Sunday, January 29, 2017

CUỘC CHIẾN TRANH MẠNG MỚI TRÊN THẾ GIỚI (Thùy Dương - RFI)



Thùy DươngRFI
Đăng ngày 28-01-2017

Lo ngại về “Cuộc chiến tranh mạng mới trên thế giới”, tuần báo Le Point đặt câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu mạng Internet bị ngắt?”. Nhiều nước lo sợ một kịch bản tấn công mạng đồng loạt từ khủng bố hay từ các nước đối thủ lớn mạnh.

Hồi đầu tháng 11/2016, một vụ tấn công tin tặc lớn chưa từng thấy trong lịch sử đã nhắm vào Libéria. Toàn bộ đất nước Libéria bị mất mạng Internet. Trong suốt 1 tuần, tin tặc đã làm tê liệt hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc của Liberia, khiến cho việc truy cập Internet mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể được. Thế nhưng, giống nhiều vụ tấn công mạng khác, danh tính của các tin tặc không được xác định một cách chính thức.
Theo nhiều chuyên gia, vụ tấn công này kiểu này có thể chỉ là một vụ “thử mạng”, theo kiểu “thử hạt nhân” của một nhóm hacker đơn lẻ, để lấy danh tiếng và thu hút khách hàng, nhưng cũng có thể là “vụ thử mạng” của cả “đội quân mạng” của một nước để kiểm tra khả năng “ngắt rời” một nước khỏi thế giới. Họ thường chọn một mục tiêu kinh tế không quá quan trọng và không có đủ khả năng tấn công trả đũa.
Tại một nước phụ thuộc nhiều vào Internet, chẳng hạn như nước Pháp, thì các vụ tin tặc có thể để lại những hậu quả trầm trọng hơn ở Liberia rất nhiều. Một vụ tấn công mạng vào các nhà máy điện hạt nhân của Pháp có thể khiến sản xuất điện bị ngưng ngay lập tức, kéo theo hàng loạt vụ khủng hoảng vì mất điện, ở bệnh viện chẳng hạn.
Các bệnh viện được trang bị máy phát điện dự phòng tốt nhất cũng chỉ trụ được tối đa vài chục giờ. Hệ thống giao thông sẽ nhanh chóng bị tê liệt và có thế gây ra thảm họa. Hệ thống cấp nước sạch, thường được quản lý qua Internet cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều đáng lo ngại là, nếu khủng hoảng xảy ra, rất khó để thông báo rộng rãi cho người dân để họ cảnh giác, vì không chỉ mạng Internet mà cả mạng lưới điện thoại, truyền hình đều sẽ bị tê liệt.
Các chuyên gia mạng rất lo sợ nếu xảy ra tấn công mạng đồng loạt giữa các nước lớn, như giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ hay Israel vì đây là những nước hiện đại bị Internet chi phối. Các chuyên gia gọi đó là “trận chiến mù lòa”, vì bên nào được trang bị vũ khí hạng nặng, nhưng không ai biết bên nào bắn bên nào và bằng loại vũ khí gì để mà phòng ngừa và chống trả.
Trung Quốc đã thừa nhận quân đội có nhiều tiểu đoàn “đội quân mạng”. Còn quân đội và cơ quan mật vụ FSB của Nga cũng có nhiều “lực lượng số ”. Nhưng không ai biết thực sự những “đội quân mới”, “vũ khí mới” này được sử dụng như thế nào. Đôi khi để phá hủy một vài chục mục tiêu tin học, rất có thể nó sẽ phải phá hủy toàn bộ hệ thống Internet của một quốc gia.
Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hồi giữa tháng 12/2016 đã cho biết: “Vũ khí mạng là một loại vũ khí hoàn toàn khác biệt”. Vì thế, ông Jean-Yves Le Drian đã cho thông qua một “học thuyết mạng” cho quân đội Pháp. Cũng giống như các liên minh trong NATO, nước Pháp đã cảnh báo: “Vũ khí mạng có thể là biện pháp đáp trả, hay một phần của biện pháp đáp trả trước một cuộc tấn công của quân đội nước ngoài, cho dù cuộc tấn công đó có phải là tấn công mạng hay không”.
Le Point trích lời ông Phillipe Humeau, một chuyên gia mạng của Pháp cho biết là câu hỏi mà các chuyên gia mạng đặt ra không phải là liệu chiến tranh mạng có xảy ra hay không, mà là khi nào nó xảy ra và việc chuẩn bị đối đầu với nó sẽ khó khăn thế nào. Vì thế, nhiều chính phủ và doanh nghiệp đang quan tâm tới chiến tranh mạng. Nhưng theo bà Axelle Lemaire, đặc trách nhà nước Pháp về công nghệ số, điều đáng tiếc là người ta chỉ nói tới “chiến tranh mạng” (cyberguerre) mà không bao giờ nói tới “hòa bình mạng” (cyberpaix).
Nhưng trong bối cảnh tấn công mạng như thời gian qua, Le Point kết luận bằng một câu chơi chữ mỉa mai: “Đoàn kết vì “hòa bình mạng”(cyberpaix) ư? Chắc chắn đó chỉ là một “giấc mơ mạng”(cyberrêve) mà thôi”

Bác sĩ, kỹ sư: Đối tượng tuyển mộ mới của Daech
Liên quan tới Hồi Giáo cực đoan, tuần báo L’Express cho biết tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đang tìm cách tuyển mộ những bộ óc tài giỏi. Năm 2014, trong bài phát biểu đầu tiên, thủ lĩnh tự xưng Abou Bakr al-Baghdadi của Daech đã mời gọi “những người có trình độ học vấn uyên thâm” và “các chuyên gia” gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Bác sĩ, kỹ sư và những người có trình độ cao về công nghệ mới là những người Daech muốn chiêu dụ nhất.
Anh Quốc là nước bị tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhắm tới nhiều nhất. Năm 2015, có 17 bác sĩ trẻ người Anh đang làm việc tại Soudan đã chạy trốn sang Syria. Còn theo chuyên gia tâm lý Nafees Hamid, chuyên nghiên cứu về cực đoan, thì Daech đã chiêu dụ thành công ít nhất là 6 chuyên gia của châu Âu về an ninh mạng.
Tại Pháp, nhà chức trách cũng đã công bố vài trường hợp, chẳng hạn một cựu sinh viên trường Mỏ ở Albi hay một sinh viên công nghệ thông tin năm thứ 5 ở Hérault đã gia nhập Daech.
Trong bài viết có tiêu đề “Bác sĩ Amine và ông Al Bistouri”, tuần báo L’Express giới thiệu với độc giả trường hợp một bác sĩ chuyên khoa đầu tiên ở Pháp bị nghi ngờ tìm cách sang Syria để phục vụ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Amine L., 29 tuổi là bác sĩ nội trú chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình năm cuối ở bệnh viện Timone, thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp. Sinh ra trong một gia đình có bố là người gốc Algeri, làm nghề bảo vệ ca đêm, mẹ ở nhà lo nội trợ. Trước khi tới Marseille, Amine sống với gia đình tại một khu phố bình dân ở quận 18, Paris.
Amine đã từng là học sinh của một trong những trường trung học danh tiếng nhất Paris. Cả 4 anh chị em nhà Amine đều học hành giỏi giang. Cô em gái 26 tuổi của Amine cũng là sinh viên y khoa, em trai kế Amine đang làm luận án tiến sĩ về vật lý. Còn cậu em út thì là sinh viên Đại Học Sư Phạm. Amine theo đạo Hồi nhưng không phải người quá sùng đạo.
Năm 2013, sau sáu năm học Y khoa, Amine đứng thứ 3000 trên tổng số 8000 người đậu bác sĩ nội trú trên toàn nước Pháp. Và Amine đã chọn học chuyên ngành phẫu thuật tại Marseille. Theo lời kể của bạn gái cũ của Amine, cũng là một bác sĩ, thì chính tại Marseille, Amine đã thay đổi sau khi tiếp xúc với những thanh niên Hồi Giáo cực đoan và đã nhiễm “những tư tưởng đen tối”.
Tuy nhiên, tại bệnh viện Timone, nơi Amine làm việc, không ai thấy Amine có biểu hiện khác lạ. Một đồng nghiệp của Amine cho biết là bác sĩ nội trú Amine được bệnh nhân và các y tá đánh giá rất cao. Trong phẫu thuật, Amine cũng chưa để xảy ra sự cố nào.
Năm 2015, Amine đã lập một tài khoản Twitter mang tên Al Bistouri và ca ngợi, tuyên truyền cho Hồi Giáo cực đoan và khủng bố, nên đã lọt vào tầm ngắm của cảnh sát chống khủng bố. Năm 2016, Amine xin nghỉ phép 2 tuần cuối tháng 10 và nói với người thân là sang Algeri thăm họ hàng, nhưng một nguồn tin cho biết Amine đã mua vé máy bay sang Athens, Hy Lạp. Tuy nhiên, Athens cũng chỉ là để che mắt nhà chức trách. Trên thực tế, Amine đã tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi quay trở về Pháp, Amine đã bị theo dõi qua điện thoại. Nhưng đến giữa tháng 11/2016, Amine lại quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo yêu cầu của cảnh sát Paris, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã xét hỏi rồi bắt giam Amine. Cuối tháng 12/2016, Amine bị giải về Paris và bị tạm giam. Một nguồn tin của cảnh sát chống khủng bố cho biết khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, Amine đã đợi hiệu lệnh của Daech để vượt biên giới sang Syria phục vụ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt.
Cho tới giờ, Amine vẫn không hề khai bất cứ thông tin nào. Rất có thể, Amine đã giữ im lặng theo đúng chỉ dẫn trong cuốn sách dạy cách sống sót khi bị bắt giam mà Daech tuyên truyền cho những phần tử Hồi Giáo cực đoan.

Pháp: Nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện hạt nhân: Giờ G đã điểm
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu, những ngày này, nước Pháp đang phải đối đầu với một trong những đợt lạnh kỷ lục và nhu cầu điện sưởi ấm đang tăng cao. Tuần báo L’Express kêu gọi “Phải cứu điện hạt nhân của Pháp”.
Trong khi hệ thống sưởi ấm phải hoạt động hết công suất do nhiệt độ giảm xuống thấp thì 5 lò phản ứng điện hạt nhân của Pháp phải ngừng hoạt động vì gặp sự cố. Theo L’Express, điều này cho thấy mạng lưới điện hạt nhân của Pháp còn nhiều hạn chế cho dù hiện hạt nhân là ngành công nghiệp lớn thứ ba của Pháp, sau ngành hàng không và xe hơi. Thêm vào đó, điện hạt nhân của Pháp lại đang gặp nhiều khó khăn tài chính.
Pháp là nước châu Âu mà mạng lưới điện dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhất. Trên thực tế, 1/3 số hộ gia đình ở Pháp sử dụng hệ thống sưởi điện. Ông Philippe de Ladoucette, giám đốc ủy ban điều tiết năng lượng của Pháp, cho biết nhiệt độ chỉ cần giảm 1 độ so mới mức thông thường là sẽ phải tiêu tốn thêm số điện tương đương với sản lượng điện của hơn hai lò phản ứng hạt nhân.
L’Express nhận xét rằng may mắn cho nước Pháp là đợt không khí lạnh giá đã không rơi vào tháng 11/2016 vì khi đó 58 lò phản ứng điện hạt nhân của Pháp đang phải đóng cửa để kiểm tra và nâng cấp.
Nước Pháp là nước sản xuất điện hạt nhân đứng đầu thế giới nếu dựa trên tỉ lệ lò phản ứng tính theo đầu người. Nhưng, có lẽ không ai có thể ngờ là chỉ cần một vài ngày nhiệt độ xuống dưới âm độ là cả hệ thống điện hạt nhân của Pháp có thể gặp trục trặc. Và từ nhiều tuần nay, cơ quan an ninh hạt nhân của Pháp lưu ý là tình trạng rất đáng lo ngại.
Trong khi đó, công ty điện quốc gia của Pháp EDF lại đang gặp nhiều khó khăn về tài chính với khoản nợ lên tới 38 tỉ euro. Thêm vào đó, các quy định mới của Liên Hiệp Châu Âu về cạnh tranh đã khiến EDF, từ tháng 01/2016, mất ¼ số khách hàng là doanh nghiệp.
Nhiều hộ gia đình cũng đã bắt đầu chuyển sang dùng điện của các công ty điện khác của châu Âu có giá rẻ hơn giá điện của EDF 10-20%. Và trong những năm tới, EDF sẽ phải chi nhiều khoản tiền rất lớn, chẳng hạn như mua lại hay xây dựng thêm các nhà máy điện, củng cố an ninh và tăng cường tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân, hay phá dỡ một số lò phản ứng và xử lý chôn lấp rác thải hạt nhân.
Điện hạt nhân Pháp sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi trong tương lại phải cạnh tranh với điện gió và điện mặt trời. Và theo tuần báo L’Express, có lẽ đã đến lúc đưa điện hạt nhân vào chương trình tranh cử tổng thống Pháp.

*
Phần mềm robot Alexa: trí tuệ nhân tạo của Amazon
Liên quan tới công nghệ, tuần báo Le Point giới thiệu Alexa, sản phẩm trí tuệ nhân tạo của Amazon, một phần mềm nói được tiếng Anh với giọng nữ.
Phần mềm Alexa được sử dụng cho robot Echo (cao 23cm) và robot Echo.Dot (cao 3cm). Nhờ Alexa, robot Echos và Echos.Dot có thể giao tiếp, trả lời chính xác và chi tiết nhiều loại câu hỏi của người dùng, đọc tin tức, thông tin về thời tiết.
Phóng viên Guillaume Grallet của tuần báo Le Point đã thử dùng Alexa trong vòng 4 ngày và kể cho độc giả nghe tất cả những gì Alexa đã làm ở nhà anh. Nhà báo Guillaume Grallet nhận xét Alexa “gần như cái gì cũng biết”. Alexa có thể kêu meo meo như mèo, ca hát, báo thức, trả lời các câu hỏi về tình hình thời sự. Vào ngày tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, Alexa đã thay tên tổng thống Mỹ Barack Obama bằng tên tân tổng thống Donald Trump.
Theo phóng viên của Le Point, Alexa khiến cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, anh có cảm giác Alexa là một người bạn, một trợ lý. Alexa có thể bật, tắt các thiết bị trong nhà nếu các thiết bị này được kết nối internet, … Thậm chí, Alexa có thể cứu mạng người dùng trong trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn, nếu người dùng thấy khó chịu trong người, chỉ cần nói “Alexa, có thể giúp tôi không?” là Alexa sẽ gọi cấp cứu tới bệnh viện gần nhất, hay gọi cho những người mà người dùng đã lưu lại số.
Tuy nhiên, phóng viên Guillaume Grallet vẫn chưa quyết định có muốn dùng Alexa lâu dài hay không, vì theo anh, Alexa khiến người dùng trở nên lười biếng hơn, không chỉ trong vận động cơ thể mà cả về trí não.

*
Người dân châu Âu liệu có hài lòng về chất lượng không khí ?
Chuyển sang lĩnh vực xã hội, trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với một đợt ô nhiễm không khí mới từ ngày 23/01/2017, tuần báo Le Courier International trích từ tờ The Guardian kết quả nghiên cứu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat về mức độ hài lòng của người dân châu Âu đối với chất lượng không khí vào năm 2015. Nếu người dân ở thủ đô các nước Ireland, Thụy Điển và Đức hài lòng nhất về chất lượng không khí thì người dân thủ đô Bucarest của Rumani và thủ đô Paris của Pháp lại là những người ít hài lòng nhất.

*
Virus biết “giao tiếp”
Cũng tuần báo Le Courrier international, nhưng trên lĩnh vực khoa học, trích bài viết trên tạp chí Nature cho biết các nhà nghiên cứu của Viện khoa học Weizmann, Israel đã xác định được hệ thống “giao tiếp” giữa các loại virus. Theo các nhà khoa học này, các virus đến sau bắt tín hiệu hóa học mà các loại virus đến trước để lại, từ đó quyết định giết chết hay chỉ làm vật chủ nhiễm bệnh. Kết quả này dựa trên nghiên cứu các loại vi khuẩn trong đất. Từ đó, các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu các loại virus như HIV, herpes … trong các vật chủ phức tạp hơn, chẳng hạn như trong cơ thể con




No comments:

Post a Comment