Trọng Nghĩa – RFI
Đăng ngày 28-12-2016
Một
tàu sân bay luyện tập chiến đấu ở Thái Bình Dương trước khi vào Biển Đông, một
chiến đấu cơ mới được nâng cấp : Quân đội Trung Quốc như đang ra sức khoe các
thiết bị mới nhất của họ. Câu hỏi đặt ra là vì sao Bắc Kinh lại phô trương uy lực
quân sự vào lúc này, phải chăng là để bắn đi tín hiệu cứng rắn hướng về tổng thống
tân cử Mỹ Donald Trump - đặc biệt trên hồ sơ Đài Loan đã bị ông Trump khuấy động
- không đầy một tháng trước ngày ông nhậm chức ?
Câu hỏi này được đặt ra vì lẽ việc Trung Quốc lên
gân, nhất là trên biển, đã được tiến hành sau khi ông Trump như đã phá vỡ bốn
thập kỷ chính sách Đài Loan của Mỹ, bằng cách nhận một cuộc gọi điện thoại từ tổng
thống Đài Loan Thái Anh Văn, bất chấp việc Trung Quốc luôn phản đối bất kỳ liên
lạc chính thức giữa các đối tác nước ngoài của Bắc Kinh với giới lãnh đạo Đài
Loan.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của
mình, cần phải sáp nhập bằng vũ lực nếu cần thiết.
Khi đưa tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông, Bắc
Kinh đã cho hạm đội của mình đi sát Đài Loan. Theo Tân Hoa Xã, trước đó chiếc
tàu đã tập « tiếp tế nhiên liệu và đối đầu trên không ». Động
thái của Trung Quốc được cho là mang tính chất thị uy, cả với Đài Loan lẫn với
Mỹ.
Với Đài Bắc, thì việc hải quân Trung Quốc phô trương
uy lực diễn ra trong bối cảnh xu hướng đòi độc lập của Đài Loan như được các đề
nghị của ông Trump kích thích. Ông từng cho rằng có thể xem xét việc công nhận
đảo tự trị như một quốc gia độc lập.
Còn với Mỹ thì đây là một lời nhắc nhở Washington về
sức mạnh đang lên của Trung Quốc, không chỉ về kinh tế, mà cả về quân sự. Liêu
Ninh, chiếc tàu cũ của Liên Xô trước đây hầu như « không có ý nghĩa chiến
lược » đáng kể nào, có điều nó nhắc nhở Mỹ là Trung Quốc có thể gây sức
ép trong vùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng thận trọng về mục
tiêu thứ hai này, vì cho rằng các hành động phô trương của Trung Quốc nằm trong
chiều hướng tăng cường sức mạnh quân sự được ghi nhận từ nhiều năm qua.
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington cho là « không
thể nói chắc là Bắc Kinh muốn gửi một tín hiệu đến ông Trump ». Theo
bà, chuyến tập huấn của chiếc Liêu Ninh nằm trong một kế hoạch được dự trù từ
lâu.
Mặt khác, đối với giới quan sát, Bắc Kinh còn lâu mới
có được thế thượng phong quân sự trước Washington, người bảo vệ chủ yếu cho Đài
Loan. Theo ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của Văn phòng tham vấn China
Policy, trụ sở tại Bắc Kinh, Mỹ hiện có 10 hàng không mẫu hạm đang hoạt động và
một mạng lưới căn cứ hải quân khắp địa cầu.
Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng Hải Quân Trung
Quốc cũng có ít hy vọng chống chọi được với lực lượng phòng thủ của Nhật, dù nhỏ
bé hơn, nhưng trội hơn về mặt kỹ thuật và công nghệ, đồng thời lại được Mỹ hỗ
trợ, chứ đừng nói chi đến Hạm Đội 7 của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, ông Kelly cho rằng đối với Trung
Quốc sự hiện diện của tàu Liêu Ninh trước hết mang tính biểu tượng và có mục
tiêu đối nội.
Trung tuần tháng 12 vừa qua, Hải Quân Trung Quốc
loan báo là chiếc hàng không mẫu hạm đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật đầu
tiên, với cả hơn một chục tên lửa được thử nghiệm.
Chính quyền Bắc Kinh cho đấy là cuộc thao diễn bình
thường, nhưng truyền thông Nhà Nước thì tỏ vẻ vui mừng, khẳng định rằng chiếc
Liêu Ninh sẵn sàng chiến đấu, và không quên nhắc lại là một chiếc tàu sân bay
thứ hai đang được đóng và lần này là hoàn toàn với kỹ thuật Trung Quốc !
No comments:
Post a Comment