18/02/2017
Thế
giới Donald Trump có nhiều điều khó hiểu…
Tối Thứ Hai 13, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đột ngột từ nhiệm sau có 24 ngày nhậm chức. Biến cố này đặt ra nhiều câu hỏi về bản thân đương sự và về chánh sách an ninh của tân Tổng thống Hoa Kỳ.
Là Trung tướng hồi hưu dày công trạng trên các chiến trường Afghanistan và Iraq, Michael Flynn am hiểu lãnh vực tình báo, từng cầm đầu Cục Quân Báo (Defense Intelligence Agency) từ 2012 tới 2014, và sớm ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 dù ông ghi danh thuộc đảng Dân Chủ. Ông rời Cục Quân Báo DIA một năm sớm hơn kỳ hạn vì có thể bị Tổng thống Barack Obama cách chức do không đồng ý với lãnh đạo về đường lối đối phó với phong trào Hồi giáo cực đoan trong một cuộc chiến có kích thước toàn cầu. Khi chính thức vận động tranh cử cho ông Trump ngay từ Tháng Hai 2016, Tướng Flynn có thể hy vọng đóng góp tư tưởng và chiến lược cho cuộc chiến này.
Trong cuốn “Chiến Địa”, The Field of Fight, viết chung với sử gia và chiến lược gia Michael Ledeen được xuất bản vào Tháng Bảy năm 2016, Tướng Flynn vạch ra chiến lược đó với nhiều công kích dành cho bộ máy tình báo và chánh sách an ninh của Tổng thống Obama.
Liên quan tới các yếu tố dẫn đến việc ông phải từ chức sau 24 ngày, chúng ta thấy vai trò của Liên bang Nga.
Dưới con mắt của chuyên gia an ninh và tình báo này, các chính quyền hung đồ như Nga hay Bắc Hàn Cộng sản đều thực tế cấu kết với các chế độ Hồi giáo thuộc cả hai hệ phái Shia và Sunni, từ Iran tới Syria, Yemen, và với các lực lượng khủng bố Hồi giáo như Al-Qeada, Taliban, ISIS, Hezbollah, Hamas, v.v…. Ông kịch liệt đả kich Chính quyền Vladimir Putin của Nga là độc tài và hỗ trợ các chế độ Hồi giáo tại Iran và Syria nhưng nêu ra nhu cầu phá vỡ mạng lưới cấu kết đó. Việc ly gián Nga và Iran là một chiến lược, việc hợp tác với Putin để tiêu diệt lực lượng ISIL là một chiến lược khác. Trong khi ấy, ông cũng bị nghi ngờ là có quan hệ gắn bó với ban tham mưu của Putin sau khi rời quân ngũ.
Trở lại vụ Tướng Flynn từ chức, chúng ta có khá nhiều câu hỏi.
Lý do ông đưa ra trong lá thư từ nhiệm là ông đã có nhiều cuộc điện đàm với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ và không tường trình đầy đủ về các cuộc điện đàm ấy cho Phó Tổng thống Mike Pence khiến ông Pence trả lời sai với báo chí. Hôm Thứ Năm 16, khi tiếp xúc với báo chí, Tổng thống Donald Trump giải thích thêm về vụ Flynn: “Mike Flynn là người tử tế, và tôi đã yêu cầu ông từ chức. Ông kính cẩn chấp hành. Ông là người đã cung cấp nhiều thông tin cho Phó Tổng thống Pence và tôi không hài lòng về cách thông tin đó. Ông không cần như vậy vì chẳng làm điều gì sai.”
Cả hai lý do được đưa ra đều không thỏa mãn sự tò mò của chúng ta.
Là người am hiểu về tình báo, ông Flynn chắc chắn phải biết là các cuộc điện đàm với giới chức ngoại giao của nước ngoài đều được bộ máy an ninh Hoa Kỳ ghi âm nên chẳng thể nào hớ hênh nói ra những điều có thể giúp Chính quyền Putin bắt bí mình. Được Tổng thống mời làm Cố vấn An ninh Quốc gia, Tướng Flynn cũng phải là người có quan hệ với nhiều giới chức ngoại quốc, bạn như thù. Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống mà chưa nhậm chức, Tướng Flynn phải tiếp xúc để thăm dò ý kiến của nhiều chính quyền để chuẩn bị chiến lược và chánh sách an ninh trình lên thượng cấp. Ông làm đúng việc đó, không chỉ với Chính quyền Nga.
Việc Tướng Flynn có nhiều cuộc điện đàm hôm 29 Tháng 12 với Đại sứ Nga Sergey Kislyak còn cho thấy cả hai phải nhiều lần thỉnh ý thượng cấp của mình, tại Moscow hay Washington, nhưng chưa hẳn là đôi bên đang thương thuyết. Đạo luật Logan Act ban hành năm 1799 có quy định là người ở ngoài chính quyền không được thay mặt quốc gia thương thuyết về ngoại giao với một chính phủ ngoại quốc. Cho tới nay, chưa một ai bị truy tố vì đạo luật này và như Tổng thống Trump xác nhận, việc Tướng Flynn nói chuyện với ngoại quốc không là điều sai. Như ông Trump nhấn mạnh, điều sai là nội dung các cuộc điện đàm ấy lại bị tiết lộ ra ngoài, với danh tánh của một viên chức Hoa Kỳ, là điều bị luật lệ cấm đoán.
Rõ ràng là có điều gì đó không rõ ràng!
Thời gian chuyển tiếp giữa ngày đắc cử và ngày nhậm chức – từ mùng chín Tháng 11 tới 20 Tháng Giêng của năm sau - Hoa Kỳ vẫn có một Tổng thống duy nhất là Barack Obama. Donald Trump chỉ là Tổng thống Tân cử thôi. Bản thân ông và ban tham mưu không có quyền thương thuyết hay đàm phán, nhất là về quyết định trừng phạt nước Nga do Tổng thống Obama ban hành đúng ngày 29 Tháng 12 vì việc Nga có thể can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng giữa việc đàm phán với việc thăm dò ý kiến đối phương hay đồng minh, người ta có một khoảng cách và chính quyền tân nhậm sau này không thể đợi tới ngày nhậm chức mới bắt đầu làm việc.
Xin hãy nhớ lại chuyện xưa, trong cuộc tranh cử năm 2012, Tổng thống Obama nhờ Thủ tướng Dmitry Medvedev nhắn lại Vladimir là nên kiên nhẫn chờ đợi vì ông sẽ có chánh sách linh động hơn với Liên bang Nga sau khi tái đắc cử. Lời nói thầm bị thu vào máy vi âm nên gây lúng túng cho Tổng thống Mỹ. Đấy là sự hớ hênh và gây vấn đề chính trị cho Tổng thống Mỹ, nhưng cũng cho thấy rằng mọi chính quyền đều có tính toán trước, với cả bạn lẫn thù, chứ không đợi ngày nhậm chức.
Trước đó, trong cuộc tranh cử năm 1980, ứng cử viên Ronald Reagan cũng cho người tiếp xúc với Chính quyền Iran về số phận của các con tin Mỹ bị Tehran bắt giữ từ cả năm trước. Người ta khó biết là đôi bên đã nói những gì, có thương thuyết hay chăng, nhưng ai cũng có thể đồng ý rằng đại diện của Reagan không là đại diện của Hoa Kỳ, của Chính quyền Jimmy Carter, và không thể cam kết được bất cứ điều gì.
Trước đó nữa, năm 1971, khi Chính quyền Richard Nixon chuẩn bị việc đối thoại với Trung Cộng trong viễn ảnh tái tranh cử 1972, chính Mao Trạch Đông bắn tiếng rằng Tổng thống Mỹ đã tiếp xúc với các chế độ Cộng sản Đông Âu thì tại sao không thăm viếng Bắc Kinh trong khi Nghị sĩ Dân Chủ Edward Kennedy đã sẵn sàng qua đó! Giữa cơn dầu sôi lửa bỏng của cuộc “Đại Văn Cách” và áp lực của Liên Xô, Mao Trạch Đông cũng biết tác động vào chính trường Hoa Kỳ.
Nghĩa là chế độ nào cũng muốn có tiếng nói hay ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử tại Mỹ và ngược lại, lãnh đạo Mỹ cũng phải dàn trận cho một nhiệm kỳ mới. Việc Tướng Flynn có thể thăm dò và tiếp xúc với chừng 30 quốc gia nằm trong chiều hướng tự nhiên ấy.
Nhưng việc ông bị Tổng thống Trump yêu cầu đệ đơn từ chức mới là điều khó hiểu. Khi ấy, ta trở về phong cách làm việc của Donald Trump.
Không hề có kinh nghiệm chính trị hay quân sự, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống khi hứa hẹn những thay đổi vài chục năm mới thấy một lần trên hầu hết mọi lãnh vực của Hoa Kỳ, với ảnh hưởng tỏa rộng ra toàn cầu. Khác với nhiều chính khách chuyên nghiệp là chọn người cùng chí hướng vào Nội các và Ban Tham mưu, Tổng thống Trump cố tình tìm những người làm được việc, đã có thành tích hiển nhiên trên doanh trường hay chiến trường, chỉ cần vài chính trị gia có kinh nghiệm đấu tranh nghị trường và rất kỵ các học giả hay giới khoa bảng. Ngoài ra, ông cũng gặp sự chống đối mãnh liệt của đảng Dân Chủ trong Quốc hội nên chậm hoàn tất Nội các hơn các vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, đặc tính của Tổng thống Trump không chỉ có vậy.
Trước nhu cầu đổi thay lớn lao đa diện, ông chọn những người có quan điểm khác biệt về từng hồ sơ lớn như kinh tế, xã hội, thương mại, ngoại giao hay an ninh.
Donald Trump không tìm người cùng chí hướng mà tìm sự dị biệt quan điểm. Bảo hộ mậu dịch hay đàm phán thương mại song phương? Coi Trung Quốc hay Liên bang Nga là đối tượng cần ưu tiên ứng phó sau khi có chiến lược chống khủng bố Hồi giáo? Ủng hộ hay bác bỏ việc khai thác nghi can khủng bố bằng kỹ thuật dọa trấn nước (water boarding)? Cụ thể thì Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis coi Liên bang Nga là mối nguy số một nhưng Tổng trưởng Ngoại giao Rex Tillerson lại quan tâm đến Trung Cộng và nạn nhiệt hóa địa cầu….
Là người quyết định sau cùng về chiến lược và chánh sách, Donald Trump cứ rong chơi trong cõi “trăm hoa đua nở” đó và khi cần thì sẽ ngắt đóa hoa sau cùng.
Trong khi ấy, ông không thể không biết là phải dàn trận với Lập pháp, Tư pháp, Ngân hàng Trung ương, hệ thống báo chí thuộc dòng chính tới 80% có xu hướng thiên tả và nhất là bộ máy hành chánh công quyền với nhiều công chức cao cấp không yên tâm và sẵn sàng phá hoại chiến lược của ông. Hay ít nhất là tiết lộ bí mật cho báo chí khai thác.
Tướng Michael Flynn chết kẹt trong thế giới kỳ ảo đó của Donald Trump.
Không chỉ bị hệ thống an ninh tình báo nghi ngờ vì phê phán phong cách làm việc của họ, ông còn gặp sự chống đối của nhiều nhân vật trong Nội các Donald Trump, từ Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis tới Đại sứ Nikki Haley tại Liên Hiệp Quốc hay chính Ngoại trưởng Rex Tillerson. Việc Michael Flynn đả kích Putin mà lại chủ trương hợp tác với Liên bang Nga để hóa giải vai trò của Iran và tập trung vào mục tiêu giải trừ mối nguy khủng bố Hồi giáo không là mâu thuẫn duy nhất của Nội các Trump. Ông Flynn chết cứng trong những mâu thuẫn đó và bị hy sinh trong khi chẳng ai nhìn thấy bàn tay của Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis hay nhiều người khác.
Những tiết lộ có chọn lọc của bộ máy công quyền và truyền thông báo chí làm nốt phần vụ còn lại, là gây nhiễu âm và đánh hỏa mù.
Nhưng nạn nhân của màn bi hài kịch này không chỉ có Tướng Michael Flynn!
Nếu Liên bang Nga và bộ máy tình báo của Putin có đầu tư, hay ít nhất nhìn vào Donald Trump như một cơ hội vận dụng, thì họ đã thất bại và lỗ vốn. Chính là việc Tướng Flynn bị cách chức mới làm giải pháp hòa giải Mỹ-Nga để tập trung vào mối nguy khủng bố Hồi giáo bị gạt qua một bên và Liên bang Nga trở thành đối tượng đáng quan tâm! Việc tầu thám báo Nga xuất hiện gần Hoa Kỳ hay Nga vi phạm Hiệp ước Tài giảm võ khí chiến lược khi đưa hỏa tiễn thiềm du (cruise missiles) vào trận địa chỉ là một cách vớt vát.
Liên bang Nga của Putin tới hồi kiệt quệ với các bài toán sinh tử về ngân sách khi giá dầu thô vẫn quá thấp và hồ sơ Ukraine hay Crimea là cái gân gà khó nuốt. Hy vọng cứu nguy cho Putin chính là lập trường hòa giải của Chính quyền Donald Trump. Nhưng mâu thuẫn và tranh chấp trong Nội các và Ban tham mưu Donald Trump khiến hy vọng ấy đã thành xôi hỏng bỏng không!
Năm 1831, một chuyên gia đầu tiên về nền dân chủ Hoa Kỳ là nhà xã hội học Pháp Alexis de Tocqueville đã viết rằng nhược điểm của chế độ dân chủ chính là ngoại giao. Chế độ dân chủ khó nhanh chóng lấy các quyết định đối ngoại trong khi nhiều bí mật ngoại giao lại sớm bị tiết lộ ra ngoài. Ngày nay, 186 năm sau, chúng ta đang chứng kiến nỗi khó này!
Cố vấn An ninh Michael Flynn không là nạn nhân duy nhất.
Tối Thứ Hai 13, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đột ngột từ nhiệm sau có 24 ngày nhậm chức. Biến cố này đặt ra nhiều câu hỏi về bản thân đương sự và về chánh sách an ninh của tân Tổng thống Hoa Kỳ.
Là Trung tướng hồi hưu dày công trạng trên các chiến trường Afghanistan và Iraq, Michael Flynn am hiểu lãnh vực tình báo, từng cầm đầu Cục Quân Báo (Defense Intelligence Agency) từ 2012 tới 2014, và sớm ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 dù ông ghi danh thuộc đảng Dân Chủ. Ông rời Cục Quân Báo DIA một năm sớm hơn kỳ hạn vì có thể bị Tổng thống Barack Obama cách chức do không đồng ý với lãnh đạo về đường lối đối phó với phong trào Hồi giáo cực đoan trong một cuộc chiến có kích thước toàn cầu. Khi chính thức vận động tranh cử cho ông Trump ngay từ Tháng Hai 2016, Tướng Flynn có thể hy vọng đóng góp tư tưởng và chiến lược cho cuộc chiến này.
Trong cuốn “Chiến Địa”, The Field of Fight, viết chung với sử gia và chiến lược gia Michael Ledeen được xuất bản vào Tháng Bảy năm 2016, Tướng Flynn vạch ra chiến lược đó với nhiều công kích dành cho bộ máy tình báo và chánh sách an ninh của Tổng thống Obama.
Liên quan tới các yếu tố dẫn đến việc ông phải từ chức sau 24 ngày, chúng ta thấy vai trò của Liên bang Nga.
Dưới con mắt của chuyên gia an ninh và tình báo này, các chính quyền hung đồ như Nga hay Bắc Hàn Cộng sản đều thực tế cấu kết với các chế độ Hồi giáo thuộc cả hai hệ phái Shia và Sunni, từ Iran tới Syria, Yemen, và với các lực lượng khủng bố Hồi giáo như Al-Qeada, Taliban, ISIS, Hezbollah, Hamas, v.v…. Ông kịch liệt đả kich Chính quyền Vladimir Putin của Nga là độc tài và hỗ trợ các chế độ Hồi giáo tại Iran và Syria nhưng nêu ra nhu cầu phá vỡ mạng lưới cấu kết đó. Việc ly gián Nga và Iran là một chiến lược, việc hợp tác với Putin để tiêu diệt lực lượng ISIL là một chiến lược khác. Trong khi ấy, ông cũng bị nghi ngờ là có quan hệ gắn bó với ban tham mưu của Putin sau khi rời quân ngũ.
Trở lại vụ Tướng Flynn từ chức, chúng ta có khá nhiều câu hỏi.
Lý do ông đưa ra trong lá thư từ nhiệm là ông đã có nhiều cuộc điện đàm với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ và không tường trình đầy đủ về các cuộc điện đàm ấy cho Phó Tổng thống Mike Pence khiến ông Pence trả lời sai với báo chí. Hôm Thứ Năm 16, khi tiếp xúc với báo chí, Tổng thống Donald Trump giải thích thêm về vụ Flynn: “Mike Flynn là người tử tế, và tôi đã yêu cầu ông từ chức. Ông kính cẩn chấp hành. Ông là người đã cung cấp nhiều thông tin cho Phó Tổng thống Pence và tôi không hài lòng về cách thông tin đó. Ông không cần như vậy vì chẳng làm điều gì sai.”
Cả hai lý do được đưa ra đều không thỏa mãn sự tò mò của chúng ta.
Là người am hiểu về tình báo, ông Flynn chắc chắn phải biết là các cuộc điện đàm với giới chức ngoại giao của nước ngoài đều được bộ máy an ninh Hoa Kỳ ghi âm nên chẳng thể nào hớ hênh nói ra những điều có thể giúp Chính quyền Putin bắt bí mình. Được Tổng thống mời làm Cố vấn An ninh Quốc gia, Tướng Flynn cũng phải là người có quan hệ với nhiều giới chức ngoại quốc, bạn như thù. Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống mà chưa nhậm chức, Tướng Flynn phải tiếp xúc để thăm dò ý kiến của nhiều chính quyền để chuẩn bị chiến lược và chánh sách an ninh trình lên thượng cấp. Ông làm đúng việc đó, không chỉ với Chính quyền Nga.
Việc Tướng Flynn có nhiều cuộc điện đàm hôm 29 Tháng 12 với Đại sứ Nga Sergey Kislyak còn cho thấy cả hai phải nhiều lần thỉnh ý thượng cấp của mình, tại Moscow hay Washington, nhưng chưa hẳn là đôi bên đang thương thuyết. Đạo luật Logan Act ban hành năm 1799 có quy định là người ở ngoài chính quyền không được thay mặt quốc gia thương thuyết về ngoại giao với một chính phủ ngoại quốc. Cho tới nay, chưa một ai bị truy tố vì đạo luật này và như Tổng thống Trump xác nhận, việc Tướng Flynn nói chuyện với ngoại quốc không là điều sai. Như ông Trump nhấn mạnh, điều sai là nội dung các cuộc điện đàm ấy lại bị tiết lộ ra ngoài, với danh tánh của một viên chức Hoa Kỳ, là điều bị luật lệ cấm đoán.
Rõ ràng là có điều gì đó không rõ ràng!
Thời gian chuyển tiếp giữa ngày đắc cử và ngày nhậm chức – từ mùng chín Tháng 11 tới 20 Tháng Giêng của năm sau - Hoa Kỳ vẫn có một Tổng thống duy nhất là Barack Obama. Donald Trump chỉ là Tổng thống Tân cử thôi. Bản thân ông và ban tham mưu không có quyền thương thuyết hay đàm phán, nhất là về quyết định trừng phạt nước Nga do Tổng thống Obama ban hành đúng ngày 29 Tháng 12 vì việc Nga có thể can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng giữa việc đàm phán với việc thăm dò ý kiến đối phương hay đồng minh, người ta có một khoảng cách và chính quyền tân nhậm sau này không thể đợi tới ngày nhậm chức mới bắt đầu làm việc.
Xin hãy nhớ lại chuyện xưa, trong cuộc tranh cử năm 2012, Tổng thống Obama nhờ Thủ tướng Dmitry Medvedev nhắn lại Vladimir là nên kiên nhẫn chờ đợi vì ông sẽ có chánh sách linh động hơn với Liên bang Nga sau khi tái đắc cử. Lời nói thầm bị thu vào máy vi âm nên gây lúng túng cho Tổng thống Mỹ. Đấy là sự hớ hênh và gây vấn đề chính trị cho Tổng thống Mỹ, nhưng cũng cho thấy rằng mọi chính quyền đều có tính toán trước, với cả bạn lẫn thù, chứ không đợi ngày nhậm chức.
Trước đó, trong cuộc tranh cử năm 1980, ứng cử viên Ronald Reagan cũng cho người tiếp xúc với Chính quyền Iran về số phận của các con tin Mỹ bị Tehran bắt giữ từ cả năm trước. Người ta khó biết là đôi bên đã nói những gì, có thương thuyết hay chăng, nhưng ai cũng có thể đồng ý rằng đại diện của Reagan không là đại diện của Hoa Kỳ, của Chính quyền Jimmy Carter, và không thể cam kết được bất cứ điều gì.
Trước đó nữa, năm 1971, khi Chính quyền Richard Nixon chuẩn bị việc đối thoại với Trung Cộng trong viễn ảnh tái tranh cử 1972, chính Mao Trạch Đông bắn tiếng rằng Tổng thống Mỹ đã tiếp xúc với các chế độ Cộng sản Đông Âu thì tại sao không thăm viếng Bắc Kinh trong khi Nghị sĩ Dân Chủ Edward Kennedy đã sẵn sàng qua đó! Giữa cơn dầu sôi lửa bỏng của cuộc “Đại Văn Cách” và áp lực của Liên Xô, Mao Trạch Đông cũng biết tác động vào chính trường Hoa Kỳ.
Nghĩa là chế độ nào cũng muốn có tiếng nói hay ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử tại Mỹ và ngược lại, lãnh đạo Mỹ cũng phải dàn trận cho một nhiệm kỳ mới. Việc Tướng Flynn có thể thăm dò và tiếp xúc với chừng 30 quốc gia nằm trong chiều hướng tự nhiên ấy.
Nhưng việc ông bị Tổng thống Trump yêu cầu đệ đơn từ chức mới là điều khó hiểu. Khi ấy, ta trở về phong cách làm việc của Donald Trump.
Không hề có kinh nghiệm chính trị hay quân sự, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống khi hứa hẹn những thay đổi vài chục năm mới thấy một lần trên hầu hết mọi lãnh vực của Hoa Kỳ, với ảnh hưởng tỏa rộng ra toàn cầu. Khác với nhiều chính khách chuyên nghiệp là chọn người cùng chí hướng vào Nội các và Ban Tham mưu, Tổng thống Trump cố tình tìm những người làm được việc, đã có thành tích hiển nhiên trên doanh trường hay chiến trường, chỉ cần vài chính trị gia có kinh nghiệm đấu tranh nghị trường và rất kỵ các học giả hay giới khoa bảng. Ngoài ra, ông cũng gặp sự chống đối mãnh liệt của đảng Dân Chủ trong Quốc hội nên chậm hoàn tất Nội các hơn các vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, đặc tính của Tổng thống Trump không chỉ có vậy.
Trước nhu cầu đổi thay lớn lao đa diện, ông chọn những người có quan điểm khác biệt về từng hồ sơ lớn như kinh tế, xã hội, thương mại, ngoại giao hay an ninh.
Donald Trump không tìm người cùng chí hướng mà tìm sự dị biệt quan điểm. Bảo hộ mậu dịch hay đàm phán thương mại song phương? Coi Trung Quốc hay Liên bang Nga là đối tượng cần ưu tiên ứng phó sau khi có chiến lược chống khủng bố Hồi giáo? Ủng hộ hay bác bỏ việc khai thác nghi can khủng bố bằng kỹ thuật dọa trấn nước (water boarding)? Cụ thể thì Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis coi Liên bang Nga là mối nguy số một nhưng Tổng trưởng Ngoại giao Rex Tillerson lại quan tâm đến Trung Cộng và nạn nhiệt hóa địa cầu….
Là người quyết định sau cùng về chiến lược và chánh sách, Donald Trump cứ rong chơi trong cõi “trăm hoa đua nở” đó và khi cần thì sẽ ngắt đóa hoa sau cùng.
Trong khi ấy, ông không thể không biết là phải dàn trận với Lập pháp, Tư pháp, Ngân hàng Trung ương, hệ thống báo chí thuộc dòng chính tới 80% có xu hướng thiên tả và nhất là bộ máy hành chánh công quyền với nhiều công chức cao cấp không yên tâm và sẵn sàng phá hoại chiến lược của ông. Hay ít nhất là tiết lộ bí mật cho báo chí khai thác.
Tướng Michael Flynn chết kẹt trong thế giới kỳ ảo đó của Donald Trump.
Không chỉ bị hệ thống an ninh tình báo nghi ngờ vì phê phán phong cách làm việc của họ, ông còn gặp sự chống đối của nhiều nhân vật trong Nội các Donald Trump, từ Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis tới Đại sứ Nikki Haley tại Liên Hiệp Quốc hay chính Ngoại trưởng Rex Tillerson. Việc Michael Flynn đả kích Putin mà lại chủ trương hợp tác với Liên bang Nga để hóa giải vai trò của Iran và tập trung vào mục tiêu giải trừ mối nguy khủng bố Hồi giáo không là mâu thuẫn duy nhất của Nội các Trump. Ông Flynn chết cứng trong những mâu thuẫn đó và bị hy sinh trong khi chẳng ai nhìn thấy bàn tay của Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis hay nhiều người khác.
Những tiết lộ có chọn lọc của bộ máy công quyền và truyền thông báo chí làm nốt phần vụ còn lại, là gây nhiễu âm và đánh hỏa mù.
Nhưng nạn nhân của màn bi hài kịch này không chỉ có Tướng Michael Flynn!
Nếu Liên bang Nga và bộ máy tình báo của Putin có đầu tư, hay ít nhất nhìn vào Donald Trump như một cơ hội vận dụng, thì họ đã thất bại và lỗ vốn. Chính là việc Tướng Flynn bị cách chức mới làm giải pháp hòa giải Mỹ-Nga để tập trung vào mối nguy khủng bố Hồi giáo bị gạt qua một bên và Liên bang Nga trở thành đối tượng đáng quan tâm! Việc tầu thám báo Nga xuất hiện gần Hoa Kỳ hay Nga vi phạm Hiệp ước Tài giảm võ khí chiến lược khi đưa hỏa tiễn thiềm du (cruise missiles) vào trận địa chỉ là một cách vớt vát.
Liên bang Nga của Putin tới hồi kiệt quệ với các bài toán sinh tử về ngân sách khi giá dầu thô vẫn quá thấp và hồ sơ Ukraine hay Crimea là cái gân gà khó nuốt. Hy vọng cứu nguy cho Putin chính là lập trường hòa giải của Chính quyền Donald Trump. Nhưng mâu thuẫn và tranh chấp trong Nội các và Ban tham mưu Donald Trump khiến hy vọng ấy đã thành xôi hỏng bỏng không!
Năm 1831, một chuyên gia đầu tiên về nền dân chủ Hoa Kỳ là nhà xã hội học Pháp Alexis de Tocqueville đã viết rằng nhược điểm của chế độ dân chủ chính là ngoại giao. Chế độ dân chủ khó nhanh chóng lấy các quyết định đối ngoại trong khi nhiều bí mật ngoại giao lại sớm bị tiết lộ ra ngoài. Ngày nay, 186 năm sau, chúng ta đang chứng kiến nỗi khó này!
Cố vấn An ninh Michael Flynn không là nạn nhân duy nhất.
No comments:
Post a Comment