Nguyễn Đình Cống
Posted
by adminbasam on
24/10/2016
.
Bi kịch của người dân VN
là luôn tìm cách trốn chạy CS. Ảnh poster ngày 5-8-1954. Nguồn: internet
.
“Đất nước mình ngộ
quá phải không anh. Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn”
(Trần
Thị Lam).
Vâng,
ngộ quá. Đúng là một đất nước không chịu phát triển, hoặc đúng hơn là không thể
phát triển được vì mắc kẹt vào các nghịch lý, các mâu thuẫn nội tại chưa có
cách gì gỡ ra được, đang loay hoay trong đại bi kịch.
1-
Chế độ mang danh XHCN mà thực chất không phải XHCN
Chế
độ XHCN chỉ mới manh nha ở Liên Xô và Đông Âu một thời gian đã vội tan rã. Theo
tưởng tượng của Mác thì XHCN và sau đó CNCS, chủ yếu là thể chế kinh tế “làm
tùy sức, hưởng theo nhu cầu”, không có bóc lột, không có áp bức. Nền kinh tế đó
phải dựa trên công hữu tư liệu sản xuất. Vấn đề lãnh đạo của đảng cộng sản,
chuyên chính vô sản chỉ là biện pháp để thực hiện nền kinh tế đó. Trong chế độ
XHCN công nhân và nông dân làm chủ nhà máy, ruộng đồng, mọi người sống tự do, hạnh
phúc, giáo dục và y tế miễn phí v.v… Nếu hiểu CNXH là như thế thì ở VN, ngoài
việc chuyên chính do đảng CS thao túng, không có gì đáng kể là XHCN. Không cần
dẫn chứng, không phải chứng minh, cứ nhìn vào cuộc sống thực tế là thấy hết. Phải
chăng ở VN người ta chỉ đưa ra nhãn mác XHCN để tuyên truyền, còn thực chất là
chế độ gì chưa biết chứ chắc chắn không phải là CNXH.
2-
Nước Cộng hòa nhưng hành xử theo phong kiến (PK)
Chế
độ PK ở VN có nhiều thời kỳ thịnh trị, có vua sáng tôi hiền, dân được sống ấm
no hạnh phúc, nhưng cũng nhiều lúc thối nát, gặp phải vua đểu và hèn, quan tham
và ngu. Những lúc như thế dân phải chịu trăm đường khổ nhục. Bản chất của PK là
quyền bính tập trung vào vua quan, người dân chỉ là “thảo dân” chẳng có quyền
gì, phải lo làm để nuôi bọn thống trị. Tội nặng nhất là khi quân (nói hoặc làm
khác ý vua), nghĩa là không được tự do tư tưởng, không có tự do ngôn luận. Vua
đứng trên luật pháp, cho sống được sống, bắt chết phải chết, nghĩa là không cần
tôn trọng nhân quyền.
ĐCS
đã làm cách mạng đánh đổ PK, nêu danh là nước Cộng hòa XHCN, xây dựng chính quyền
của dân, do dân, vì dân, không ngờ lại tái lập PK dưới hình thức khác, không có
một ông vua rõ ràng, mà vua tập thể, vua ở trung ương, vua tại các địa phương.
Không phải tái lập được nền PK thịnh trị mà là PK thối nát. Theo mô tả của
Milovan Djilas thì CS đã lập nên một “Giai cấp mới” để thống trị xã hội còn tàn
bạo, thâm hiểm hơn bọn PK. Đúng như bài thơ của Trung tướng Trần Độ: Những
mong xóa ác ở trên đời/ Ta phó thân ta với đất trời/ Tưởng ác xóa rồi thay cực
thiện/ Ai hay cái ác cứ luân hồi. Cái ác mà Trần Độ nói đến là cái ác
do bọn thống trị gây ra, bắt dân phải chịu.
3-
Là tư bản man rợ nhưng được ngụy trang bằng định hướng XHCN
Chế
độ kinh tế tư bản đã bắt đầu bằng những thủ đoạn man rợ, hoang dã như làm giàu
trên sự bần cùng hóa công nông, hủy hoại tài nguyên và môi trường. Đó là thời kỳ
vào thế kỷ 18, được Mác khảo sát để viết nên Tuyên ngôn đảng cộng sản và Tư bản
luận, đồng thời tưởng tượng ra học thuyết CNCS. Tiếp theo chế độ tư bản có các
thời kỳ phát triển và đến bây giờ đã có những nước được ví là thiên đường nơi hạ
giới, như các nước Bắc Âu.
ĐCS
VN một thời gian dài đã rất nhầm lẫn khi đồng nhất tư bản với đế quốc xâm lược
và quyết tâm làm tên lính xung kích đào mồ chôn chúng nó. Từ năm 1986, VN cởi
trói nền kinh tế, để cho tư nhân phát triển, gọi là đổi mới, nhưng thực ra chỉ
là sửa sai để đi theo con đường kinh tế thị trường của tư bản. Mà còn đèo thêm
định hướng XHCN.
Nhiều
người thắc mắc ý nghĩa của khái niệm định hướng XHCN, nó có nội hàm và ngoại diện
như thế nào. Theo tôi, ý muốn của người đưa ra định hướng XHCN là phải đặt cả nền
kinh tế thị trường ấy nằm gọn dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Thế thì dưới sự lãnh đạo
ấy nền kinh tế VN phát triển như thế nào. Rõ ràng là nó đang theo sát những thủ
đoạn man rợ, hoang dã thời kỳ đầu của kinh tế tư bản, mà còn tệ hại hơn nhiều.
Đó là sự cấu kết của bọn người có quyền với bọn tài phiệt trong và ngoài nước
nhằm đục khoét, chiếm đoạt tài sản quốc gia, cướp ruộng đất và bóc lột nhân
dân, vay nợ nước ngoài để đút túi một phần và để lại cho dân phải trả. Không những
cấu kết với bọn tài phiệt mà còn bảo vệ chúng, tôn thờ chúng trong việc phá hoại
đất nước (trong nền kinh tế thị trường thực sự hầu như rất hiếm có sự cấu kết
này). Thế rồi lãnh đạo chính phủ đi cầu xin hết nước này, đến nước khác, để họ
công nhận cho có nền kinh tế thị trường, nghĩa là đã theo được tư bản. Lúc cầu
xin như thế thì cố tình cắt cái đuôi định hướng.
4-
Rập khuôn theo phát xít (PX) nhưng lại hô hào dân chủ
Sự
xâm lược của PX Đức vào Liên xô và sự thắng lợi của Hồng quân trong đại chiến 2
làm nhiều người nhầm, cho rằng CS và PX là đối nghịch nhau. Thực ra không phải
như vậy. Jeliu Jeliev, một trí thức Bungari, năm 1967 đã viết quyển sách “Chế độ
phát xít” (năm 1990 Jeliu Jeliev được bầu làm Tổng thống của Bungari).
Đọc
xong quyển Chế độ phát xít (Hitler- Đức và Mutxôlini- Ý) mới thấy tổ chức xã hội
và sự thống trị của ĐCS VN gần như sao chép từ chế độ đó. Về nhà nước, đó là việc
đặt đảng bao trùm lên toàn bộ chính quyền và xã hội, tạo ra một chính quyền nữa
cao hơn, là việc bầu cử hài hước để tạo ra quốc hội bù nhìn, là tổ chức công
an, mật vụ để do thám tổng thể và đàn áp, là các tòa án bị đảng thao túng, viện
kiểm sát phải phục tùng cảnh sát, là việc dùng thủ đoạn dối trá và bạo lực
trong cai trị, là việc bóp nghẹt tự do dân chủ, lập các trại cải huấn v.v… Về
nhân dân, đó là cách khống chế mọi tầng lớp xã hội trong các đoàn thể quần
chúng, biến nhân dân thành quần thể không tính cách, mọi thứ phải phục tùng đảng,
là mâu thuẫn giữa đảng và tầng lớp trí thức chân chính, là sự tan rã của tầng lớp
tinh hoa, là sùng bái cá nhân lãnh tụ v.v…
Xét
về mặt thống trị thì CS và PX giống như hai anh em sinh đôi, được bú từ một nguồn
sữa. Thế nhưng cứ nghe những lời tuyên truyền thì chế độ CSVN “dân chủ đến thế
là cùng”, là dân chủ gấp hàng ngàn, hàng vạn lần các nước tư bản. Không biết họ
nói thế và có tin vào điều đó không vì không thấy họ ngượng mồm một chút nào cả.
Cũng không biết họ định đánh lừa ai. Hay là họ đã quen cho rằng dân chúng chỉ
là một lũ người bảo sao nghe vậy. Mà khổ thay, vẫn có người tin và phụ họa lời
họ nói.
CSVN
và PX giống nhau nhiều điểm về thống trị, về đàn áp, nhưng có vài điểm CS không
học được PX, đó là sự minh bạch và vững mạnh của chính quyền, là sự phát triển
kinh tế hùng hậu. Cũng chưa nghe nói đến đảng PX phải ra nghị quyết làm trong sạch
và chỉnh đốn.
5-
Đại bi kịch
Tóm
lại xã hội VN hiện nay là sự trộn lẫn các phần của CNXH, PK, tư bản, PX. Mà thảm
thương thay lại chủ yếu là trộn lẫn những phần xấu xa nhất, tệ hại nhất của từng
chế độ để tạo nên một đại bi kịch cho xã hội (Về hiện tượng, nhiều người thấy
rõ, xin không kể ra dài dòng). Sẽ có người hỏi, nói như vậy có bôi đen quá mức
không. Sao không nhìn vào những sân bay, những con đường, những chiếc cầu, những
tòa nhà cao tầng được xây dựng ở khắp nới, sao không nhìn vào xuất khẩu tôm cá,
lúa gạo, hoa quả, dầu thô, quần áo, giày dép, sao không nhìn vào vị thế ngoại
giao với nhiều nước và Liên hiệp quốc, sao không biết sự tăng trưởng GDP mỗi
năm đều trên 6%, sao không so sánh đời sống của dân chúng bây giờ với trước
1945 và thời kỳ 1980 v.v… Xin thưa, có nhìn thấy chứ. Nếu không có những thứ đó
thì đảng tiêu vong rồi, dân tộc lụn bại lâu rồi chứ đâu còn như bây giờ để thảo
luận. Có so sánh chứ. So sánh theo phương dọc, nghĩa là so sánh ta với ta qua
thời gian, và so sánh theo phương ngang, là so sánh ta với người khác trong
cùng thời gian và hoàn cảnh. Khi so sánh theo phương ngang mới thấy chúng ta
thua kém người ta quá chừng.
Có
lý thuyết cho rằng kinh tế của xã hội phát triển hơn kém nhau ở năng suất lao động
và năng suất đó của VN đứng vào hạng thấp của khu vực và thế giới. Người ta kêu
gọi tăng năng suất nhưng không biết tăng bằng cách nào. Tuy vậy năng suất lao động
cũng chỉ là một chỉ tiêu của kinh tế. Quan trọng hơn là chỉ tiêu hiệu quả . Có
thể hiểu sơ lược: Hiệu quả P = [ (T – C) / C] 100%. Trong đó T là phần thu được,
C là phần chi phí bỏ ra. Trong phần lớn báo cáo của mọi cấp mọi ngành, người ta
chủ yếu nêu ra T mà ít quan tâm đến C và P. Nếu tính được P cho nền kinh tế VN
trong mấy chục năm qua thì thấy đó là một số âm có trị tuyệt đối khá lớn. Hiệu
quả âm có nghĩa là kết quả càng lớn, làm càng nhiều thì thua lỗ càng nặng. Thể
hiện rõ nhất của việc này là vay nợ nước ngoài càng ngày càng tăng và trước mắt
chưa có cách gì trả được. Hàng năm phải vay thêm chỉ để trả phần tiền lãi.
Kinh
doanh, khởi nghiệp, các dự án phần lớn không lành mạnh. Đa số doanh nhân làm
giàu không phải bằng trí tuệ, sáng tạo mà bằng quan hệ đen tối, bất chính với
thế lực có quyền (chia chác, hối lộ). Những doanh nghiệp làm ăn chân chính,
không chịu chấp nhận liên minh ma quỷ với thế lực có quyền thường bị đe dọa, bị
phá phách, bị triệt hạ. Vụ bà Ba Sương với nông trường Sông Hậu, vụ kiện ra Tòa
án quốc tế của ông Trịnh Vĩnh Bình, quốc tịch Hà Lan, đòi Chính phủ VN bồi thường
1 tỷ USD là các dẫn chứng sinh động. Làm kinh tế như vậy chủ yếu là trò trộm cướp,
lừa đảo, chứ không phải phát triển đúng hướng.
Mà
phát triển xã hội đâu phải chỉ có kinh tế. Còn có thứ cần hơn là văn hóa, là đạo
đức. Phát triển kinh tế với hiệu quả âm, lại phá nát tài nguyên và môi trường,
hủy hoại văn hóa và đạo đức thì cái giá của nó là quá đắt. Trước năm 1986, vì
phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế theo định hướng
XHCN mà đất nước lâm vào cảnh đói kém, kiệt quệ. Tình trạng đó làm rối trí và mờ
mắt nhiều người nên từ năm 1986, để sửa sai người ta lại đổ xô vào phát triển
kinh tế bất chấp mọi tai họa về môi trường và đạo đức mà nó mang lại.
Để
phát triển xã hội, ngoài kinh tế, văn hóa, đạo đức, còn cần đến tự do, dân chủ,
nhân quyền, tôn giáo, một cuộc sống yên bình, một xã hội tin yêu, thân thiện,
chứ đâu có phải chỉ kinh tế. Mà về kinh tế, con số tăng trưởng GDP hàng năm
cũng rất đáng ngờ. Tăng như thế mà sao năm nào ngân sách cũng thâm hụt, mà nợ nần
vẫn chồng chất, hay là phần lớn ngân sách tăng được lọt vào túi cá nhân.
Khi
nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội
ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm
bẩn v.v…, những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục
xuống cấp v.v… Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài. Tôi cho rằng tội ác lớn nhất
nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát
truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành
phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân
tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những
cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước. Công nhận rằng sự phá nát, sự hủy hoại
này không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó,
nhưng nó là kết quả tất yếu của dấu tranh giai cấp, của vô sản
chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những
kết quả tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ
ràng thì cố tình che giấu hoặc ngụy biện để bao che.
Trong
lúc nội chính còn bị rối như tơ vò thì thảm họa từ Trung cộng lại chụp xuống. Sự
bành trướng với ý đồ «Bình thiên hạ» của Đại Hán đã hủy diệt dần dần các dân tộc
Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Các dân tộc này đã có thời kỳ huy hoàng trong lịch sử,
nhưng rồi vì chung ý thức hệ CS mà bị người Hán nô dịch. Đại Hán không ngừng âm
mưu thôn tính và hủy diệt dân tộc Việt. Theo dự đoán của cố Bộ trưởng ngoại
giao Nguyễn Cơ Thạch thì sau hội nghị Thành Đô VN có thể mắc vào thời kỳ bắc
thuộc lần thứ 2. Thế mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cam tâm thần phục Đại Hán. Đó
cũng là một trong những đại bi kịch.
Vạch
ra như thế để rồi tìm con đường khắc phục. Việc đó như thế nào đã có nhiều người
bàn tới. Riêng với tôi, trước đây cũng đã có vài lần bàn đến. Lần này bài viết
đã khá dài, xin hẹn vào dịp khác.
No comments:
Post a Comment