Mặc Lâm, biên tập
viên RFA
2017-01-19
2017-01-19
Dư
luận mấy ngày vừa qua bàn cãi, tranh luận lẫn cười cợt một cách ầm ĩ xoay chung
quanh bài viết đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân của tác giả Hà Đăng, nguyên Ủy
viên Trung ương đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, có tựa đề:
“Đòi từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là sai lầm lớn”. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh
Nguyễn Tiến Trung, một người hoạt động đấu tranh dân chủ để làm sáng tỏ chủ đề
này.
Mô hình
mù mờ
Mặc
Lâm: Trong
bài viết này ông Hà Đăng cho là: “Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của
một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội
nói chung”, Anh có ý kiến gì về nhận định này?
Nguyễn
Tiến Trung: Vậy
cho tôi hỏi lại ông Hà Đăng là theo ông, mô hình Chủ nghĩa xã hội nào là đúng?
Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Triều Tiên, hay Việt Nam đúng?
Ông
Bùi Quang Vinh - nguyên bộ trưởng bộ kế hoạch - đầu tư, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi được hỏi về mô hình kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa đã nói thẳng: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi
có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm?”
Nghị
quyết Trung ương khoá 12: nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh từ thực tiễn
nhưng chưa được lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Bà
Nguyễn Thị Bình đã phát biểu: Từ lâu, các đồng chí lãnh đạo cũng đã nêu ra
phương thức của Đảng là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”,
nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng về
phương thức lãnh đạo nói trên.
Như
vậy có thể thấy là bản thân Đảng Cộng sản hiện tại không hề có bất cứ mô hình
nào mà chỉ là sự chắp vá giữa kinh tế tư bản hoang dã không theo luật pháp và
chính trị thì độc quyền.
Sở
dĩ Đảng Cộng sản Việt am không dám nói rõ về mô hình "dân làm chủ, Đảng Cộng
sản lãnh đạo, nhà nước quản lý" vì bản thân câu đó mâu thuẫn nhau. Dân làm
chủ là dân có quyền bầu lãnh đạo, nhưng việc Đảng Cộng sản tự nhận là lãnh đạo
đã khiến quyền làm chủ bầu lãnh đạo quốc gia của người dân bị tước bỏ. Do đó sẽ
không bao giờ có mô hình nào thoả mãn hai chuyện mâu thuẫn như vậy.
Nếu
ông Hà Đăng cho rằng mô hình Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam là ưu việt thì tại sao
lúc nào Đảng Cộng sản cũng nơm nớp lo sợ bị "diễn biến hoà bình, bạo loạn
lật đổ", nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại
vừa tuyên bố "Không đổi mới là chết". Vậy nếu anh đúng và ưu việt sao
còn phải sợ chết?
Mặc
Lâm: Như
anh vừa nói thì trong bài viết cũng khẳng định rằng nguyên nhân làm cho Chủ
nghĩa xã hội tại Liên Xô sụp đổ vì âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa” Anh có đồng ý không?
Nguyễn
Tiến Trung: Đảng
cộng sản Liên bang Nga vẫn hoạt động ở Nga và vẫn theo đuổi chủ nghĩa xã hội
thì tại sao dân Nga không bầu cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga lên nắm quyền? Chẳng
lẽ chính người dân Nga lại là thế lực thù địch của Đảng Cộng sản Nga? Tại sao
khi Gorbachov tuyên bố giải tán ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô,
đồng nghĩa với việc giải tán Đảng Cộng sản LX thì gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng
sản LX hầu như không có phản ứng gì?
Rõ
ràng chế độ một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật gây bất công xã hội
gây ra sự chán ghét chế độ ngay trong hàng ngũ Đảng viên Cộng sản. Và điều đó
cũng đúng ở Việt Nam khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục lo sợ đảng
viên "tự diễn biến, tự chuyển hoá”, thể hiện ngay ở nghị quyết hội nghị
Trung ương 4, khoá 12 vừa qua. Và bài viết của ông Hà Đăng cũng nằm trong loạt
bài chống tự diễn biến, tự chuyển hoá đó.
Cái cớ
để độc quyền cai trị
Mặc
Lâm: Tác
giả Hà Đăng khẳng định Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô nhưng hoàn toàn
không có sự sao chép trong xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Theo anh điều này đúng
hay sai?
Nguyễn
Tiến Trung: Trước
năm 86 thì Đảng Cộng sản VN hoàn toàn sao chép mô hình của Liên Xô thể hiện ở
những điểm sau: về pháp luật thì điều 4 hiến pháp sao chép điều 6 hiến pháp
liên xô để xác lập mô hình độc đảng toàn trị, coi nhà nước là công cụ chuyên
chính vô sản để trấn áp các giai cấp và các thành phần khác trong xã hội; về sở
hữu tài sản thì chỉ có 2 hình thức là sở hữu toàn dân và tập thể, về kinh tế
thì chỉ có hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể; chính sách ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng...
Chính
do sao chép Liên Xô một cách mù quáng nên đã dẫn đến khủng hoảng toàn diện, sụp
đổ kinh tế nên Đại hội 4 năm 86 bắt buộc phải sửa sai khi cởi trói quyền tự do
kinh doanh cho người dân sau đó. Tuy nhiên, việc sửa sai này vẫn còn nửa vời
khi vẫn còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa, vẫn lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo, sở
hữu đất đai toàn dân, chính trị thì vẫn độc quyền nhà nước nghĩa là chế độ đảng
trị, hiến pháp áp đặt... dẫn đến tham nhũng tràn lan, nợ công thì như Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã nói là gây nguy cơ sụp đổ nền tài khoá quốc gia, dân oan mất
đất khiếu kiện khắp nới, quyền làm chủ - quyền công dân - quyền con người của
dân vẫn bị tước đoạt như quyền tự do báo chí - ngôn luận, lập hội - lập đảng, ứng
cử - bầu cử.
Mặc
Lâm: Nhưng
ông Hà Đăng lại cho là “87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng
Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đứng đắn
của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ củ Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?”
Nghe có hợp lý và thuyết phục không?
Nguyễn
Tiến Trung: Trong
các nước Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ được xếp cùng nhóm với Lào, Campuchia, dưới
rất xa các nước ASEAN khác như Singapore, Malaysia, Indonesia. Theo bảng xếp hạng
của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014 thì thậm chí Lào, Campuchia đã vượt mặt
Việt Nam ở nhiều lãnh vực.
Nhiệm
vụ cực kỳ quan trọng khi đảng cộng sản tự cho mình độc quyền chính trị là để tập
trung nguồn lực quốc gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá quốc gia
vào năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia và kể cả các quan chức đã công khai thừa
nhận chuyện này là không thể.
Nguyên
bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận doanh nghiệp Việt Nam không
đủ khả năng sản xuất con ốc vít cho Samsung. Ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn
Sinh Hùng đều cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến sụp đổ chế độ.
Bản
thân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng mù mờ về Chủ nghĩa Xã hội
khi thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đã có Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam
hay chưa? Dân Việt Nam không phải là chuột bạch để các lãnh đạo Đảng Cộng sản
có thể thử nghiệm những lý thuyết của họ.
Đảng
Cộng sản lãnh đạo với lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội cũng không bảo vệ được chủ quyền
quốc gia khi để mất đảo Gạc Ma vào tay Trung Quốc năm 1988.
Điểm
sơ qua vài nét để thấy đất nước ngày càng lụn bại chứ không hề có những thành
tích gì có ý nghĩa lịch sử.
Lý
thuyết Chủ nghĩa Xã hội cuối cùng thực ra chỉ là cái cớ để lãnh đạo Đảng Cộng sản
tiếp tục độc quyền chính trị. Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa xã hội không đem lại
quyền làm chủ cho người dân khi dân mất quyền tự do ngôn luận, lập hội, ứng cử
- bầu cử... Đảng Cộng sản không đem lại được nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn
mực, bắt đầu từ bản hiến pháp do toàn dân phúc quyết. Đảng Cộng sản cũng gây
chia rẽ khối đoàn kết dân tộc khi liên tục nhìn dân như "thế lực thù địch".
Từ việc dân tộc bị chia rẽ dẫn đến nước yếu, Trung Cộng lăm le xâm lược và chiếm
biển Đông.
Không
ai yêu cầu Đảng Cộng sản phải từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản
thích Chủ nghĩa Xã hội thì cứ thích và không ai có quyền áp đặt họ. Tương tự, Đảng
Cộng sản không có quyền áp đặt bất kỳ chủ nghĩa hay ý thức hệ nào lên đầu dân tộc
Việt Nam, họ cũng không có quyền áp đặt hiến pháp và bắt cả dân tộc phải tuân
theo, và họ phải cầm quyền một cách chính danh, qua bầu cử tự do và công bằng,
với sự tham gia của nhiều thành phần, đảng phái trong xã hội.
Mặc
Lâm: Xin
cám ơn anh.
---------------------
Nguyễn
Thị Từ Huy
2016-05-20
2016-05-20
Có
thể bài viết này (cũng như nhiều bài khác) của tôi sẽ bị luật pháp
của chính quyền đảng trị sử dụng để buộc tội cho tôi theo một trong
các điều 79, 88, 258. Nhưng như thế thì nực cười lắm, vì tôi chỉ làm
công việc phân tích, tôi (cũng như nhiều tù nhân chính trị và các nhà
hoạt động dân chủ khác) không thể nào lật đổ chính quyền được.
Chúng tôi không có cách gì để lật đổ chính quyền. Muốn buộc tội
chúng tôi trước hết phải đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Quốc hội 13 ra
tòa và buộc tội họ rồi đưa họ vào nhà tù, bởi vì chính bà Chủ
tịch Quốc hội và Quốc hội 13 mới là những người đã thực sự lật
đổ chính quyền để lập nên một chính quyền mới.
Bà
Nguyễn Thị Kim Ngân nếu còn lãnh đạo Quốc hội 14, đề nghị bà nên
đổi danh xưng « Hiến pháp » thành ra « Đảng pháp »
và « Pháp luật » thành ra « Đảng luật », và bà chỉ
nên thề trung thành với Đảng thôi, như thế thì bà sẽ tránh được việc
phải trở nên dối trá, tránh được việc lời thề của bà trở thành
« lời thề cá chết » (Việt Nam có câu ngạn ngữ :
« thề cá trê chui ống », nhưng trong những ngày biển bị đầu
độc này, nó sẽ được thay thế bằng ngạn ngữ đương đại :
« lời thề cá chết »).
Tuy
nhiên, dù các bài viết của tôi sẽ khiến tôi phải chịu tai nạn giao
thông do các ông bà dàn dựng (như dư luận vẫn lan truyền), hay phải bị
tạt a xít bởi những người chẳng có thù oán gì với tôi, hay bị hành
hung bởi những « côn đồ » chẳng hề biết gì về tôi, hay bị
chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc bắt bỏ tù, hay bị thủ tiêu bí
mật, thì tôi vẫn cứ viết.
Bởi
vì tình thế lúc này là : dù
tôi có viết hay không thì dân tộc này cũng đang trên đường diệt vong.
Dù tôi có viết hay không thì mẹ tôi, họ hàng và người thân của tôi,
các cháu tôi, những người đồng bào của tôi vẫn đang hàng ngày ăn
muối được lấy lên từ biển đã bị đầu độc, có thể ăn nước mắm được
làm ra từ cá đã bị đầu độc... Nghĩa là hàng ngày người Việt Nam
đang tích tụ chất độc vào người.
TPP
hay hợp tác quân sự Việt-Mỹ không thể cứu dân tộc Việt Nam khỏi con
đường diệt vong. Bởi vì với một chính quyền lệ thuộc Trung Quốc,
với cách xử lý hiện nay mà tất cả chúng ta đang chứng kiến, chất
độc sẽ còn tiếp tục, dưới các hình thức khác nhau, được rải trên
xứ sở này. Chuyến thăm của Tổng thống Obama có thể giúp chính quyền
Việt Nam giải quyết một vài khó khăn để chính quyền và đảng có thể
tiếp tục tồn tại. Nhưng đó là sự tồn tại của đảng cộng sản và
chính quyền cộng sản, còn đối với dân tộc Việt Nam thì chỉ có một
con đường chết.
Dù
GDP có tăng, dù có mở rộng các hợp tác, có thu hút đầu tư nước
ngoài, có giải quyết được tạm thời các khó khăn kinh tế (điều này
hoàn toàn không có gì chắc chắn) thì VN cũng không tránh khỏi bị
hủy diệt bởi các đe dọa về môi trường đang trở thành hiện thực. Nếu
vụ cá chết ở miền Trung vừa rồi chỉ là dấu hiệu của một cuộc
chiến tranh chất độc, thì cuộc chiến đó đang còn tiếp diễn trong
lặng lẽ, trong sự im lặng đồng lõa của chính quyền Việt Nam. Có
nghĩa là người dân Việt Nam đang được chuẩn bị để chết một cái chết
từ từ. Điều này tôi chỉ nhắc lại phân tích của những người khác,
những người đã nói ra điều đó trước tôi từ lâu. Có lẽ đấy là lý do
khiến Trần Huỳnh Duy Thức chọn cách tuyệt thực đến chết để đòi
quyền bầu cử tự do cho người dân, bởi vì anh ấy biết rằng đằng nào
cả dân tộc này cũng sẽ bị hủy diệt. Vậy chết ngay bây giờ hay chết
sau vài tháng, vài năm nữa, thì có gì khác nhau ?
Biển
đã chết, rừng đã chết, đồng bằng đã và đang chết, những dòng sông
đã và đang chết… vậy có cách gì cưỡng lại được sự diệt vong ?
Chỉ có một cách thôi: dân chủ hóa bộ máy
chính trị, chọn được những người lãnh đạo hoàn toàn không có quan
hệ với Trung Quốc, chấp nhận một số thiệt thòi
trước mắt (nhưng những thiệt thòi đó chẳng đáng bao nhiêu so với sự
mất mát khủng khiếp trong dài hạn), thay đổi toàn bộ bộ máy và
phương thức quản lý, làm trong sạch toàn bộ hệ thống hành chính.
Những điều này guồng máy lãnh đạo đương nhiệm đang tỏ ra cho người
dân thấy rằng họ KHÔNG THỂ thực hiện. Có lẽ một trong các lý do là,
đối với họ, không chỉ là tay nhúng chàm, mà chàm đã ăn tận não bộ.
Nếu
không dân chủ hóa được cơ chế chính trị thì Việt Nam chỉ có một cái
đích : cả dân tộc bị hủy diệt từ từ.
Chủ
nghĩa xã hội sẽ dẫn chúng ta tới đâu ? Câu hỏi này, trong một
số bài viết trước đây tôi có đặt ra, nhưng, cũng như tất cả mọi
người, tôi chưa tìm thấy câu trả lời.
Giờ
đây, trong đầu tôi, câu trả lời đã rất rõ rệt : chủ nghĩa xã
hội dẫn tới sự diệt vong của dân tộc.
Paris,
20/5/2016
XEM THÊM TRONG :
No comments:
Post a Comment