép được cấp, nhưng trong khi cô đang ở hải
ngoại thì chính quyền của Stalin xảo quyệt tước bỏ quốc tịch của cô, tước đoạt
mọi khả năng của cô gặp lại người chồng và con gái, điều này hủy hoại tinh thần
của người phụ nữ vốn dĩ không vui và đang chữa trị trầm cảm nặng. Zinaida sau
đó tự tử."
Tác giả đang đứng trong căn nhà của Trotsky, nay
dùng làm viện bảo tàng kỷ niệm ông.
* Tấm bảng ghi dấu ngày tới Mexico của vợ chồng
Trotsky ghi:
"Vào ngày 7-12-1936, người ta chính thức
loan báo Leon Trotsky và Natalia Sedova (vợ thứ hai của ông), lúc đó bị giam tại
Na Uy, đã được ban quyền tị nạn chính trị. Vài ngày sau, vào ngày 19-12, hai
người lưu vong này lên tầu Norwegian Ship Ruth tới Vịnh Mexico và, sau gần một
tháng trên biển, họ đã tới cảng Tampico tại Tamaulipas, vào ngày 9 tháng
1-1937. Hai người được đón bởi các đại diện của Tổ chức Trotskyist Hoa Kỳ và nữ
danh họa Mexico Frida Kahlo. Tại nhà ga tầu hỏa, chở hai vợ chồng là con tầu của
Tổng thống Mexico "the Hidalgo" (the Presidential train)..."
Đọc tới đây độc giả thấy, khác nhiều với thời hiện
nay, thời bấy giờ đi từ Na Uy (Bắc Âu) tới Mexico chỉ đi tầu biển là phổ biến,
mà phải mất gần một tháng mới tới nơi.
Mặt tiền tòa nhà của Trotsky hiện nay dùng làm viện
bảo tàng về ông ta.
Đây là căn nhà thứ nhì vợ chồng Trotsky cư ngụ tại
Mexico. Căn nhà này được mua bằng tiền trợ giúp của Đảng Công Nhân Xã Hội Hoa Kỳ;
và cũng chính tại căn nhà này Trotsky bị tấn công hai lần. Lần đầu thoát chết
nhưng lần thứ nhì cách đó mấy tháng đã lấy đi sinh mạng ông.
* Ghi chú trong Viện bảo tàng cho biết vợ chồng
Trotsky tới ngụ tại căn nhà của vợ chồng danh họa Mexico, Diego Rivera và Frida
Kahlo, vào ngày 11-1-1937. Đó là căn nhà có tên là Căn nhà Mầu Xanh (Blue
House).
Tấm hình Blue House này lấy trong google.
* Tấm biển ghi lại thời gian Trotsky sống tại Căn
nhà Mầu xanh (Blue House) ghi chú rằng: "Sau khi Trotsky tới
Mexico, cặp vợ chồng danh họa Diego Rivera và Frida Kahlo (cũng là danh họa)
lúc đó sống tại San Angel, đã đặt Căn nhà Mầu Xanh dưới quyền xử dụng vợ chồng
Trotsky.
Vợ chồng danh họa Diego Rivera và Frida Kahlo cũng
tham gia phong trào Đệ Tứ Quốc Tế tại Mexico.
Trotsky và vợ, Natalia, tới Căn Nhà Mầu Xanh vào
ngày 11-1-1937 và sống ở đó trong hơn hai năm, cho tới khi họ dọn tới căn nhà
đường Viena (tức căn nhà nay là bảo tàng viện, ghi chú của Ng. T. Tâm) ngày
5-5-1939, sau khi cắt đứt tình bạn với danh họa Diego Rivera. Trotsky đã từng
nói về danh họa Mexico này như sau: "Chính nhờ ông ta, hơn bất cứ ai khác
mà tôi mang ơn về sự giải thoát chúng tôi khỏi sự giam cầm ở Na Uy." Bà vợ
Natalia hồi tưởng cuộc sống của bà với Trotsky tại Căn Nhà Mầu Xanh như sau:
"Chúng tôi đã sống ở một tinh cầu khác trong căn nhà của ông bà
Rivera."
* Tấm biển ghi chú về căn nhà hiện nay là bảo tàng
viện như sau:
"Vài tháng sau khi chia tay với danh họa
Rivera, Trotsky thuê căn nhà hiện nay là bảo tàng viện, của gia đình Turati, ở
số 19 đường Viena (nay là số 45). Cặp vợ chồng lưu vong dọn tới nhà mới vào
ngày 5-5-1939. Ngay sau đó, trong nửa năm còn lại, Trotsky mua căn nhà này với
tài trợ của Đảng Công Nhân Xã Hội Hoa Kỳ. Trong thởi gian sống ở đây, cho tới
ngày qua đời, nhiều công trình tu bổ phòng thủ (fortification works) đã được thực
hiện. Trong đó có việc đóng cổng chính, xây dựng mấy tháp canh và lắp đặt hệ thống
an ninh phức tạp. Mặc dù đã có những công trình này, Trotsky vẫn là nạn nhân của
hai vụ tấn công tại căn nhà, trong đó vụ tấn công lần thứ hai đã khiến ông thiệt
mạng."
Hai bên trái phải phía trên là hai tháp canh. Tòa
nhà này hình tam giác nên có 3 tháp canh ở 3 góc.
Một tháp canh chụp từ bên ngoài tòa nhà.
Một tháp canh khác chụp từ bên ngoài tòa nhà.
Đây là căn phòng của toán bảo vệ Trotsky.
Đài tưởng niệm vợ chồng Trotsky trong sân căn nhà.
* Một tấm bảng trong Viện Bảo Tàng ghi: "Mặc
tất cả những khổ đau và nghịch cảnh, bà Solkolovskya (vợ đầu của Trotsky), vẫn
kiên định những hoạt động cách mạng và bà đã phải trả giá đắt. Bị lưu đày tại
Siberia vào năm 1935, bà qua đời tại đó và đã mất không chỉ những đứa con, mà cả
mấy đứa cháu. Cháu ngoại Alexandra của bà, con gái của Zinaida, bị gửi vào trại
tập trung ngay khi đủ tuổi. Một sự thần kỳ, cô cháu ngoại này đã tồn tại sau
nhiều năm trong trại, mặc dù sức khỏe yếu kém và qua đời năm 1989. Sieva Volkow
là người duy nhất còn sống. Anh ta sống tại Mexico, sau khi đã thoát một cuộc
mưu sát. Người con trai cả của Trotsky là Leon Sedov người đóng vai trò quan trọng
trong việc chống đối nhóm Quốc tế Cánh tả (the International Left), bị ám sát bởi
nhân viên mật vụ của Stalin tại Paris, trong khi anh ta đang phục hồi sau một
cuộc giải phẫu, vào tháng 2-1938, ngay trước hôm tòa xử Bukharin. Nhưng đòn đau
nhất đối với Trotsky là người con trai út của ông ta là Sergei bị cầm tù.
Sergei không phải người hoạt động chính trị và đã ở lại Liên Xô khi Trotsky lên
đường lưu vong. Anh ta đã từ chối không lên án cha và sau đó bị bắn chết năm
1938. Mặc dù không ai biết sự kiện này vào thời điểm đó.
Trong số những đồng chí cũ của Trotsky, chỉ có
Natalia Sedova, người vợ thứ hai của ông và cũng là người đồng hành (partner) từ
đầu thập niên 1900s và là mẹ của Leo và Sergei Sedov, còn sống sót cho tới
1962."
Bắt con, cháu của "kẻ thù" sau khi họ đã đầu
hàng, phải lên án cha mẹ ông bà mình mà nếu không thì bị trừng phạt khủng khiếp
cũng là trò tiểu nhân tàn nhẫn bọn Cộng Sản Bắc Việt áp dụng đối với các quân
cán chính miền Nam bị bắt trong các trại tù gọi là "trại cải tạo".
Tấm bảng chỉ Phòng ngủ của Trotsky ghi chú:
"Chiếc giường ngủ hiện nay đã thay thế cho chiếc
giường ngủ cũ của vợ chồng Trotsky. Chiếc giường cũ đã bị hơn 50 phát đạn vào
sáng sớm ngày 24-5-1940. Họa sĩ tranh tường (Muralist) David Alfaro Siqueiros cầm
đầu một nhóm 20 người mưu sát Trotsky. Theo tin tức do cảnh sát cung cấp sau đó
thì những kẻ tấn công đã xâm nhập vào nhà với sự đồng lõa của Robert Sheldon
Harte, trưởng toán bảo vệ Trotsky, kẻ đã mở cửa cho những kẻ tấn công. Những kẻ
tấn công đã dùng vũ khí nặng (powerful weapons), và hàng trăm phát đạn đã ghim
vào các bức tường của căn nhà. Siqueiros đã bắn từ cửa hướng ra vườn nơi hiện
nay là một cửa sổ; họa sĩ Tây ban nha Antonio Pujol đã bắn từ cửa vào phòng làm
việc và họa sĩ Mễ tây cơ Luil Arenal bắn từ một cửa khác. Họ bắn khoảng 200
viên đạn ghim vào chiếc giường ngủ của vợ chồng Trotsky và vào mấy bức tường
(Hiện nay vẫn còn trông thấy một số lỗ đạn ở bức tường phía bắc và ở phía trên
đầu giường). Cuộc mưu sát do nhóm Stalinist thực hiện rõ ràng nhằm ám sát
Trotsky và đốt hết hồ sơ của ông ta, đó là lý do tại sao bom lân tinh
(incendiary bombs) cũng được ném vào trong tòa nhà.
Theo Trotsky, Natalia và ông ta có thể thoát nạn là
nhờ họ mau chóng quyết định lẩn trốn dưới chỗ duy nhất ngoài tầm nhìn của những
kẻ tấn công là góc phòng bên dưới chiếc giường.
Chính vì vậy tổng thống Lazaro Cardenas đã ra lệnh lắp
những cửa sắt vào tòa nhà và ở bên ngoài hệ thống báo động được tăng cường."
Mấy lỗ đạn trên tường trong phòng ngủ của vợ chồng
Trotsky trong vụ mưu sát lần thứ nhất ngày 24-5-1940
Phòng nghiên cứu.
* Một tấm bảng hướng dẫn ghi: "Đây là
căn phòng nơi Trotsky làm việc kịch liệt ít nhất 10 tiếng mỗi ngày. Đây cũng là
nơi diễn ra trận đấu cuối cùng của nhà cách mạng Liên Xô chống kẻ ám sát ông:
Ramon Mercader del Rio, kẻ vào ngày 20-8-1940 đã dùng một cái búa leo núi tuyết
(ice axe) đánh Trotsky một đòn chí mạng vào đầu.
Cái bàn có đầy sách của Trotsky,... Cạnh cái bàn là
cái máy ghi âm (the Edison Dictating Machine dictaphone) Trotsky dùng để thu âm
các tác phẩm của ông vào các ống bằng sáp (wax) giống như các ống trên bàn. Ở
bên trái của bàn làm việc là kệ sách có các cuốn tự điển và các sách tham khảo.
Trên bức tường phía bắc là 1 kệ sách lớn, chứa bộ sưu tập sách chính của thư viện
của Trotsky như: Nhiều tác phẩm của ông, một số tác phẩm của Lenin, các luận
văn (essays) của Marx và Engels và bộ tự điển bách khoa toàn thư gồm 86 cuốn của
Liên Sô (Brochkhaus and Efron Russian Encyclopaedia), ngoài ra còn có nhiều tác
phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau..."
Các ống sáp (wax) để thu âm bằng chiếc máy thu âm ở
hình bên cạnh
(Đây là hình lấy từ google images để độc giả hiểu rõ
hơn về chiếc máy ở trong phòng làm việc của Trotsky.
Đọc tấm bảng ghi chú này tôi thấy thích thú khi biết
tới kỹ thuật thu âm thời thập niên 1930s là máy Edison Dictating Machine
dictaphone với những ống thu thanh hình trụ bằng sáp chứ không phải bằng đĩa
hay băng từ hay con chip như bây giờ. Ngoài ra tôi cũng thấy người nghiên cứu
viết lách thời đó thật vất vả. Không có thư viện công, không có google nên đi
đâu Trotsky cũng phải mang theo bộ tự điển bách khoa toàn thư gồm 86 cuốn của
Liên Sô (Brochkhaus and Efron Russian Encyclopaedia). Hiện nay theo tôi biết
không ai giữ bộ Tự điển Bách khoa toàn thư nữa. Ngay tại trường trung học nơi
tôi làm việc (ở Hoa Kỳ) người ta cũng vất bỏ bộ sách quá sức cồng kềnh này từ
cách nay mấy năm rồi.
Nhà bếp
*Tấm bảng chỉ Nhà Bếp ghi: "Nhà bếp cho
thấy cuộc sống của Trotsky tại Mexico đạm bạc, khiêm tốn biết chừng nào... Trước
kia có một cửa sổ trên bức tường phía đông, nhưng đã được xây gạch bịt kín sau
vụ tấn công lần thứ nhất vì nó mở ra đường Morelos. Cạnh cửa ra vào là một thừng
đựng đá (ice box). Trước khi tủ lạnh được phát minh người ta dùng thùng đựng đá
để giữ lạnh thực phẩm." Chi tiết thùng đụng đá để giữ lạnh thực
phẩm cũng khiến tôi thấy lạ lùng vì mình đã quen với tủ lạnh thời bây giờ.
*Tấm bảng chỉ Văn Phòng (The Office) ghi rằng: Đây
là nơi các thư ký của Trotsky làm việc. Các cuốn sách là một phần của thư viện
của Trotsky và Natalia. Natalia cũng thường làm việc trong căn phòng này. Bàn
làm việc của bà là một trong mấy cái bàn cạnh kệ sách.
Hai cửa sổ, mở ra đường Morelos đã bị xây gạch chặn
một nửa. Và ở cuối phòng, cái ban-công mở ra đường Viena đã bị xây gạch bịt kín
hoàn toàn. Trong những tháng cuối đời của Trotsky, những nhân viên Otto
Schussler, Jackie Cooper, Harold Robins, Charles Cornell và Fanny Ivanovich đã
làm việc ở đây. Joseph Hansen, một cộng tác viên kỳ cựu (old colaborator) của
Trotsky tham gia ban tham mưu của Trotsky vào tháng 5-1940.
Các cái bàn luôn luôn phủ đầy giấy tờ, báo chí và tạp
chí. Trotsky thu âm một số tác phẩm của ông vào máy thu âm Ediphone Machine
(thu vào các ống sáp hình trụ). Cái máy thu âm ở trên cái bàn phía sau và
Fanny, thư ký của Trotsky, sẽ chuyển các lời thu âm thành văn bản bằng máy đánh
chữ hiệu Underwood. Mỗi ngày, sau bữa cơm chiều, vào lúc 9 giờ tối, Trotsky sẽ
tập họp cùng các cộng sự viên để xem xét lại các hoạt động trong
ngày."
Khi đọc cái tấm bảng này, tôi tự hỏi không biết mỗi
năm Trotsky được tài trợ bởi tổ chức hay cá nhân nào, và bao nhiêu, để có thể
duy trì cuộc sống làm việc toàn thời gian với số cộng sự viên đông đảo như vậy,
chưa kể toán bảo vệ cũng không ít, cùng sống trong tòa nhà trong một căn phòng
riêng. Ngoài ra tôi cũng không hiểu trong cuộc sống lưu vong thì nhóm của
Trotsky có những việc gì cần làm mà nhiều như thế mỗi ngày. Hiện nay số người
Việt lưu vong chống Cộng trên khắp thế giới có lẽ cũng gần 4 triệu, nhưng không
ai, không tổ chức nào tổ chức được một cuộc sống có sinh hoạt và tài trợ qui củ
như nhóm Đệ Tứ của Trotsky.
Trên đây là phòng ngủ của cháu ngoại của Trotsky,
tên Sieva.
* Tấm bảng chỉ phòng ngủ của cháu ngoại của Trotsky
ghi: "Vsevolod Volkov (Sieva) là cháu ngoại của Trotsky và là con
trai của Zina Bronstein và Platon Volkov, một người Cộng Sản (Bolshevik) bị chết
trong trại trừng giới ở Siberia. Cháu ngoại Sieva tới Mexico sống với Trotsky ở
đây vào tháng 8-1939. Sieva đang ngủ trong buồng này vào sáng sớm ngày xảy ra vụ
tấn công lần thứ nhất. Theo lời khai của Sieva, đêm đó cậu ta bị đánh thức bởi
tiếng súng nổ trong vườn. Khi cậu ta biết là có nguy hiểm, cậu ta la lớn trong
khi trốn dưới gầm giường. Cậu ta bị thương nhẹ vì một viên đạn bắn vào chân. Cậu
ta là người duy nhất bị thương trong vụ tấn công này."
Buồng tắm và thay quần áo
* Trong buồng tắm và phòng thay quần áo là tấm bảng
ghi: "Phòng tắm và thay quần áo thì dài và hẹp, có mái bằng tôn
(tin roof) và hai cửa vào: một cửa vào từ phòng cháu ngoại, và cửa thứ hai, được
bọc thép, mở vào phòng ngủ của Trotsky và vợ. Phòng tắm và thay quần áo có bàn
ghế và mấy vật dụng được Trotsky dùng. Trong các thứ đó có một bồn tắm cũ, một
bình nấu nước sôi bằng củi (a firewood boiler), vài bộ quần áo của Trotsky, vài
đôi giầy của Natalia (vợ của Trotsky), một va li, một chai bằng sắt (metal
bottle) đựng kem đánh răng hiệu Colgate, cùng với mấy chai thủy tinh và giấy vệ
sinh."
Đọc tấm bảng ghi chú này chắc bạn đọc cũng như tôi
ngạc nhiên khi thấy cái bình nấu nước sôi bằng củi treo tòong teng ở góc phòng
và kem đánh răng đã có hiệu Colgate nhưng không phải chứa trong tube như bây giờ
mà được chứa trong một chai bằng sắt (metal bottle).
Việc vi phạm luật pháp của các quốc gia khác để truy
sát và bắt cóc những thành phần bị cho là kẻ thù của chế độ cho tới hiện nay vẫn
là thủ đoạn được bọn Cộng Sản Việt Nam, Bắc Hàn, và chế độ của Putin thực hiện.
No comments:
Post a Comment