NHỮNG
"VINASHIN" CỦA ĐINH LA THĂNG
(Cả nước cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình - Hà Tĩnh được bao nhiêu mà trăm nghìn tỷ bọn tham nhũng đổ ra như nước).
(Cả nước cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình - Hà Tĩnh được bao nhiêu mà trăm nghìn tỷ bọn tham nhũng đổ ra như nước).
Huy Đức.
Chiều
13-10-2016, Trần Đức Chính - PTGĐ Điện lực Dầu khí - đã được cơ quan điều tra
"điểm danh"; Ninh Văn Quỳnh cũng đã phải trở về từ Mỹ... Danh sách
các "yếu nhân" tập đoàn Dầu khí (PVN) liên quan tới tiền lại quả từ
Oceanbank chắc chắn không dừng lại đó. Phanh phui bất cứ công ty "con,
cháu" nào do Đinh La Thăng "đẻ" ra trong thời gian ông ta làm Chủ
tịch PVN (1-2006 -- 9-2011) cũng đều tìm thấy những khoản trăm nghìn tỷ bị
"ném qua cửa sổ". Sự thao túng ở tổng công ty Tài chánh Cổ phần Dầu
khí (PVFC) lại còn tệ hơn nhưng có lẽ nhờ kịp xóa nhiều dấu vết nên chưa thấy
thanh tra, điều tra thụ lý.
TỰ ĐẤU GIÁ MÌNH
Khi
về Dầu Khí, Đinh La Thăng đã "cầm cờ tiên phong" biến Tổng công ty Dầu
khí thành "tập đoàn kinh doanh đa ngành". Công ty Tài Chánh Dầu Khí
được nâng cấp thành Tổng Công ty Tài Chánh Cổ phần Dầu Khí (PVFC) là nằm trong
lộ trình tham vọng đó.
Tháng
6-2007, khi cổ phần hóa PVFC, Đinh La Thăng yêu cầu phải tạo ra "thắng lợi
chính trị" ngay trong lần đấu giá cổ phần đầu tiên (IPO). Nhằm đạt được
"mục tiêu chính trị" này, Đinh La Thăng đã phê duyệt một phương án lấy
tiền của nhà nước đấu giá công ty nhà nước.
Theo
phương án mà Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí lúc đó (do Đinh La Thăng
làm Chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ "đẻ" ra công
ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với
giá đạt "mục tiêu chính trị"(70.000 đồng/cổ phiếu).
Theo
Luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt
cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân
viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng).
Trên
thực tế, PVFC dùng tiền Nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên
trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) “ủy thác đầu
tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest” - Bản chất là cho cá nhân vay trá hình
không có tài sản bảo đảm].
Sau
đó, bằng hàng loạt "hợp đồng ủy thác đầu tư", PVFC chuyển xuống cho
PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest;
Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua Công ty
PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.
Vì
PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải
chuyển 510 tỷ cho CBCNV "vay" dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ
phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho "vay" 50%). Bằng
cách này, PVFC Invest đã "thắng" 20 triệu cổ phần với giá 71.000 đồng
trong đó có 14 triệu cổ phần do "CBCNV mua"(Sau cổ phần hóa, PVFC là
một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập đoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói,
22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).
MỸ KHÊ VN & 762,6
TỶ MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI
Năm
2007, sau khi ký với Quảng Ngãi thỏa thuận "hợp tác đầu tư và phát triển bền
vững", Đinh La Thăng đã cho bỏ ra 100 tỷ mua lại dự án "du lịch biển
Mỹ Khê" (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) từ tay công ty Idico dù công ty này chưa đầu
tư gì kể từ khi được Quảng Ngãi "giao dự án". Trước đó, Đinh La Thăng
giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.
Cũng
như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới
99,98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11%
(thực góp 210,1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông khác góp 100 triệu).
Mỹ
Khê VN sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái
phép với hai dự án: "Đầu tư" 192,5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài
Gòn); "Đầu tư" 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Đình Chiểu (Sài Gòn).
Với
ba "dự án" này, Mỹ Khê VN đã "nướng" của PVFC 762,6 tỷ.
Gần
10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có... cát;
khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển.
Mỹ Khê còn: Đưa ngay 192,5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ
Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có "mảnh giấy lộn"
nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Đưa ngay 360 tỷ cho
công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn
Đình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép
đầu tư.
XÓA DẤU VẾT
Trước
Đại hội XI (12-2010), Đinh La Thăng chỉ đạo không được để bất cứ công ty con
nào âm vốn. PVFC đã "xử lý" bằng cách yêu cầu PVFC Invest bán hơn 11
triệu cổ phiếu của PVFC mà công ty này đang nắm giữ cho công ty cổ phần đầu tư
và thương mại Sông Đà (SDCON - thuộc Ocean Group, sở hữu 6,65% vốn điều lệ của
OceanBank và do mẹ vợ Hà Văn Thắm làm Chủ tịch).
Trên
thực tế, thương vụ này chỉ tức thời giúp PVFC làm đẹp sổ sách. SDCON chỉ trả 5%
(gần 20 tỷ đồng), 95% còn lại không bao giờ được nói tới nữa.
PVFC
còn "xóa dấu vết" một công ty con khác: VN Assets.
Ở
thời điểm ấy, trị giá tài sản của VN Assets vẫn còn được ghi là 707 tỷ đồng
nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư
nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (Hợp
đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát
khoảng 230 tỷ đồng).
Các
thương vụ khuất tất giữa PVFC và ATC không phải tới lúc này mới bắt đầu.
Năm
2007, ATC được PVFC rót vốn để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên. Ở nhà máy
này, PVFC cho vay tổng số 120 tỷ, trong đó có 40 tỷ làm vốn lưu động. ATC đã
dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền "nghĩa địa" về. Nhà máy hoạt động
được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu
"chuyển đổi” 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực
hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng).
Tháng
6-2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7-2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới
2-2012 mới bán được với giá... 3,9 tỷ.
Trong
số 240 tỷ "ủy thác đầu tư" dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest
qua CBCNV mà Ngân hàng Nhà nước cho là "cố ý làm trái"(công văn 9788
- 2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ(gây hậu quả nghiêm trọng, thất
thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ "ủy thác" dưới dạng đưa tiền cho CBCNV
mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.
Các
khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC - đều phải thông qua Hội đồng thành
viên PVN, nơi đang nắm 78% vốn, do Đinh La Thăng làm Chủ tịch - đã làm cho công
ty này mất không dưới 2.000 tỷ. Các khoản cho vay, tính tới tháng 2-2012, chỉ
riêng 5 "nhóm nợ có vấn đề" của PVFC đã có 8.550 tỷ không có khả năng
thu hồi.
Các
hành vi làm trái của Đinh La Thăng, đổ tiền nhà nước ra mua cổ phần nhà nước,
không chỉ gây hậu quả cho nhà nước (mất hàng nghìn tỷ đồng) mà còn góp phần bóp
méo thị trường cổ phiếu. "Bong bóng" tự PVN bơm lên đã nhanh chóng xẹp
xuống. Số cổ phiếu từng được tiền của PVN đẩy lên giá 76.000 đồng (mua trung
bình 71.000), khi đóng cửa phiên cuối cùng trước khi hủy niêm yết (23-9-2013)
chỉ còn 4.200 đồng/Cổ phiếu.
PVN
sau đó đã thủ tiêu, xóa dấu vết PVFC - do làm ăn bất chấp pháp luật mà thua lỗ
- bằng cách nhập với ngân hàng Phương Tây để trở thành Ngân hàng đại chúng.
SÂN VẬN ĐỘNG CHI LĂNG
& OCEANBANK
Không
chỉ bắt tay với Thắm Đại Dương, nếu không có 1.510 tỷ của PVFC, Phạm Công Danh
khó có thể mua ngân hàng rồi trở thành tội phạm.
Ngày
1-12-2010, để mua sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng với giá 1.393 tỷ, Phạm Công
Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng
diện tích 55.061m2, giá 25,3 triệu/m2). Ngay sau khi Đà Nẵng giao sổ đỏ,
28-1-2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1.254 tỷ đồng.
Hơn
một tháng sau đó, 4-3-2011, đất sân Chi Lăng được PVFC - nơi mà PVN của Đinh La
Thăng nắm 78% cổ phần - định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi
"tham chiếu các kết quả tư vấn khác", PVFC đưa giá xuống một chút,
54,9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá
1.510 tỷ (27.000m2, thuộc 5 sổ đỏ).
Hơn
1.306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm
Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ
chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán
sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ
đỏ "sạch" (28.000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.
Chưa
thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản "trốn thuế"
không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm
rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại
bán 27.000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá
không lời, không lỗ].
Khoản
tiền 1.510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh
có "lực" để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay
của một bà đỡ giúp Danh "đẻ ra" ngân hàng Xây Dựng.
Mặc
dù Hà Văn Thắm có quan hệ với Nguyễn Xuân Sơn trước, nhưng trên thực tế, Đinh
La Thăng là người cung cấp oxy cho Ocean Bank. Nếu Đinh La Thăng không quyết định
góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và "lái" phần lớn dòng tiền của PVN chảy
qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm Chủ tịch
Tập Đoàn Dầu khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài
khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].
Khi
Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN
không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt
"dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của
Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản
lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh
đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.
Xét
cả về tính chất vi phạm pháp luật và quy mô tổn thất, Tập đoàn Dầu khí thời
Đinh La Thăng không khác gì một Vinashin. Sở dĩ PVN không đắm ngay như Vinashin
là nhờ PVN không phải vay ngân hàng. Ngoài khoản PVN được "vay" 500
triệu USD từ tiền bán dầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho phép PVN "tạm
giữ" những khoản tiền khổng lồ mà Tập đoàn này lẽ ra phải nộp vào ngân
sách. Nguồn tài nguyên trong lòng biển của quốc gia mà tập đoàn Dầu khí được
giao khai thác đã bị Đinh La Thăng đổ trăm nghìn tỷ xuống biển, xuống sông.
PS:
I.
Thực tế ở PVN là một Ví dụ điển hình cho thấy, tham nhũng ở VN không chỉ do quyền
lực chưa được chế ngự mà còn do những khoảng tối giao thoa giữa khu vực kinh tế
tư nhân và kinh tế nhà nước, được dung dưỡng bởi các quan chức tha hóa. Những kẻ
biết sợ sẽ ráng làm ra chút ít rồi mới "ăn". Những kẻ trâng tráo thì
phá tới nơi để "ăn" tàn, "ăn" mạt.
Muốn
chống tham nhũng, không chỉ phải tiến tới nhà nước pháp quyền mà nhà nước còn
phải từ bỏ vai trò kinh doanh (các công ty nhà nước chỉ được lập ra là chỉ để
cung cấp những dịch vụ công mà tư nhân không làm). Tuy nhiên, trước khi có nhà
nước pháp quyền, nếu không vạch mặt chỉ tên những kẻ trâng tráo nhất, thì không
những không bao giờ có nhà nước pháp quyền, mà còn sẽ phải cúi đầu làm nô lệ
cho những tên tham tàn nhất.
II.
Khi các thông tin về công trình nhà máy sợi Đình Vũ, PVN đầu tư gần chục nghìn
tỷ giờ đang phải trùm mền được công bố, biết việc Đinh La Thăng để cho nhà thầu
tráo "dây chuyền thiết bị kéo sợi" xuất xứ Đức, theo thiết kế, thành
dây chuyền Trung Quốc, hy vọng các bạn sẽ nhận biết Thăng là người "thân
gì".
No comments:
Post a Comment